Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ, xét xử nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội Đào Thịnh Cường trình bày báo cáo tại Kỳ họp.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội Đào Thịnh Cường trình bày báo cáo tại Kỳ họp.
(PLVN) - Ngày 5/7, tại Kỳ họp thứ 7, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội Đào Sỹ Hùng cho biết, trong 6 tháng cuối năm, TAND TP Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Phối hợp giải quyết tốt những vụ án lớn, vụ việc phức tạp

Báo cáo tại kỳ họp, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội Đào Thịnh Cường cho biết, 6 tháng đầu năm 2022, tình hình an ninh chính trị trên địa bàn TP cơ bản ổn định. VKSND TP tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp và chính quyền địa phương giữ vững an ninh trật tự.

Về tình hình tội phạm, cơ quan điều tra (CQĐT) đã khởi tố mới 4.197 vụ, VKSND TP đã phê chuẩn quyết định khởi tố 6.280 bị can, giảm 767 vụ (15,4%), 567 bị can (8,3%) so với cùng kỳ năm 2021. Riêng tội phạm về ma tuý, VKSND TP đã ra quyết định khởi tố 1.529 vụ/2.035 bị can (giảm 314 vụ/223 bị can so với cùng kỳ), chủ yếu về các tội tàng trữ trái phép, mua bán trái phép, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

Theo Viện trưởng VKSND TP Hà Nội, tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn mặc dù giảm về số vụ nhưng vẫn diễn biến hết sức phức tạp, tính chất và mức độ ngày càng nguy hiểm, thủ đoạn che giấu tinh vi như lợi dụng các công ty chuyển phát nhanh để đặt ma túy trên internet gửi từ nước ngoài về Việt Nam tiêu thụ; sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để chống trả lực lượng chức năng khi bị phát hiện...

Đáng chú ý, Viện trưởng VKSND TP Hà Nội Đào Thịnh Cường cho biết, dù giảm so với cùng kỳ năm 2021 nhưng tình hình tội phạm 6 tháng đầu năm 2022 tiềm ẩn gia tăng ở nhóm tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực từ đời sống xã hội và kinh tế cũng là một nguyên nhân dẫn đến các tội phạm liên quan đến trị an, sở hữu, tranh chấp dân sự, hành chính, kinh doanh thương mại diễn biến đa dạng, phức tạp.

Đáng lưu ý, số vụ án hình sự khởi tố mới ở các quận, huyện có tốc độ đô thị hóa nhanh tăng đột biến như huyện Gia Lâm, Sóc Sơn, Hà Đông, Đông Anh.

Vẫn theo Viện trưởng Đào Thịnh Cường, 6 tháng đầu năm 2022, VKSND TP Hà Nội cũng đã thụ lý thực hành quyền công tố, kiểm sát việc thụ lý, giải quyết đối với 13.132 tố giác, tin báo về tội phạm (mới 10.420 tin, giảm 128 tin (1,2%) so với cùng kỳ năm 2021).

VKSND hai cấp đã kiểm sát chặt chẽ, phối họp với CQĐT đảm bảo việc phân loại, xử lý có căn cứ, đúng pháp luật đối với 4.917 người, tỷ lệ bắt giữ chuyển khởi tố hình sự đạt 100% (tăng 0,02% so với cùng kỳ).

Viện trưởng VKSND TP Hà Nội nhấn mạnh, để thực hiện tốt các mục tiêu và nhiệm vụ của Ngành kiểm sát 6 tháng đầu năm, VKS hai cấp TP đã nghiêm túc, chủ động triển khai các yêu cầu công tác của Ngành, của địa phương.

Kết quả, một số chỉ tiêu đã đạt và vượt các chỉ tiêu công tác của Ngành và Quốc hội giao, như tỷ lệ bắt giữ, chuyển khởi tố hình sự, tỷ lệ xác định án hình sự trọng điểm, tỷ lệ án trả hồ sơ điều tra bổ sung, tỷ lệ giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, tỷ lệ kháng nghị phúc thẩm…

6 tháng cuối năm 2022, Viện trưởng Đào Thịnh Cường cho hay, VKSND hai cấp TP Hà Nội sẽ tăng cường triển khai thực hiện, phấn đấu hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu của Quốc hội, của Ngành KSND; phối hợp chặt chẽ với Tòa án hai cấp TP trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tổ chức các phiên tòa trực tuyến...

Bên cạnh đó, VKSND TP Hà Nội cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tư pháp giải quyết tốt những vụ án lớn, vụ việc phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm; phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương, đặc biệt là những vụ án do Ban chỉ đạo Trung ương, Ban chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội về phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo.

8 nhiệm vụ trọng tâm của TAND hai cấp TP Hà Nội

Cũng tại Kỳ họp thứ 7, Phó Chánh án TAND TP Hà Nội Đào Sỹ Hùng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, TAND hai cấp TP Hà Nội đã thụ lý 23.163 vụ việc các loại; giải quyết 14.404 vụ việc, đạt tỷ lệ 62,18%. So với cùng kỳ năm 2021, số thụ lý tăng 40 vụ việc (tăng 0,17%), số giải quyết giảm 52 vụ việc (giảm 0,36%).

Cụ thể, về án hình sự, TAND hai cấp TP Hà Nội đã thụ lý 4.871 vụ/9.643 bị cáo (tăng 361 vụ/1.529 bị cáo so với cùng kỳ năm 2021); giải quyết 3.947 vụ/7.253 bị cáo (tăng 353 vụ/1.113 bị cáo so với cùng kỳ năm 2021), đạt tỷ lệ giải quyết 81,03%.

Trong đó, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh, với nhiều vụ án hình sự trọng điểm, nhạy cảm, phức tạp, được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng đã được TAND TP Hà Nội khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương.

Phó Chánh án TAND TP Hà Nội Đào Sỹ Hùng nhấn mạnh, trong 6 tháng đầu năm 2022, TAND hai cấp TP Hà Nội thụ lý 39 vụ/112 bị cáo bị truy tố về tội phạm tham nhũng (trong đó thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 31 vụ/94 bị cáo, thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 08 vụ/18 bị cáo); giải quyết 25 vụ/68 bị cáo (trong đó giải quyết theo thủ tục sơ thẩm 19 vụ/58 bị cáo, giải quyết theo thủ tục phúc thẩm 06 vụ/10 bị cáo).

Đối với tội phạm về ma túy, TAND hai cấp TP Hà Nội đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp để tăng cường giải quyết các vụ án ma túy, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh, phòng chống tội phạm trên địa bàn Thủ đô. Trong 6 tháng đầu năm 2022, TAND hai cấp TP Hà Nội thụ lý 1.719 vụ/2.398 bị cáo bị truy tố các tội về ma túy; giải quyết 1.520 vụ /2.069 bị cáo.

Đặc biệt, đối với tội phạm liên quan băng nhóm tín dụng đen, cho vay lãi nặng, trong 6 tháng đầu năm 2022, TAND hai cấp TP Hà Nội thụ lý 19 vụ 76 bị cáo bị truy tố các tội liên quan đến tín dụng đen; giải quyết 11 vụ/59 bị cáo. Phần lớn các bị cáo đều bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn, đảm bảo hiệu quả răn đe, phòng ngừa chung...

Trong 6 tháng cuối năm 2022, TAND TP Hà Nội cho biết sẽ tập trung triển khai 8 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, đẩy nhanh tiến độ và nâng cao hơn nữa chất lượng xét xử, đảm bảo nghiêm minh, đúng pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Đẩy nhanh tiến độ, đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm...

Cùng với đó, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đột phá “Nâng cao chất lượng giải quyết các loại án, khắc phục hiệu quả việc chậm xử lý đơn khởi kiện, án quá thời hạn xét xử, án tạm đình chỉ không có căn cứ pháp luật”; tăng cường hòa giải, đối thoại trước khi Tòa án thụ lý hồ sơ vụ việc...

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Sắp xếp tổ chức bộ máy phải chống lợi ích cá nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan đề cao trách nhiệm, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, trước hết. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.