Hà Nội, chốn để “trở về”

Hà Nội, chốn để “trở về”
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ai trong lòng cũng có một chốn bình yên để “trở về” sau gió mưa, giông bão. Hà Nội, trong tâm thức của nhiều người Việt là một chốn như thế.

“Hà Nội ơi, mỗi khi lòng xác xơ/ Tôi vội vã trở về/ Lấy cho mình dù chỉ là chút bóng đêm trên đường phố quen/ Dù chỉ là 1 chiều hương giăng lối cũ/ Tôi bồi hồi khi chạm bóng cửa Ô/ Như ngày xưa mỗi lần chạm vai gầy áo mẹ/ Ôi nỗi nhớ muôn đời vẫn thế/ Như dòng sông Hồng cuộn đỏ mãi trong tôi...”, đó là những câu hát trong bài hát nổi tiếng “Hà Nội ngày trở về” của nhạc sĩ Phú Quang, một nhạc sĩ với những bài tình ca bất hủ về Hà Nội. Phú Quang, với tâm hồn sâu lắng và tâm thức của một người Hà Nội, dường như đã cất lên tiếng lòng của những người Hà Nội khác, những người con xa xứ.

Trong cuộc thiên di đi muôn nơi của những người con đất Thăng Long, Hà Nội là sự đẹp đẽ quý báu luôn đau đáu trong tâm khảm. Là ánh sáng soi đường giữa một chặng đường dài. Là một điều gì đó rất diệu kì, ấm áp và chữa lành. Để mỗi người, trong cuộc mưu sinh nhiều vất vả, mất mát, tổn thương bởi dòng đời, vẫn biết rằng mình có một chốn để trở về. Dẫu chỉ là trở về vội vã để rồi phải ra đi. Dẫu chỉ kịp chạm những bước chân trên hè phố, chỉ nhìn kịp nhìn thấy sương lảng bảng mặt hồ, chạm tay vào gốc cây già, hay ăn một món ăn quen thuộc, rồi đi... Nhưng những kí ức về phố đủ để nuôi cảm xúc những người con tiếp một chặng đường dài.

Trên blog Ann, một cô gái trẻ người Hà Nội đang sống ở TP HCM có rất nhiều bài viết về Hà Nội. Ann bảo rằng, cô lập ra blog như một cách để biểu lộ nỗi nhớ thương quê hương. Hà Nội trong những câu viết của Ann có cái gì đó rất lãng đãng, rất mộng mơ, chậm rãi, dịu dàng. Đó là một buổi sáng Ann ngồi uống cà phê trứng ở một con ngõ nhỏ, những câu chuyện không đầu không cuối với bạn bè. Hay một buổi chiều đạp xe lang thang hồ Gươm, ngắm những con sóng lao xao. Là một buổi tinh mơ đi xem sương giăng trên mặt hồ Tây, hít hà những làn gió mát từ mặt hồ thổi vào, mát tận tim. Hà Nội trong Ann còn là những ban nhạc hè phố trẻ trung sôi đội mỗi cuối tuần hát rộn ràng trên phố đi bộ, là những món ăn rất ngon, rất Hà Thành mà không vùng đất nào có được. Là phố cổ trầm mặc nhưng cũng rất ồn ã, rất đời với những góc cũ kĩ, u buồn đan xen với cuộc sống tấp nập mưu sinh mọi góc phố, ngả đường...

Mỗi trang viết của Ann như đưa người ta lên một chuyến du hành về Hà Nội. Có người hỏi, viết về Hà Nội đẹp thế, yêu Hà Nội đến thế và nhớ nhung Hà Nội như thế, tại sao lại chọn TP HCM để sống, để lập nghiệp, sao lại phải xa Hà Nội. Ann trả lời rằng, trong cuộc sống không phải mình yêu thương, trân trọng một điều gì là phải gắn bó, phải ở bên suốt đời. Tuổi trẻ của mình, Ann chọn Sài Gòn, một thành phố rộn ràng, sôi động, nhịp sống nhanh và có nhiều cơ hội hơn để Ann và những người trẻ như Ann học hỏi và phát triển. Sài Gòn trong mắt Ann cũng rất đẹp, rất duyên dáng, đáng để yêu. Còn Hà Nội, với Ann đó là kí ức, là kỉ niệm, là miền dịu dàng mà Ann luôn ấp ủ từ đáy tâm hồn. Hà Nội của Ann là mái nhà mà Ann sẽ luôn quay về nương náu trong cuộc hành trình tuổi trẻ, để lấy cho mình những năng lượng yêu thương và trong lành để bước tiếp. Cũng có thể một ngày kia, Ann thực sự trở về khi đã biết đủ, đã học đủ thì sao?

Có một điều lạ, Hà Nội trở thành chốn để “trở về” của không chỉ riêng người Hà Nội. Rất nhiều người con đất Việt, từ phương xa đến với Hà Nội, đã bày tỏ cảm xúc khi đặt chân đến Thủ đô có một cảm giác xúc động, thân thương như được “trở về”.

Có phải chăng bởi trong cuộc thiên di ngàn năm từ thời tiền nhân “mang gươm đi mở cõi” đến nay, trong mỗi con dân nước Việt vẫn còn mang những hạt giống từ ngàn xưa, vẫn mang nặng trong lòng cố hương Thăng Long xa thẳm. Hay bởi vì Hà Nội dịu dàng, duyên dáng quá, gần gũi thân thương quá, khiến cho khách phương xa cũng tưởng như được trở về mái nhà êm ái của chính mình, cũng được ấm ôm, vỗ vễ, được thương yêu bởi phố?

Chẳng biết nữa, chỉ biết là Hà Nội là một trong những vùng đất kì lạ của đất nước Việt mến yêu. Ở đó mang những năng lượng mạnh mẽ, chưa đựng đầy tiềm năng để bứt phá của một đô thị phát triển hàng đầu Việt Nam. Nhưng trong lòng Hà Nội cũng ẩn chứa biết bao câu chuyện cũ của ngàn xưa. Biết bao chứng nhân của lịch sử, của thời đại. Hà Nội, chốn ồn ã xô bồ trong cuộc mưu sinh của muôn người, nhưng cũng rất nhiều tĩnh lặng để mỗi người cư dân của phố dường như đều có thể trở thành một “triết gia” với những suy niệm sâu sắc về cuộc đời. Hà Nội, nơi mà người đi xa thì nhung nhớ, người nơi xa đến thì luyến lưu. Trên tất cả, đẹp biết mấy, chốn thương yêu để “trở về”, không chỉ của riêng người Hà Nội...

Tin cùng chuyên mục

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Đọc thêm

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.

Huế thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” thu hút hàng nghìn người dân, du khách tham dự.
(PLVN) - Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong việc tổ chức một hình thái lễ hội đương đại mang tầm quốc gia, quốc tế. Trải qua hơn 24 năm tồn tại và phát triển, Festival Huế đã khẳng định được thương hiệu trong lòng du khách gần xa. Festival Huế đã là một sự kiện văn hóa tiêu biểu, trở thành thương hiệu nổi tiếng trong nước và quốc tế, là dịp để giới thiệu và quảng bá hình ảnh, đất nước, con người và văn hóa Việt Nam nói chung và văn hóa Huế nói riêng một cách sinh động.

Hơn 300 doanh nghiệp Quảng Ninh tung gói kích cầu mùa du lịch cuối năm 2024

Một góc TP Hạ Long, Quảng Ninh điểm đến thân thiện và an toàn.
(PLVN) -  Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ công bố chương trình kích cầu du lịch “Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa”. Chương trình nhằm tăng sức hút du khách dịp cuối năm 2024. Thu hút h ơn 300 doanh nghiệp từ các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, điểm tham quan, và du thuyền đã tham gia .

Nâng hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn

Cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc góp phần thu hút du lịch và môi trường văn hóa, kinh tế phát triển (ảnh T.T)
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn. Cuốn sách tập trung làm rõ nhiều nội dung và phạm trù gắn với hình ảnh và bản sắc của địa phương cũng như cách thức vận hành để đạt đến một hình ảnh địa phương thu hút và hấp dẫn.