Hà Nội có thể tăng 1.000 ca/ngày, song vẫn trong tầm kiểm soát

Hà Nội tiếp tục tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những người chưa đủ 2 mũi,
Hà Nội tiếp tục tiêm vaccine phòng COVID-19 cho những người chưa đủ 2 mũi,
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Các giải pháp kiểm soát F1, điều trị F0 tại nhà, cung cấp thuốc cho F0, phân tầng điều trị, phương hướng ngăn chặn biến chủng mới Omicron trong thời gian tới… là những vấn đề được các đại biểu quan tâm tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 3, HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 - HĐND TP Hà Nội, diễn ra ngày 9/12.

Tại cuộc họp, Đại biểu Nguyễn Thanh Bình đề nghị lãnh đạo Sở Y tế dự báo dịch bệnh diễn ra tại Thủ đô, trong đó có biến chủng mới trong thời gian tới. Các giải pháp kiểm soát F1, điều trị F0 tại nhà, cung cấp thuốc cho F0, phân tầng điều trị thế nào cho hợp lý để tránh gây quá tải cho phía trên.

Trước những chất vấn của đại biểu, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, trong giai đoạn vừa qua, dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp, dự báo tình hình số ca tiếp tục tăng cao, có thể 1.000 ca/ngày.

Theo bà Hà, dịch đã lây lan trong cộng đồng, lây nhiễm cao tại tất cả quận, huyện; có thể xuất hiện biến chủng Omicron, khả năng lây nhiễm rất nhanh. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm 2 mũi đã rất cao, hầu hết ca bệnh nhẹ và không có triệu chứng có thể điều trị tại nhà, tại trạm y tế lưu động. Riêng đối với biến chủng Omicron, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định, tại Hà Nội dù chưa ghi nhận, nhưng Sở vẫn liên tục cập nhật thông tin để có giải pháp phù hợp, tăng cường tập huấn, cập nhật kiến thức để có thể ứng phó. Sở cũng chỉ đạo CDC phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải mã biến chủng gen các trường hợp nghi ngờ, đề nghị dừng các chuyến bay về từ các quốc gia có biến chủng này.

Về việc cấp thuốc điều trị cho F0 tại nhà, bà Trần Thị Nhị Hà cho hay, Hà Nội cũng đã chuẩn bị cơ số thuốc theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế, theo các cấp độ, theo các triệu chứng chuyển tầng. Để kiểm soát tốt F0 điều trị tại nhà và F0 cách ly tại nhà, Sở cũng đã giao y tế cơ sở tiếp cận từng hộ gia đình. Đến nay đã rà soát 2,1 triệu hộ gia đình, có 805.000 hộ đủ điều kiện; hiện cách ly khoảng 21.000 F1 và điều trị 150 F0 tại nhà.

Tiếp đó, Đại biểu Nguyễn Quang Thắng yêu cầu lãnh đạo Sở Y tế nêu rõ về khả năng thích ứng của TP trong trường hợp chống dịch theo cấp độ 4 cũng như năng lực vận chuyển bệnh nhân trong trường hợp TP có hơn 1.000 ca bệnh và các giải pháp nâng cao năng lực xét nghiệm của TP.

Đối với vấn đề này, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, TP có giải pháp đáp ứng điều trị 100.000 ca bệnh, phân luồng khoa học làm sao không quá tải. Bệnh nhân nhẹ không triệu chứng điều trị tại nhà, tại cơ sở, thành lập các cơ sở thu dung tuyến TP, đáp ứng khoảng 22.000 giường, quận, huyện 7.000 giường; các bệnh viện điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch khoảng 8.000 giường… Ngoài ra, TP cũng đảm bảo 1.000 giường cấp cứu; huy động thêm 1.000 giường từ các bệnh viện Trung ương, đảm bảo đầy đủ trang thiết bị, oxy.

Về năng lực vận chuyển xe cứu thương thì 115 điều phối trên địa bàn. Sở Y tế phối hợp với Sở GTVT, đưa ra mô hình doanh nghiệp vận tải F0, F1, chuẩn bị 1.200 xe hành khách hoán cải thành xe vận chuyển người bệnh.

Bà Hà nhấn mạnh, với việc phân luồng, phân tuyến, điều trị tại nhà thì cũng giảm áp lực cho vận chuyển bệnh nhân. Các bệnh viện tuyến quận, huyện cũng có xe cứu thương, 80 - 90% bệnh nhân được điều trị tại cơ sở và tại nhà nên không quá tải.

Đề cập việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất cho hệ thống y tế cơ sở, Đại biểu Nguyễn Thanh Nam cho rằng vẫn có những hạn chế và khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện công tác phòng chống dịch và đề nghị Giám đốc Sở Y tế cho biết Sở có tham mưu những gì cho TP để nâng cao giải pháp hệ thống y tế cơ sở?

Trả lời chất vấn, lãnh đạo ngành Y tế Hà Nội nhận định y tế cơ sở vẫn luôn là lực lượng nòng cốt trong phòng chống dịch, đặc biệt hiện nay còn phải quản lý theo dõi F0 tại nhà. “Đây là lực lượng tuyến đầu của tuyến đầu, 2 năm vừa qua không nghỉ ngơi. Mỗi trạm y tế chỉ có 5 - 10 người mà phục vụ hàng nghìn, hàng vạn người dân. Cơ sở vật chất còn xuống cấp, nhân lực không thu hút được người có trình độ cao. Quá tải về nhân lực, không đáp ứng được về nhân lực”, bà Hà nói.

Để nâng cao chất lượng hệ thống y tế cơ sở, Sở cũng đã tăng cường tổ chức tập huấn cho lực lượng y tế, học hỏi kinh nghiệm các tỉnh phía Nam để điều trị các bệnh nhân nặng… Yến Nhi

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.

Lưu ý các biện pháp phòng bệnh mùa đông xuân cho trẻ

Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch là biện pháp phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ. (Ảnh: CDC Hà Nội)
(PLVN) - Thời tiết giao mùa tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh lây truyền qua đường hô hấp ở trẻ em, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội khuyến cáo người lớn cần lưu ý các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Hiểm họa từ các cơ sở thẩm mỹ 'chui'

Trên thực tế, thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép, hành nghề “chui” vốn đã xuất hiện từ lâu và gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân. (Ảnh minh họa - Nguồn: LĐ)
(PLVN) - Thực trạng hành nghề thẩm mỹ trái phép không chỉ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người dân mà còn là thách thức lớn đối với ngành Y tế trong việc đảm bảo an toàn người bệnh trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ

Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ
(PLVN) - Chiều 26/10, Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu tổ chức Hội thảo sinh hoạt khoa học chuyên đề: “Nhận diện sớm và điều trị hiệu quả bệnh nhân đột quỵ trong cộng đồng và tại cơ sở y tế” nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn về bệnh lý đột quỵ cho đội ngũ y tế của bệnh viện cùng các đơn vị y tế trong và ngoài tỉnh.

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang

Thay 'chân mày phong thuỷ đổi vận', đề phòng tiền mất tật mang
(PLVN) - Sở Y tế TP HCM khuyến cáo người dân thận trọng trước những thông tin quảng cáo thay tướng đổi vận, cải thiện vận may... của các cơ sở chân mày phong thủy khi chưa có những kiểm chứng khoa học, để tránh sa vào hoạt động mê tín dị đoan gây ra hệ lụy nghiêm trọng.