Hà Nội có nên thực hiện điều trị F0 không triệu chứng tại nhà?

Theo các chuyên gia, việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà có thể giảm tải cho cơ sở y tế. Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, việc điều trị F0 không triệu chứng tại nhà có thể giảm tải cho cơ sở y tế. Ảnh minh họa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà có lợi thế về tâm lý, người bệnh sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn so với việc bị các sức ép liên quan đến môi trường điều trị trong bệnh viện...

Vấn đề cần phải được đặt ra

Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế Hà Nội, ngày 14/11, Hà Nội ghi nhận 119 trường hợp, trong đó cộng đồng có 42 ca, khu cách ly có 71 ca, khu phong tỏa có 6 ca.

Cộng dồn số mắc COVID-19 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 6.043 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.271 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.772 ca.

Số ca mắc COVID-19 tại Hà Nội đang tăng dần. Trong buổi làm việc với TP Hà Nội về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cho rằng, Hà Nội cần “tập dượt” các phương án khác, như thí điểm cách ly F1, điều trị F0 có đủ điều kiện tại nhà để xây dựng quy trình, tập huấn cho y tế tuyến dưới.

Liên quan đến vấn đề này, TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, việc lý tưởng nhất là những người bị mắc bệnh được điều trị tại cơ sở y tế, bởi trong điều kiện đó họ sẽ tránh được lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, hiện tại, số lượng các cơ sở y tế hữu hạn, chúng ta không có đủ nhiều để thu dung tất cả những bệnh nhân, vì vậy sẽ phải tổ chức điều trị tại nhà sẽ phải được đặt ra. Thực tế việc này đã thực hiện tại những nơi số lượng ca bệnh quá nhiều.

TS Thái nhấn mạnh, việc nhiều quốc gia trên thế giới đã đổi sang chiến lược điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, tức là những người bị nhiễm virus không có triệu chứng đặc biệt. Ở những người đã tiêm vaccine thì không cần thiết phải can thiệp y khoa, hoàn toàn có thể điều trị tại nhà cho đến hết thời gian đào thải virus, sau đó họ có thể tái hòa nhập cộng đồng sớm hơn.

“Có thể thấy việc điều trị tại nhà các F0 không có triệu chứng sẽ giảm tải cho những cơ sở y tế, giúp cho bệnh nhân thực sự nặng có cơ hội sử dụng dịch vụ y tế tốt hơn, vì nhân viên y tế không cần phân tán lực lượng để chăm sóc những đối tượng không cần thiết phải nhập viện”, TS Thái cho hay.

Tuy nhiên, TS Thái cũng cảnh báo, trong mọi trường hợp hệ thống y tế vẫn phải tính đến tình huống có những bất ngờ, để tránh những phát sinh bất lợi cho bệnh nhân thì cần sự theo dõi sát, thăm khám thường xuyên của đội y tế, sự hỗ trợ của người nhà đối với người bệnh.

“Lợi thế liên quan đến điều trị tại nhà có thể thấy là tâm lý người bệnh, khi bệnh nhân được ở nhà điều trị cũng giống như cúm thường, họ sẽ có khả năng hồi phục nhanh hơn so với việc bị các sức ép liên quan đến môi trường điều trị trong bệnh viện”, TS Thái chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo TS Phạm Quang Thái, trước diễn biến của bệnh hết sức phức tạp, đặc biệt có một giai đoạn bệnh có thể tăng nặng liên quan đến “cơn bão miễn dịch”, bệnh có thể tiến triển nặng rất nhanh trong 1 thời gian ngắn. Khi phát hiện ra những tình huống tăng nặng, di chuyển bệnh nhân vào các cơ sở y tế để điều trị có thể gặp khó khăn, có thể phát hiện ra những sự cố y khoa mà không thể kịp thời cấp cứu. Vì vậy việc điều trị tại bệnh viện vẫn cần thiết.

"Chỉ điều trị tại nhà cho những trường hợp có dấu hiệu, triệu chứng nhẹ, đồng thời có theo dõi trong suốt thời gian điều trị để đảm bảo nếu có bất cứ biến cố bất lợi nào thì sớm được đưa đến cơ sở y tế trong thời gian ngắn nhất", Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc nhấn mạnh.

TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

TS Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương.

Tình trạng bất thường cần đưa bệnh nhân COVID-19 vào cơ sở y tế

Theo TS Thái, trong điều trị COVID-19 thường có một tình trạng không được phát hiện ra, đó là tình trạng giảm oxi máu. Bản thân người bệnh cũng không biết tình trạng giảm oxi máu của mình cho đến khi lượng oxi giảm đến mức quá thấp và người bệnh rơi vào tình trạng không kiểm soát được y thức, thậm chí không gọi được đơn vị cấp cứu.

“Để tránh những trường hợp như vậy cần hệ thống theo dõi SpO2 liên tục, thường xuyên chính bản thân người bệnh và người theo dõi cần phải có để đảm bảo dấu hiệu sinh tồn. Nếu có dấu hiệu bất thường, ví dụ như chỉ số SpO2 hoặc dấu hiệu về mặt sức khỏe: khó thở…, cần lập tức đưa đến cơ sở y tế. Hệ thống cấp cứu cần làm việc hết công suất để đảm bảo bệnh nhân điều trị tại nhà nhưng vẫn có thể tiếp cận y tế sớm nhất trong trường hợp cần thiết”, TS Thái cho hay.

“Chế tài” giám sát tránh để F0 “lang thang” ngoài cộng đồng

Trong thời gian vừa qua, tại nhiều tỉnh, thành phố đã áp dụng biện pháp điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, điển hình là TP HCM. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà biện pháp này mang lại, thì cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ do có thể các F0 tự ý di chuyển ngoài cộng đồng. Điều này có thể khiến dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ.

Nếu Hà Nội thực hiện biện pháp điều trị F0 không triệu chứng tại nhà thì cần có phương án giám sát để tránh F0 “lang thang” ngoài cộng đồng.

Liên quan vấn đề này, TS Thái cho rằng, sự tự giác của người bệnh đã được nói đến rất nhiều thời gian qua. Ở một số nước, chế tài xử lý vi phạm rất nghiêm. Ở Việt Nam thời gian qua, một bộ phận người dân còn thiếu tự giác phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt có những trường hợp che giấu bệnh, dẫn đến lây nhiễm trong cộng đồng.

“Vì thực tế trên nên thời gian qua chúng ta phải đưa hết người bệnh vào khu cách ly, điều trị. Đây là những điều hết sức bất lợi, gây ra quá tải cho hệ thống y tế”, TS Thái lý giải.

TS Thái đề xuất, để thực hiện tốt việc điều trị tại nhà và giảm tải cho hệ thống y tế, ngoài việc tăng tính tự giác cho người không may nhiễm bệnh, việc giảm sát là hết sức cần thiết. Có thể kết hợp giám sát bằng sức người và công nghệ, để đảm bảo “giữ” người ở các khu vực cách ly trong trường hợp này là tại nhà an toàn cho những người xung quanh.

“Việc tuân thủ của từng cá nhân phải đi kèm với sự giám sát của cả cộng đồng và giám sát của y tế thì mới đảm bảo việc cách ly đó an toàn cho người được cách ly và những người xung quanh”, TS Thái nói.

"Bài/Loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ"

Đọc thêm

Rước họa vì thói quen nhiều người hay làm

Bệnh nhân nhập viện vì uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) -  Liên tiếp trong thời gian gần đây, các bác sĩ tại các bệnh viện thường tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu vì tự ý uống thuốc nam không rõ nguồn gốc. Điều đáng nói, nhiều người hiện nay tự ý sử dụng các loại thuốc này để điều trị nhiều căn bệnh như: Viêm gan B, sỏi túi mật….

Không dễ dãi với mặt hàng đặc thù liên quan sức khỏe

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược (dự kiến được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 vào tháng 5/2024), mới đây khi được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đã được chỉ ra một số nội dung cần xem xét.

Tháng cao điểm an toàn thực phẩm: Địa phương phải kiên quyết xử lý nghiêm vi phạm

Nhiều học sinh là nạn nhân ngộ độc do đồ ăn trước cổng trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: SKĐS)
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương kiên quyết xử lý nghiêm, đình chỉ hoạt động các cơ sở nếu không bảo đảm điều kiện, không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; công khai các hành vi vi phạm, kết quả xử lý vi phạm của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng để cảnh báo kịp thời người sản xuất, kinh doanh và cộng đồng...

Người phụ nữ có 2 bàng quang

Người phụ nữ có 2 bàng quang. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E mới tiếp nhận và phẫu thuật thành công cho nữ bệnh nhân cao tuổi có 2 bàng quang.

Lạm dụng thực phẩm ngọt: Suy giảm sức khỏe gia đình

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần. (Ảnh minh họa - Nguồn: Shutterstock)
(PLVN) - Trong 10 năm qua, trung bình mỗi người Việt uống 1 lít đồ uống có đường/tuần, gây nguy hiểm cho sức khỏe bởi những tác nhân từ bệnh không lây nhiễm. Con số đáng báo động này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cảnh báo tại Hội thảo cung cấp thông tin cho báo chí về tác hại của đồ uống có đường vừa diễn ra vào đầu tháng 4/2024.

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông

Khám sức khỏe miễn phí cho hơn 500 học sinh ở Điện Biên Đông
(PLVN) - Ngày 13-14/4, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam-Cu Ba (Hà Nội) tổ chức Chương trình thiện nguyện tặng quà và thăm khám miễn phí cho hơn 500 học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú - Tiểu học Tìa Dình (xã Tìa Dình, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.