Hà Nội có “xóa sổ” được bếp than tổ ong?

Từ năm 2021, Hà Nội sẽ “xóa sổ” hoàn toàn bếp than tổ ong.
Từ năm 2021, Hà Nội sẽ “xóa sổ” hoàn toàn bếp than tổ ong.
(PLVN) - Chỉ còn một tuần nữa là Hà Nội hết hạn lộ trình xóa bỏ hoàn toàn bếp than tổ ong và việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ phải chấm dứt hoàn toàn. Liệu việc này có khả thi khi trên đường phố và trong các ngõ ngách ở Hà Nội, các bếp than tổ ong vẫn đỏ lửa?

Nói “không” với than tổ ong để cứu môi trường Thủ đô

Đầu năm 2020, ông P.Q.H, một công dân sinh sống ở phố Hàng Lược đã tìm đến cơ quan truyền thông để kêu cứu về việc gia đình ông đang ngày ngày bị bếp than tổ ong (TTO) nhà hàng xóm hun khói. Liền kề nhà ông P.Q.H có hộ gia đình ông N.V.T kinh doanh cửa hàng ăn uống tại khu vực chợ đêm Đồng Xuân.

Gia đình này biến lối đi chung của khu phố làm nơi sơ chế thức ăn, nấu nướng. Đặc biệt, việc đun nấu bằng TTO khiến nhiều người dân bị ảnh hưởng, thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, tức ngực, khó thở. 

Ở khu vực này, người dân nhiều lần góp ý, động viên gia đình ông T không dùng TTO. Dù vậy, gia đình ông T. không tiếp thu, tỏ thái độ, không hợp tác. Đã thế, số lượng TTO sử dụng hàng ngày còn nhiều hơn, gây tâm lý bức xúc cho hàng xóm. Khói, sức nóng từ lò than len lỏi trong không gian chật hẹp khiến không khí con ngõ ngột ngạt. Nhiều hộ luôn phải khép cửa để tránh mùi khói than, theo ông P.Q.H cho biết. 

Câu chuyện tại một ngõ nhỏ nhà ông P.Q.H ở phố Hàng Lược cũng là câu chuyện của nhiều khu dân cư Hà Nội. Không ít nhà dân, đặc biệt là hàng quán vẫn sử dụng bếp TTO. Nhiều nơi, bếp than của hàng quán đặt dọc ngõ nhỏ, khói, khí độc luồn dọc, bay lên các nhà ở tầng trên. Người dân phản ánh đến chính quyền nhưng không thể xử lý xuể.

Việc đốt than tổ ong là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội. Nhất là vào mùa đông nhu cầu đun nấu, sưởi ấm của người dân tăng cao, việc sử dụng than nhiều cộng thêm với các điều kiện thời tiết dẫn đến chất lượng không khí thường ở mức kém thậm chí nguy hại.

Từ sự ô nhiễm quá mức bầu không khí đô thị do TTO gây ra, ngày 30/10/2019, UBND TP. Hà Nội ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND về thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng TTO làm nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ của 30/30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. Theo đó đến ngày 31/12/2020 việc sử dụng TTO trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ phải chấm dứt hoàn toàn.

Mới đây, báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội về việc triển khai Chỉ thị số 15 cho thấy tính đến quý III/2020, Hà Nội còn khoảng 11.081 bếp than tổ ong, sau khi đã loại bỏ được 43.411 bếp (giảm 79,66% so với năm 2017). Trong đó, quận Hoàn Kiếm và huyện Thạch Thất đã xóa bỏ hoàn toàn việc sử dụng than tổ ong trong sinh hoạt và kinh doanh dịch vụ.

Các địa bàn có tỉ lệ giảm bếp than tổ ong cao nhất so với năm 2017 là quận Hoàn Kiếm (giảm 100%), huyện Thạch Thất (giảm 100%), huyện Sóc Sơn (giảm 98,9%). Trong khi đó, 5 quận/huyện vẫn còn số lượng bếp than ở mức cao nhất lần lượt là quận Hoàng Mai, quận Hai Bà Trưng, quận Ba Đình, quận Đống Đa, huyện Đan Phượng.

Giảm mạnh trong cung ứng than tổ ong 

Trong các tháng từ 9-11/2020, Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở TN-MT Hà Nội phối hợp cùng Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live&Learn)  thực hiện khảo sát nhanh 10 điểm sản xuất than/bếp than tổ ong tại các quận như Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân…

Kết quả khảo sát cho thấy những năm trước 2020, số lượng viên than tổ ong tiêu thụ trong một ngày từ các xưởng này là khoảng 2.000 viên/xưởng. Hiện nay, do thành phố Hà Nội thực hiện truyền thông về tác hại TTO và Chỉ thị 15, nguồn cầu giảm khiến số lượng than bán ra giảm mạnh, trung bình hiện nay dưới 1.000 viên/ngày/xưởng, có những xưởng chỉ khoảng 500 viên/ngày.

Các xưởng sản xuất than hiện đều đã cắt giảm nhân lực hoặc chuyển đổi - đa dạng hóa các hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khác. Tuy nhiên, những cơ sở và hộ gia đình vẫn sản xuất than đang gặp nhiều khó khăn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp và đảm bảo nguồn thu nhập nên rất cần có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương. 

Về vấn đề sử dụng các loại bếp khác thay thế TTO nhưng vẫn đạt yêu cầu về hiệu quả kinh tế, Chi cục Bảo vệ môi trường cho biết việc chuyển đổi còn gặp rất nhiều khó khăn do thói quen lâu năm; các hộ gia đình sử dụng bếp TTO chủ yếu điều kiện kinh tế thấp hoặc kinh doanh buôn bán nhỏ lẻ; chưa thiết lập được mạng lưới phân phối bếp cải tiến tại địa phương; một số chính quyền địa phương chưa nhận thức rõ…

Tuy nhiên, các cơ quan quản lý đã chủ động phối hợp với các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế nhằm tranh thủ sự hỗ trợ trong cung cấp các kiến thức, giới thiệu các giải pháp và hỗ trợ người dân chuyển đổi sang các loại bếp khác.

Ví dụ, từ năm 2018, Chi cục Bảo vệ môi trường đã phối hợp với các đơn vị hỗ trợ người dân thông qua chương trình: Ngày hội đổi bếp, bếp xanh. Với các hộ khó khăn, việc hỗ trợ sẽ được huy động xã hội hóa từ các đoàn, hội tại địa phương như hội phụ nữ, tổ dân phố và các tổ chức xã hội như Trung tâm Live&Learn nhằm hỗ trợ chi phí chuyển đổi sang loại bếp khác hiệu suất tốt hơn với giá thành phù hợp như bếp ga, bếp điện...

Để đạt mục tiêu loại bỏ toàn bộ việc sử dụng TTO, các quận, huyện, thị xã đã triển khai các buổi tuyên truyền, phát/dán tài liệu truyền thông, thông báo trên loa phát thanh nhằm nâng cao nhận thức, khuyến khích các hộ gia đình, hộ kinh doanh chuyển đổi sang các loại bếp phù hợp với điều kiện và nhu cầu của mỗi hộ.

Đồng thời, các tài liệu truyền thông về tác hại của bếp TTO đã được dán tại nhiều điểm như bảng tin tổ dân phố, khu chợ, nhà văn hóa,... ở Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Trì, Đống Đa, Ba Đình...

170.000 người ở Hà Nội cải thiện sức khỏe nhờ “xóa sổ” TTO

Nghiên cứu của Sở TN-MT Hà Nội phối hợp với Viện nghiên cứu Stockhom (Anh) được thực hiện trên cơ sở ứng dụng công cụ mô hình LEAP – IBC trong tính toán phát thải từ hoạt động sử dụng bếp TTO trong sinh hoạt, kinh doanh, dịch vụ cho giai đoạn 2017 - 2020 đã cho thấy sức khỏe người dân và môi trường được cải thiện sau khi lượng TTO sử dụng ít đi. 

Cụ thể: lượng khí CO thải ra từ bếp TTO tính đến hết tháng 9/2020 đã giảm được 19.000 tấn so với năm 2017. Cùng với giảm thải CO, việc giảm và chấm dứt sử dụng TTO còn giúp giảm phát thải bụi mịn PM2.5.

Năm 2017, ước tính lượng phát thải PM2.5 hằng năm trên toàn địa bàn Hà Nội là 2.228 tấn/năm. Nhưng tính đến tháng 9/2020, con số này đã giảm xuống chỉ còn 570 tấn/năm (giảm 1.658 tấn/năm). 

Đặc biệt, việc giảm sử dụng TTO còn giúp giảm tiếp xúc với khí thải và ảnh hưởng đến sức khỏe do sử dụng bếp TTO. Trong quá trình đốt than, người tham gia đốt than có thể phơi nhiễm với CO và PM2,5 thông qua 3 con đường là hít thở, tiếp xúc và tiêu hóa.

Tính từ năm 2017- tháng 9/2020, việc giảm số lượng bếp TTO đã làm giảm tiếp xúc các chất ô nhiễm và cải thiện đáng kể sức khỏe cho khoảng 170.000 người ở Hà Nội. 

Đọc thêm

Kiến nghị dừng dự án trồng và phục hồi rạn san hô ngoài biển Thừa Thiên Huế

Dự án phục hồi tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản được thực hiện trên vùng biển huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) dừng triển khai hợp phần trồng, phục hồi san hô thuộc dự án phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản ngoài vùng biển Thừa Thiên Huế; do một số khó khăn trong công tác xây dựng định mức và tình hình thời tiết tại địa phương.

Bão số 9 suy yếu dần, miền Bắc chuyển lạnh

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cơn bão số 9 đang có xu hướng suy yếu dần. Trên đất liền, do tác động của không khí lạnh, khu vực Bắc Bộ đêm và sáng mai trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét...

Bão giật cấp 14 đổ bộ biển Đông

Dự báo vị trí,m hướng di chuyển của bão số 9. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - 7h hôm nay 18/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, khu vực vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông. Trên đất liền, khoảng chiều tối và đêm nay, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông Bắc Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng các nơi khác...

Công bố Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia thời kỳ 2021-2030

 Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -  Quy hoạch xác định mục tiêu tổng quát là chủ động phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm và suy thoái môi trường; phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; ngăn chặn suy giảm và nâng cao chất lượng đa dạng sinh học, nhằm bảo đảm quyền được sống trong môi trường trong lành của Nhân dân.

Xuất hiện bão mới gần biển Đông

Bão số 8 suy yếu ngay trên biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, trong khoảng 24 giờ tới, bão số 8 sẽ suy yếu thành vùng áp thấp tại phía Tây Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Tuy nhiên, gần biển Đông lại xuất hiện cơn bão có tên quốc tế là USAGI.

Khẩn cấp xử lý sự cố thủng đập thuỷ lợi ở Gia Lai

Đập hồ thuỷ lợi Ia Rằng huyện Chư Sê, Gia Lai, nơi xảy ra sự cố thủng bờ đập.
 (PLVN) - Trong quá trình kiểm tra thân đập, nhân viên công ty thuỷ lợi bất ngờ phát hiện vết thủng kéo dài tại thân đập tại hồ đập thuỷ lợi Ia Ring, xã Ia Tiêm, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) khiến nước tràn xuống hạ du gây ngập úng lúa, hoa màu… Người dân xung quanh lo ngại.

Hướng tới đạt thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa

Sự bền vững của môi trường và hệ sinh thái biển đang đứng trước mối đe dọa to lớn từ ô nhiễm nhựa. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ CT)
(PLVN) - Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc đàm phán toàn cầu về ô nhiễm nhựa sẽ diễn ra tại Phiên họp thứ 5 (INC-5), từ 24/11 đến 1/12/2024 ở Busan, Hàn Quốc. Khi được thực thi, Thỏa thuận này có thể tác động mạnh mẽ đến kinh tế - xã hội, thúc đẩy một “cuộc cách mạng” trong sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải nhựa trên toàn cầu.

Bão số 8 suy yếu dần

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, bão số 8 sẽ suy yếu dần và tan trên khu vực biển Đông.

Cập nhật mới nhất về cơn bão số 8 trên biển Đông

Dự báo vị trí, hướng di chuyển của bão số 8. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, hồi 10h ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 116,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11.

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng

Cảnh sát cứu 1 phụ nữ trong đám cháy rừng
(PLVN) - Trong quá trình dập tắt đám cháy rừng tại thành phố Yên Bái, Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) đã cứu sống 1 phụ nữ mắc kẹt trong đám cháy.