Hà Nội đẩy mạnh hợp tác để làng nghề phát triển

Du khách trải nghiệm ứng dụng du lịch thông minh tại Trung tâm Thông tin du lịch làng nghề Bát Tràng (Hà Nội). Ảnh: VGP
Du khách trải nghiệm ứng dụng du lịch thông minh tại Trung tâm Thông tin du lịch làng nghề Bát Tràng (Hà Nội). Ảnh: VGP
(PLVN) - Cùng với việc bảo tồn và phát triển làng nghề trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc đẩy mạnh hợp tác liên kết giữa Hà Nội với các địa phương là yêu cầu cấp thiết để làng nghề Hà Nội phát triển bền vững.

Kinh tế làng nghề tăng trưởng về mọi mặt

Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề lớn nhất trong cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề. Đặc biệt, các làng nghề Hà Nội hội tụ tới 47 nghề trong tổng số 52 nghề truyền thống của cả nước.

Mỗi làng nghề Hà Nội đều mang một bản sắc riêng với sự kết tinh sáng tạo của những bàn tay người thợ và tình yêu nghề, tạo ra những sản phẩm độc đáo, tinh xảo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người thợ thủ công mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, từ đó nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Thống kê cho thấy, tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm.

Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm.

Trong đó, có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10-20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20-50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương.

Sự phát triển của các làng nghề cũng giúp cải thiện thu nhập cho người lao động, hiện đạt bình quân 5-6 triệu đồng/người/tháng. Mức thu nhập này nhìn chung còn thấp và không đồng đều nhưng vẫn cao hơn so với lao động thuần nông.

Đáng chú ý, lao động làng nghề tại một số quận, huyện đạt từ 60 triệu đồng/người/năm như Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Hoài Đức, Bắc Từ Liêm, Thạch Thất…

Hợp tác để vượt qua khó khăn, thách thức

Tuy nhiên, trong phát biểu tại Hội nghị Hợp tác phát triển sản phẩm làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức mới đây, ông Tôn Gia Hóa, Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cho biết, các làng nghề Hà Nội vẫn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức, như vật tư đầu vào còn phụ thuộc nhập khẩu, vùng nguyên liệu chưa tập trung, quy mô sản xuất còn nhỏ và manh mún.

Bên cạnh đó, quy mô sản xuất làng nghề của Hà Nội còn nhỏ và manh mún; công nghệ lạc hậu; thị trường tiêu thụ thiếu ổn định và chưa đa dạng trong lúc yêu cầu về chất lượng sản phẩm ngày càng cao với các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe…

Nói về khó khăn về khâu nguyên liệu, ông Phạm Khắc Hà - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, cho biết, Vạn Phúc không còn gia đình nào trồng dâu nuôi tằm. Do đó, nguyên liệu để sản xuất phải nhập từ rất nhiều nơi như Lâm Đồng, Hà Nam và nước ngoài.

Do chưa xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững cho làng nghề nên nhiều lúc phải nhập nguyên liệu giá cao và không ổn định. Đây cũng là khó khăn chung đối với ngành nghề khác ở Hà Nội.

Trong bối cảnh như vậy, ông Tôn Gia Hóa cho rằng, để sản phẩm làng nghề phát triển bền vững, cần tập trung giải quyết một số vấn đề căn bản như xât dựng thương hiệu; quy hoạch và phát triển nguồn nguyên liệu; phát triển sản xuất sạch, ứng dụng công nghệ cao; hỗ trợ về vốn, đa dạng hóa nguồn lực đầu tư; thúc đẩy phát triển thương mại điện tử…

Đặc biệt, theo Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam, cần có sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương để phát triển sản phẩm giữa các làng nghề để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Thông qua việc hợp tác như vậy, những vùng nguyên liệu tập trung sẽ được xây dựng ở những vùng có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp. Chuỗi giá trị của các sản phẩm làng nghề được phân bổ đồng đều và công bằng giữa các làng nghề có điều kiện tự nhiên, dân số và kinh tế khác nhau.

Đẩy mạnh du lịch làng nghề

Việc hình thành chuỗi du lịch làng nghề cũng là một gợi ý. “Đây là con đường tốt nhất để khắc phục những yếu điểm hiện tại của sản xuất làng nghề. Du lịch làng nghề sẽ là cầu nối gắn kết giữa cơ sở sản xuất và tiêu thụ, thông qua các hoạt động hợp tác góp phần bảo tồn và phát triển các làng nghề một cách bền vững”, ông Hóa gợi mở.

Ông Nguyễn Hữu Thức, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần gốm Chu Đậu cũng cho rằng, để thúc đẩy sự hợp tác và phát triển làng nghề Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, cần tăng cường liên kết các tours du lịch với các làng nghề, tổ chức các chương trình trải nghiệm cho du khách đến tham quan. Tích cực quảng bá hình ảnh, nét văn hóa của làng các nghề truyền thống đối với bạn bè trong nước và quốc tế....

Chia sẻ về kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề, ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông, cho biết, để phát triển du lịch bền vững, quảng bá sản phẩm, phường Vạn Phúc đã xây dựng các tuyến phố Lụa kết hợp với các ngành nghề phụ trợ để phục vụ khách du lịch nhưKhu phố ẩm thực, phố sinh vật cảnh, trung tâm giao lưu văn hóa đồ cổ, phát triển loại hình lưu trú, mua sắm.

Ngoài việc phát triển các sản phẩm, làng nghề cũng đã đẩy mạnh việc tạo cảnh quan du lịch hấp dẫn, việc làm này đã mang đến không gian xanh, thoáng mát, thân thiện môi trường cho làng Vạn Phúc.

Các hộ dân mở cửa hàng trên tuyến phố Lụa phải đăng ký gian hàng đạt chuẩn với Sở Du lịch thành phố về giá cả và nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, bảo đảm chất lượng về hàng hóa cho người sử dụng.

Ngoài ra, người dân Vạn Phúc luôn ý thức và tự giác trong giữ gìn và tạo cảnh quan trên các tuyến phố, công tác bảo vệ môi trường được chú trọng để tạo không gian du lịch xanh, sạch, đẹp thân thiện cho du khách.

Nhằm phát huy thế mạnh vốn có của làng nghề, địa phương đã tuyên truyền cho các hộ hoạt động kinh doanh, sản xuất lụa về cách ứng xử văn minh, lịch sự, không chèo kéo, ảnh hưởng đến hình ảnh của làng nghề và thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng văn minh, lịch thiệp.

Ông Nguyễn Vi Khải - Phó Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cũng cho rằng, hợp tác phát triển sản phẩm trong tiềm năng của Hà Nội và các tỉnh phía Bắc không chỉ là giải pháp tình huống mà còn là chiến lược lâu dài.

Để thúc đẩy phát triển du lịch nông nghiệp, TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 73/2022/KH-UBND về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn TP giai đoạn 2022 - 2025. Theo đó, TP Hà Nội đề ra mục tiêu đến năm 2025, mỗi huyện, thị xã có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch nông nghiệp triển khai ít nhất từ 1 đến 3 sản phẩm "Dịch vụ du lịch cộng đồng và điểm du lịch"; phấn đấu có ít nhất 50% số sản phẩm này được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công nhận OCOP đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên.

Đọc thêm

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần

Miếu Tổ sư - Di tích cấp tỉnh có nguy cơ bị tháo dỡ một phần
(PLVN) - Được xây dựng cách đây hơn 340 năm như một minh chứng về sự hình thành, phát triển của những ngành nghề thủ công gắn liền với địa phương, tuy nhiên ngôi Miếu Tổ sư (chùa Bà Thiên hậu Bửu Long hay Thiên Hậu cổ miếu) đang đứng trước nguy cơ bị tháo dỡ một phần để phục vụ dự án kè ven sông Đồng Nai.

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng

HĐND tỉnh Bạc Liêu thông qua 24 Nghị quyết quan trọng
(PLVN) - Sau gần 2 ngày làm việc với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, ngày 10/12, Kỳ họp thứ 21 - HĐND tỉnh Bạc Liêu khóa XI (Kỳ họp thường lệ cuối năm) hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra với nhiều nội dung quan trọng và tiến hành bế mạc.

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết

HĐND tỉnh Bình Dương thông qua 31 Nghị quyết
(PLVN) - Kỳ họp lần thứ 19 - HĐND tỉnh Bình Dương khóa X (diễn ra ngày 9-10/12) đã thông qua 31 Nghị quyết quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý để các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Bình Định xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng về kinh tế - xã hội

Quang cảnh kỳ họp.
(PLVN) - Sáng 10/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc kỳ họp thứ 20 (kỳ họp thường lệ cuối năm 2024) để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2024, đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025; đồng thời, xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng khác theo thẩm quyền.

Ông Phạm Đức Ấn giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh

Ông Nguyễn Quang Dương - Phó Ban Tổ chức Trung ương trao Quyết định cho ông Phạm Đức Ấn.
(PLVN) - Theo Quyết định của Ban Bí thư, ông Phạm Đức Ấn - Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, được điều động, chỉ định tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, nhiệm kỳ 2020-2025.

TP Hồ Chí Minh: Một số cơ chế, chính sách đặc thù đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao

Các đại biểu biểu quyết thông qua chương trình kỳ họp. (Ảnh: Việt Dũng)
(PLVN) - Hôm qua (9/12), HĐND TP HCM khai mạc Kỳ họp 20 khóa X. Theo báo cáo kết quả thực hiện chủ đề công tác năm 2024: “Quyết tâm thực hiện hiệu quả chuyển đổi số và Nghị quyết 98/2023/QH15”, một số cơ chế, chính sách đặc thù với TP đã đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Cao nguyên Mộc Châu giảm nghèo bền vững từ nguồn vốn chính sách

Cán bộ tín dụng NHCSXH Mộc Châu thăm hộ gia đình đồng bào DTTS sử dụng vốn chính sách để giảm nghèo, ổn định đời sống. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Huyện Mộc Châu (Sơn La) có 88% diện tích là núi đồi bát úp hẹp và dốc, hơn nữa, nơi đây có nhiều xã bản nằm trong vùng đặc biệt khó khăn với tỷ lệ hộ nghèo, nhất là tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số khá cao, làm cho công cuộc giảm nghèo đã khó càng thêm khó. Nhưng cũng chính những khó khăn đó là minh chứng rõ ràng về sự kiên trì, nỗ lực vượt khó của những người làm tín dụng chính sách suốt 22 năm qua ở Mộc Châu.

Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành

 Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành
(PLVN) - Ngày 9/12, Huyện ủy Châu Thành (tỉnh Kiên Giang) tổ chức công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, chuẩn y nhân sự giữ chức Phó Bí thư Huyện ủy Châu Thành.

Thu ngân sách của tỉnh Hải Dương cao nhất từ trước tới nay

Ngày 9/12, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII khai mạc Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp thường lệ cuối năm)
(PLVN) - Ngày 9/12, HĐND tỉnh Hải Dương khoá XVII khai mạc Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp thường lệ cuối năm). Theo báo cáo tại kỳ họp, trong năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương đã đạt được nhiều thành quả nổi bật. Ngoài việc tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, năm vừa qua địa phương cũng vượt dự toán thu ngân sách nhà nước, đạt cao nhất từ trước đến nay.