Hà Nội đã ghi nhận hơn 9.000 ca mắc sốt xuất huyết

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Vũ Cao Cương kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội
Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội - Vũ Cao Cương kiểm tra công tác phòng chống sốt xuất huyết trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Ảnh: Sở Y tế Hà Nội
(PLVN) - Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính đến hết ngày 12/9/2023 toàn thành phố ghi nhận 9.780 ca mắc tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 528/579 xã, phường, thị trấn.

Trên địa bàn đã ghi nhận 3 trường hợp tử vong tại Hà Đông, Hoàn Kiếm và Quốc Oai. Toàn thành phố ghi nhận 599 ổ dịch, trong đó 399/599 (chiếm 67%) ổ dịch đã được khống chế, còn 200 ổ dịch đang hoạt động.

Trong công tác giám sát dịch bệnh sốt xuất huyết, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội đã phối hợp cùng với TTYT các quận, huyện, thị xã tổ chức giám sát ca bệnh, giám sát ổ dịch và giám sát tình hình muỗi truyền bệnh để đánh giá nguy cơ và cảnh báo dịch.

Theo đó, trong 8 tháng đầu năm đã thực hiện giám sát chủ động tại 69 bệnh viện trong và ngoài công lập (hơn 4.800 lượt giám sát, trung bình 2 lượt/tuần/cơ sở). Kết quả đã phát hiện 8.362 ca bệnh Sốt xuất huyết và 3.420 ca bệnh các loại khác (Tay chân miệng, liên cầu lợn, Thủy đậu…).

Tổ chức lấy 20 mẫu xét nghiệm PCR xác định týp virus lưu hành, kết quả 16/20 mẫu dương tính. Trong đó có 12 mẫu dương tính DEN 1 và 4 mẫu dương tính DEN 2.

Các đơn vị thường xuyên phối hợp tổ chức giám sát côn trùng sốt xuất huyết tại các khu vực nguy cơ, khu vực ổ dịch. Cộng dồn đến ngày 8/9/2023, đã giám sát 698 lượt điểm thuộc 5 khu vực theo đặc điểm nhà ở, dân cư; kết quả có 341/698 (chiếm 49%) số lượt điểm có chỉ số vượt ngưỡng nguy cơ.

Công tác giám sát ổ dịch cũ được thực hiện theo đúng kế hoạch. Trong năm 2023, TTYT các quận, huyện, thị xã đã giám sát 1.432/1.432 ổ dịch cũ (đạt 100% kế hoạch); kết quả có 191/1.432 (chiếm 13,34%) số lượt điểm có chỉ số vượt ngưỡng nguy cơ.

Ngoài ra, CDC Hà Nội đã thực hiện 66 lượt giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại 52 ổ dịch năm 2023. Kết quả 54/66 (chiếm 82%) lượt điểm được giám sát có kết quả xử lý ổ dịch chưa hiệu quả, chỉ số muỗi, chỉ số bọ gậy vượt ngưỡng nguy cơ sau xử lý.

Trước tình hình dịch sốt xuất huyết trên địa bàn TP Hà Nội, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu CDC cùng các TTYT quận/huyện/thị xã chủ động giám sát ca bệnh, giám sát ổ dịch, giám sát tình hình muỗi truyền bệnh, tích cực xử lý ổ dịch ngay khi có ca bệnh được ghi nhận.

Đồng thời, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng đề nghị TTYT các quận/huyện/thị xã tham mưu cho chính quyền địa phương các biện pháp phòng chống dịch. Chủ động thực hiện các chiến dịch vệ sinh môi trường, tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong phòng bệnh.

Bên cạnh đó, với công tác điều trị bệnh nhân, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh các đơn vị cần chú trọng công tác phân luồng, phân tuyến điều trị, chủ động phát hiện sớm, kịp thời phát hiện những dấu hiệu cảnh báo nặng để điểu trị tích cực, hạn chế thấp nhất ca bệnh tử vong. Đồng thời, rà soát hóa chất, máy móc, vật tư tiêu hao… trong công tác dự phòng; rà soát và bổ sung các loại thuốc, chế phẩm máu… trong điều trị sốt xuất huyết.

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...