Ông Nguyễn Huy Tưởng, Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội về những kế hoạch phát triển công nghiệp – thương mại Thủ đô trong năm bản lề 2011.
Năm qua, giá trị sản xuất công nghiệp (SXCN) Hà Nội đạt hơn 108 nghìn tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm trước. Sau 5 năm (2006-2010) thực hiện Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực, đến nay thành phố đã có 53 sản phẩm chủ lực của 47 doanh nghiệp, chiếm 34% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn. Đồng thời, hầu hết các nhóm hàng xuất khẩu đều tăng trưởng, trong đó, nhóm sản phẩm công nghiệp (điện tử, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi, hàng dệt may …) luôn duy trì mức tăng trưởng cao. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn năm 2010 đạt gần 8.000 triệu USD, tăng 26,3% so với năm 2009 – Phó chủ tịch Nguyễn Huy Tưởng phấn khởi cho biết.
- Thưa ông, bước vào năm 2011, năm bản lề quan trọng, thành phố đã xác định ngành kinh tế nào là mũi nhọn, trọng tâm?
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định phát triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tậm. Tại Đại hội Đảng bộ lần thứ XV của thành phố, nhiệm vụ phát triển kinh tế cũng được đề ra như là một nhiệm vụ số một. Lãnh đạo thành phố nhấn mạnh phát triển công nghệ, dịch vụ cao trong đó có kinh tế tri thức. Đơn cử như bà con nông dân trước đây làm ra hạt gạo chỉ quan tâm nhiều đến giống, phân bón, thuốc trừ sâu, công lao động…., nay cần đầu tư vào máy móc hiện đại, chất xám của con người để làm ra những hạt gạo có chất lượng cao hơn, ngon hơn, được giá hơn.
Ông Nguyễn Huy Tưởng.
Đồng thời, cơ sở cần đề xuất các cơ chế chính sách khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mạnh công nghiệp chủ lực, công nghiệp phụ trợ, phát triển trung tâm thương mại dịch vụ hiện đại. Mặt khác, ược biết, Bộ Nông nghiệp và phát triển và nông thôn có chương trình “mỗi làng một nghề”, Sở Công Thương Hà nội phải kết hợp cùng với Bộ và Sở Nông nghiệp để phát triển nghề đi kèm với phát triển du lịch, dịch vụ… Đặc biệt, chúng ta phải quan tâm tới môi trường các làng nghề, cụm công nghiệp, nâng cấp các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm tư nhân; kiên quyết xử lý nghiêm, thậm chí đưa các cơ sở giết mổ nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh môi trường ra khỏi khu dân cư…
- Một trong những quy hoạch nhiều người ngóng đợi đó là Quy hoạch chợ Thủ đô, bao giờ quy hoạch này được công bố để hết nghịch cảnh “ngoài thành hàng rẻ, trong thành hàng đắt”, thưa ông?
Năm 2011, ngành Công Thương Hà Nội đặt mục tiêu: Giá trị SXCN tăng 13,3%, tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 30%, kim ngạch xuất khẩu tăng 14% so với năm 2010. Đặc biệt, ngành sẽ tập trung triển khai chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực và công nghiệp phụ trợ; thực hiện các biện pháp bình ổn giá, tổ chức các phiên chợ hàng Việt và hưởng ứng thực hiện cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Đã đến lúc lãnh đạo các huyện, phòng kinh tế các huyện phải suy nghĩ làm sao Hà Nội có thêm nhiều chợ đầu mối rau sạch, thịt sạch, nguyên nhiên, vật liệu… cận kề các cửa ngõ của Thủ đô, để không còn nghịch lý bà con nông dân kêu làm rau ra không có chỗ để bán, còn các trung tâm, siêu thị, tiểu thương trong nội thành lại “đổ” cho khan hàng nên bán đắt, giá cao… Nếu như các huyện không làm được chợ thì nên để doanh nghiệp đầu tư vào. Chúng ta phải xây dựng chợ liên kết, tổ chức như thế nào nhằm giúp kinh tế địa phương khá lên… - Xin cảm ơn ông! Mai Hoa (thực hiện)
- Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch mạng lưới bán buôn bán lẻ thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 hiện đã được nghiệm thu cấp cơ sở, hiện đang chờ Quy hoạch chung phát triển kinh tế, xã hội quốc gia và Quy hoạch Thủ đô được phê duyệt, sau đó, sẽ phê duyệt các quy hoạch của ngành công thương. Lưu ý, hai quy hoạch nói trên của ngành công thương cần chuẩn bị kỹ lưỡng các cơ sở pháp lý, khoa học, thực tiễn để báo cáo với Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội.