Hà Nội chuẩn bị đón học sinh trở lại trường vào 2/3 thế nào?

Nhân viên y tế cùng giáo viên trường Tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội tiến hành vệ sinh lau bàn ghế đồ dùng học tập. Ảnh: Lê Phú/TTXVN
Nhân viên y tế cùng giáo viên trường Tiểu học Hoàng Diệu, Hà Nội tiến hành vệ sinh lau bàn ghế đồ dùng học tập. Ảnh: Lê Phú/TTXVN
Dự kiến, học sinh Hà Nội quay trở lại trường học vào ngày 2/3, sau 4 tuần nghỉ để phòng, tránh dịch Covid - 19. Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng toàn ngành giáo dục thành phố đã rất nỗ lực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19...
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, trong thời gian học sinh nghỉ học (ngày 3/2 - 1/3), các đơn vị trường học thường xuyên liên hệ với gia đình cập nhật thông tin về tình hình sức khỏe học sinh. Các nhà trường tuyên truyền đến gia đình quản lý học sinh bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch bệnh và phòng, chống tai nạn thương tích.
Mỗi thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần, 100% các nhà trường phối hợp cùng y tế địa phương đã phun thuốc khử khuẩn trong trường học. Cụ thể, phun đợt 1 trong ngày 01 và 2/2; đợt 2 trong ngày 8 và 9/2; đợt 3 trong ngày 15 và 16/2; đợt 4 trong ngày 22 và 23/2. Dự kiến, các nhà trường tiếp tục phun khử khuẩn đợt 5 trong ngày 29/2 và 1/3. Tại điểm cầu huyện Thạch Thất, Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Hồng cho biết huyện đã chỉ đạo các nhà trường vệ sinh khử khuẩn trường, lớp với phương châm sẽ không đón học sinh khi môi trường chưa đảm bảo.
Sở GD&ĐT cũng đã thành lập 3 đoàn công tác nhằm kiểm tra việc tổ chức vệ sinh khử khuẩn tại các trường học. Trong đó, đoàn đã kiểm tra đột xuất tại các đơn vị như quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Hoàn Kiếm; các huyện: Thạch Thất, Gia Lâm, Chương Mỹ, Thanh Oai, Đông Anh… và đánh giá cao công tác phối hợp thực hiện công tác phòng, chống dịch. 
Tuy nhiên, đoàn kiểm tra đề nghị các đơn vị không được chủ quan, chuẩn bị đủ các dụng cụ và các chất tẩy rửa thông thường để thực hiện vệ sinh khử khuẩn trường, lớp trước khi đón học sinh học trở lại và thực hiện hằng ngày. Đồng thời, phải có đầy đủ các điều kiện vệ sinh phục vụ học sinh và giáo viên như: Nơi rửa tay, nước sạch và xà phòng, giấy sạch hoặc khăn để lau tay. Trong trường hợp không bố trí đủ hoặc không thể bố trí nơi rửa tay thì có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn tẩy nhanh (có nồng độ cồn tối thiểu 60%); bố trí thùng rác có nắp lật để ở những nơi dễ tiếp cận… 
Sở GD&ĐT đã phối hợp cùng Sở Y tế, Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn công tác phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp. Theo đó, hướng dẫn cụ thể những việc, cán bộ, giáo viên, học sinh phải thực hiện trước và trong thời gian chuẩn bị đi học trở lại…
Đặc biệt, Sở GD&ĐT phối hợp cùng các Phòng GD&ĐT các đơn vị thống kê số lượng cán bộ, giáo viên và học sinh đi qua vùng dịch bao gồm: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Italia và một số nước Đông Nam Á tính từ sau ngày 10/2 đến nay để báo cáo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 thành
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng toàn ngành giáo dục đã rất nỗ lực, chủ động trong công tác phòng, chống dịch Covid-19. Các quận, huyện, thị xã đã nghiêm túc chỉ đạo các trường học trong thực hiện công tác trên. Trong thời gian học sinh nghỉ học, ngoài công tác vệ sinh, khử khuẩn, các nhà trường cũng đã phối hợp với cha mẹ học sinh cập nhật đầy đủ tình hình sức khỏe cũng như lịch trình đi lại của học sinh. Cùng với đó, xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh tự học và ôn tập tại nhà, đồng thời, đưa vào thực hiện hệ thống ôn tập trực tuyến qua các câu hỏi trắc nghiệm dành cho học sinh lớp 8, 9 với 7 môn học...
Cùng với 5 giải pháp cụ thể trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, nhằm chuẩn bị đầy đủ điều kiện cho học sinh quay lại trường, Giám đốc Chử Xuân Dũng đề nghị các quận, huyện, thị xã và các trường học thực hiện nghiêm túc kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung về  phòng, chống dịch Covid-19. Các nhà trường phải hoàn thành kịch bản với tình huống cụ thể khi đón học sinh quay lại trường học; các nhà trường đều phải có Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch, phân công phân nhiệm đến từng cán bộ, giáo viên nhà trường…
Nếu học sinh đi học trở lại theo dự kiến, Sở GD&ĐT sẽ tham mưu với UBND thành phố Hà Nội điều chỉnh thời gian học và thi cho phù hợp…

Hà Nội có 2 cán bộ, giáo viên, nhân viên; 67 trẻ mầm non và học sinh đã đến và đi từ vùng có dịch (Trung Quốc). 7 cán bộ, giáo viên và 130 học sinh mang quốc tịch Trung Quốc đang làm việc và học tập tại các trường học (2 cán bộ, giáo viên và 49 học sinh về Trung Quốc ăn Tết đã trở lại Việt Nam; 10 học sinh về Trung Quốc ăn Tết chưa trở lại Việt Nam; 5 cán bộ, giáo viên và 71 học sinh ở lại Việt Nam ăn Tết)…

Đến thời điểm hiện tại, cán bộ, giáo viên, nhân viên, trẻ mầm non, học sinh ngành giáo dục Hà Nội chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện mắc bệnh Covid-19.

Đọc thêm

'Không thể cấm việc dạy thêm, học thêm'

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn làm rõ các vấn đề dạy thêm học thêm và bạo lực học đường - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
(PLVN) - Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc dạy thêm, học thêm không thể cấm được, bởi không có văn bản nào cấm. Do đó, đưa dạy thêm vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện là cần thiết.

2 nữ giáo viên ở Quảng Bình bị buộc thôi việc

Trường Tiểu học Ngư Thuỷ Bắc nới ông Phan Anh T là Hiệu trưởng.
(PLVN) - Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 của tỉnh Quảng Bình, trong năm 2023 có 18 trường hợp bị xử lý kỷ luật. Trong đó, buộc thôi việc 2 trường hợp, cảnh cáo 5 trường hợp và khiển trách 11.

Đừng biến các con thành 'cỗ máy' rập khuôn

TS Nguyễn Chí Hiếu cùng các phụ huynh, học sinh. (Ảnh: P.V)
(PLVN) - Cha mẹ đã bao giờ tự hỏi, với một đứa trẻ, điều con thực sự cần nhất có phải là điểm cao ở trường học, giải thưởng quốc tế, huy chương vàng ngoài kia? Cha mẹ và người làm giáo dục cần hành động như thế nào để hướng con thật sự đi vào thực chất của con trẻ và mỗi đứa trẻ được phát triển một cách toàn diện, cân bằng, tự nhiên và có chiều sâu?

Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo: Đổi mới cần gắn với yêu cầu của xã hội

Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu kết luận Hội nghị. (Ảnh: TA).
(PLVN) -Không thể phủ nhận những kết quả to lớn sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Tuy nhiên, một số mục tiêu đề ra tại Nghị quyết này vẫn chưa thực hiện được, nhất là vấn đề “thực học, thực nghiệp”. Nói cách khác, chủ trương đúng nhưng hiểu và vận dụng chưa thông.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Nội dung thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bám sát nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ GD&ĐT vừa tổ chức họp báo công bố phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Theo đó, từ Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, mỗi thí sinh sẽ thi 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn.