Hà Nội đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là yêu cầu được Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh khi chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, cho ý kiến về Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; chủ trương, nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và một số nội dung quan trọng khác. Cuộc họp diễn ra sáng nay, 18/11.

Dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra

Tại hội nghị, Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã nghe đại diện Ban Cán sự đảng UBND TP trình bày dự thảo các báo cáo, kế hoạch, tờ trình, đề án, bao gồm Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; Kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm, giai đoạn 2023-2025.

Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện ngân sách năm 2022, dự toán ngân sách địa phương và phân bổ ngân sách cấp TP năm 2023; Báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 của TP; Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2022; Kế hoạch đầu tư công năm 2023 của TP; Cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của TP Hà Nội.

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng nghe báo cáo Quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách, định mức phân bổ ngân sách TP giai đoạn 2023-2025; Đề án quản lý, sử dụng tài sản công TP Hà Nội.

Đây là các nội dung sẽ được trình xin ý kiến tại Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Đảng bộ TP dự kiến diễn ra trong tuần tới; là căn cứ quan trọng để HĐND TP xem xét, thông qua làm nghị quyết triển khai thực hiện năm 2023 và các năm tiếp theo.

Theo Ban Cán sự đảng UBND TP Hà Nội, năm 2022, dưới sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự nỗ lực, cố gắng của doanh nghiệp và toàn thể nhân dân Thủ đô, kinh tế - xã hội TP đã phục hồi tích cực và đạt những kết quả quan trọng, khá toàn diện.

TP dự kiến hoàn thành 22/22 chỉ tiêu kế hoạch đề ra, trong đó, có 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Trong đó, kinh tế phục hồi tăng trưởng khoảng 8,8% - đạt cao nhất trong nhiều năm trở lại đây và vượt kế hoạch đề ra. Thu ngân sách đạt cao, dự kiến tăng 6,8% so với dự toán.

Huy động sức mạnh tổng hợp, thúc đẩy quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ quan trọng

Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội kết luận hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, tiền đề quan trọng để Thủ đô đạt được những kết quả tích cực như trên là TP đã chủ động thực hiện, cụ thể hóa sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, nổi bật là thực hiện nhuần nhuyễn nhiệm vụ thích ứng an toàn, thiết lập trạng thái bình thường mới, mở cửa hoàn toàn để phục hồi phát triển kinh tế từ giữa tháng 3/2022.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, quản lý, điều hành của chính quyền sâu sát, phù hợp với thực tiễn, tạo sự thống nhất, đồng bộ từ TP xuống cơ sở, từ trong Đảng, chính quyền tới cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bí thư Hà Nội nhấn mạnh, kết quả mà TP đạt được năm 2022 không chỉ về phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, mà còn hoàn thành những nhiệm vụ có ý nghĩa rất quan trọng, xây dựng cơ sở định hướng chiến lược, lâu dài cho Thủ đô phát triển như Báo cáo, đề xuất và được Bộ Chính trị nhất trí ban hành Nghị quyết số 15-NQ/TƯ ngày 5/5/2022 về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, xây dựng Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); triển khai Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội; ban hành nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa; quyết định đầu tư mạnh vào 3 lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền...

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp.

Lưu ý bối cảnh, tình hình và dự báo những khó khăn, thách thức to lớn đặt ra đối với TP trong năm 2023, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo Ban Cán sự Đảng UBND TP hoàn thiện phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm tới theo hướng tiếp tục thực hiện chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển” nhằm tăng cường, siết chặt kỷ cương hành chính, huy động sức mạnh tổng hợp nhằm thúc đẩy quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, các dự án trọng tâm, trọng điểm; những vấn đề còn tồn tại, những nhu cầu bức thiết mà đời sống nhân dân đang đặt ra như cung cấp nước sạch sinh hoạt, xử lý rác thải, nước thải...

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ, nhiệm vụ trọng tâm, bao phủ trong năm 2023 là phải tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh; đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm tạo thuận lợi thực sự cho doanh nghiệp.

Lưu ý vừa qua, TP đã đi sâu cải cách thủ tục hành chính ở Văn phòng UBND TP, Bí thư Hà Nội cho rằng, tới đây, phải tập trung, đi sâu tháo gỡ về thủ tục hành chính ở các sở, ngành như Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch và Kiến trúc; có biện pháp công khai, minh bạch để người dân, doanh nghiệp giám sát.

“Vừa qua, TP đã đẩy mạnh phân cấp, nhưng cũng mới chỉ là bước đầu và tới đây còn phải làm mạnh hơn nữa. Tôi đề nghị trước hết phân cấp, ủy quyền phải thực chất. Các cơ quan thực hiện phải quy trình hoá, cụ thể, rõ trách nhiệm để tránh đùn đẩy, né tránh; phải gắn với siết chặt kỷ cương hành chính, kỷ luật ngân sách”, ông Đinh Tiến Dũng nêu rõ.

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng cũng lưu ý, để tăng cường kỷ cương, kỷ luật, bên cạnh động viên kịp thời những tấm gương điển hình tiêu biểu, phải nghiêm khắc xử lý những trường hợp yếu kém, trì trệ.

Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban Tổ chức Thành ủy phối hợp với Ủy ban Kiểm tra Thành ủy có kế hoạch, giải pháp đánh giá cán bộ để thực hiện điều này.

Điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng Thủ đô phải bảo đảm tính khả thi, lâu dài

Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội cũng đã cho ý kiến về chủ trương, nhiệm vụ điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Sau khi nghe báo cáo của Ban Cán sự đảng UBND TP và các ý kiến thảo luận, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy kết luận nội dung này, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng lưu ý một số vấn đề quan trọng.

Trước hết, đặc trưng, đặc thù của Thủ đô Hà Nội đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Trung ương thường xuyên lưu ý ; đã được nêu đậm nét trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đó là xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến, văn minh, hiện đại. Theo ông Đinh Tiến Dũng, nội dung này cần được làm rõ nét, nổi bật từ quan điểm, mục tiêu, phương hướng và từng nội dung bên trong của Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, từ đó triển khai cụ thể.

Cùng với đó, phải tính toán khoa học, chính xác về dân số cơ học của TP hiện nay, dự báo khả năng gia tăng trong tương lai, cũng như xác định phương án sức tải tối đa về dân số của hệ thống hạ tầng đô thị của Thủ đô để có phương án quy hoạch tương xứng, phù hợp đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ phát triển bền vững, lâu dài của Thủ đô. Đồng thời, khắc phục những bất cập về quá tải hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội hiện nay…

Bí thư Thành ủy Hà Nội nhấn mạnh, Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 có ý nghĩa rất quan trọng, việc điều chỉnh càng phải cẩn trọng, kỹ lưỡng để bảo đảm tính khả thi, lâu dài cho Thủ đô phát triển theo mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ TP đã đề ra.

Đọc thêm

Công bố Gò Công là thành phố thứ 2 của tỉnh Tiền Giang

Thừa ủy quyền Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bí thư Tỉnh ủy Tiền Giang trao Nghị quyết thành lập TP Gò Công cho lãnh đạo TP Gò Công
(PLVN) - Sáng 26/4, Tỉnh ủy, HĐND, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tiền Giang tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành lập thành phố (TP) Gò Công. Đây là thành phố thứ 2 thuộc tỉnh Tiền Giang.

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai

Truy điệu và cải táng hài cốt liệt sĩ tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai
(PLVN) - Sáng 26/4, tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Gia Lai, Sở Lao động TB&XH tỉnh Gia Lai phối hợp với Cục Chính trị Quân đoàn 3 long trọng tổ chức Lễ truy điệu và an táng hài cốt liệt sĩ tại Lô 10, hàng 11, mộ số 01. Đây là hài cốt liệt sĩ chưa xác định được danh tính, đã anh dũng hi sinh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Bình Định: Tổ chức phiên họp giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp

Quang cảnh phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay
(PLVN) - Ngày 25/4, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ chức phiên họp thứ 9 về giải trình, chất vấn việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh trên lĩnh vực nông nghiệp từ năm 2021 đến nay. Phiên họp có sự tham dự và chủ trì của ông Hồ Quốc Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định và ông Đoàn Văn Phi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bình Định.

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm

Lâm Đồng sẽ đề bạt cán bộ dám nghĩ, dám làm
(PLVN) - Quá trình triển khai Chỉ thị về phát huy tinh thần trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung, Quyền Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng Nguyễn Thái Học yêu cầu “thưởng - phạt” phải công bằng. Cán bộ, đảng viên có thành tích thì khen thưởng, đề bạt bổ nhiệm, còn người vi phạm tuỳ vào tính chất mà xử lý.

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa

Chưa xác định cơ quan lập quy hoạch dự án Sân bay Biên Hòa
(PLVN) - Ông Võ Tấn Đức , Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đề nghị các đơn vị trình duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Sân bay Biên Hòa, đồng thời làm việc với đơn vị liên quan để tiếp nhận hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch trình tỉnh gửi Cục Hàng không theo quy định.

Thừa Thiên Huế: Thường xuyên, quyết liệt, không có ngoại lệ trong xử lý xe quá khổ, quá tải

Lực lượng CSGT Công an tỉnh Thừa Thiên Huế quyết liệt xử lý xe quá khổ, quá tải.
(PLVN) - Đang là “mùa xây dựng”, nhiều công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được triển khai khiến nhu cầu vận chuyển nguồn vật liệu xây dựng tăng cao, dẫn đến nguy cơ xe vi phạm quá khổ, quá tải có thể xảy ra. Nhận thức rõ nguy cơ đó, Lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tập trung tuần tra, xử lý nghiêm mọi vi phạm với tinh thần “kiểm tra thường xuyên, xử lý quyết liệt, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.