Hà Nội công bố cấp độ dịch chi tiết tại 579 xã, phường trên địa bàn

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Sở Y tế Hà Nội vừa chính thức công bố phân vùng nguy cơ dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố tại 579 xã, phường, thị trấn thuộc 30 quận, huyện, thị xã.

Việc phân vùng này dựa theo phân bố ca bệnh tại cộng đồng từ ngày 27/4 đến nay. Trong 579 xã, phường có 343 xã, phường thuộc vùng 1; 236 xã, phường thuộc vùng 2 và không có xã, phường thuộc vùng 3 và vùng 4.

Cụ thể mức đánh giá tại 12 quận nội thành như sau:

Quận Ba Đình có tổng số 113 ca COVID-19, trong đó có 35 ca cộng đồng. Trong 14 phường của quận Ba Đình có 11 phường được xác định thuộc cấp độ 2, trừ 3 phường: Giảng Võ, Ngọc Khánh và Quán Thánh thuộc cấp độ 1.

Quận Bắc Từ Liêm có 98 ca với có 30 ca cộng đồng. Trong 14 phường có 10 phường được xác định là cấp độ 2; 3 phường: Tây Tựu, Thuỵ Phương, Xuân Tảo thuộc cấp độ 1.

Quận Cầu Giấy có 49 ca, trong đó có 25 ca cộng đồng. 6 phường thuộc cấp độ 2; 2 phường: Nghĩa Tân và Dịch Vọng thuộc cấp độ 1.

Quận Đống Đa có tổng cộng 404 ca, trong đó có 166 ca cộng đồng. Toàn bộ các phường của quận đều thuộc cấp độ 2.

Quận Hà Đông có 160 ca, trong đó có 46 ca cộng đồng. Quận có 7 phường: Biên Giang, Đồng Mai, Nguyễn Trãi, Phú La, Phú Lãm, Phú Lương, Yết Kiêu thuộc cấp độ 1; còn lại thuộc cấp 2.

Quận Hai Bà Trưng có tổng cộng 318 ca, trong đó có 139 ca cộng đồng. Quận có 2 phường: Cầu Dền, Đồng Nhân thuộc cấp độ 1, còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Quận Hoàn Kiếm có tổng cộng 199 ca, trong đó có 68 ca cộng đồng. Quận có 9 phường: Cửa Đông, Cửa Nam, Hàng Bạc, Hàng Bồ, Hàng Đào, Hàng Gai, Lý Thái Tổ, Trần Hưng Đạo, Tràng Tiền thuộc cấp độ 1; còn lại đều thuộc cấp 2.

Quận Hoàng Mai có tổng cộng 391 ca, trong đó có 151 ca cộng đồng. Quận có 1 phường Thanh Trì thuộc cấp độ 1; còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Quận Long Biên có 82 ca, trong đó có 37 ca cộng đồng. Quân có 2 phường Sài Đồng Và Cự Khối thuộc cấp độ 1; còn lại thuộc cấp độ 2.

Quận Nam Từ Liêm có 42 ca, trong đó có 20 ca cộng đồng. Quận có 1 phường Tây Mỗ thuộc cấp độ 1; còn lại đều cấp độ 2.

Quận Tây Hồ có 36 ca, trong đó có 15 ca cộng đồng. Quận Tây Hồ có 4 phường: Bưởi, Phú Thượng, Thuỵ Khuê, Yên Phụ thuộc cấp độ 2; còn lại là cấp độ 1.

Quận Thanh Xuân có 750 ca, trong đó có 58 ca cộng đồng. Quận có 1 phường Kim Giang thuộc cấp độ 1, còn lại cấp độ 2.

Đối với 18 huyện, thị xã còn lại:

Huyện Ba Vì có 8 ca, trong đó có 2 ca cộng đồng. Trong 31 xã, thị trấn của huyện có 2 xã Cam Thượng, Phong Vân thuộc cấp độ 2; còn lại đều là cấp độ 1.

Huyện Chương Mỹ có 16 ca, trong đó có 6 ca cộng đồng. 5 phường: Đại Yên, Đông Sơn, Phụng Châu, Thuỷ Xuân Tiên, Xuân Mai thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.

Huyện Đan Phượng có tổng 46 ca, trong đó có 9 ca cộng đồng. 5 phường: Song Phượng, Tân Hội, Tân Lập, Trung Châu thuộc cấp độ 2, còn lại được xác định cấp độ 1.

Huyện Đông Anh có 377 ca, trong đó có 146 ca cộng đồng. 7 xã: Bắc Hồng, Cổ Loa, Dục Tú, Liên Hà, Mai Lâm, Tàm Xá, Xuân Canh thuộc cấp độ 1, còn lại đều thuộc cấp độ 2.

Huyện Gia Lâm có 58 ca, trong đó có 29 ca cộng đồng. 6 xã: Bát Tràng, Đa Tốn, Đặng Xá, Đông Dư, Kim Sơn, Yên Viên thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Hoài Đức có tổng cộng 79 ca, trong đó có 26 ca cộng đồng. Huyện có 6 xã, thị trấn: An Khánh, An Thượng, La Phù, Sơn Đồng, thị trấn Trôi, Yên Sở thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp 1.

Huyện Mê Linh có 33 ca, trong đó có 13 ca cộng đồng. Huyện có 6 xã: Chu Phan, Hoàng Kim, Kim Hoa, Liên Mạc, Thanh Lâm, Tiền Phong thuộc cấp độ 2, còn lại thuộc cấp độ 1.

Huyện Mỹ Đức có 24 ca, trong đó có 11 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: An Mỹ, Hương Sơn, Mỹ Thành, Phúc Lâm thuộc cấp độ 2; còn lại thuộc cấp độ 1.

Huyện Phú Xuyên có 30 ca, trong đó có 5 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: Hoàng Long, Sơn Hà, Văn Hoàng, Vân Từ thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.

Huyện Phúc Thọ có 14 ca, trong đó có 7 ca cộng đồng. Huyện có 1 xã Hiệp Thuận thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Quốc Oai có 43 ca, trong đó có 25 ca cộng đồng. Huyện có xã Cấn Hữu và thị trấn Quốc Oai thuộc cấp độ 2; còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Huyện Sóc Sơn có 40 ca, trong đó có 14 ca cộng đồng. Huyện có 7 xã: Hiền Ninh, Mai Đình, Phú Cường, Phú Minh, Trung Giã, Việt Long, Xuân Thu thuộc cấp độ 2, còn lại đều thuộc cấp độ 1.

Thị xã Sơn Tây có 12 ca, trong đó có 5 ca cộng đồng. Thị xã có 4 phường: Lê Lợi, Phú Thịnh, Quang Trung, Sơn Lộc thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.

Huyện Thạch Thất có 91 ca, trong đó có 28 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: Cẩm Yên, Liên Quan, Phùng Xá, Tiến Xuân thuộc cấp độ 2, còn lại cấp độ 1.

Huyện Thanh Oai có 17 ca, trong đó có 4 ca tại cộng đồng. Huyện có 3 xã: Bích Hoà, Cao Viên và Cự Khê thuộc cấp độ 2, còn lại đều cấp độ 1.

Huyện Thanh Trì có 395 ca, trong đó có 125 ca cộng đồng. Huyện có 3 xã: Thanh Liệt, Văn Điển, Yên Mỹ thuộc cấp độ 1, còn lại đều cấp độ 2.

Huyện Thường Tín có 165 ca, trong đó có 68 ca cộng đồng. Huyện có 12 xã: Dũng Tiến, Duyên Thái, Hiền Giang, Hồng Vân, Liên Phương, Nguyễn Trãi, Ninh Sở, Tân Minh, Thường Tín, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Văn Bình, Văn Phú thuộc cấp độ 2; còn lại đều cấp độ 1.

Huyện Ứng Hoà có 18 ca, trong đó có 7 ca cộng đồng. Huyện có 4 xã: Đồng Tiến, Hoà Xá, Minh Đức, Trường Thịnh thuộc cấp độ 2, còn lại cấp độ 1.

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.