Hà Nội chi viện thuốc hiếm điều trị cho bệnh nhân covid-19 bị tổn thương 75% phổi

- Đây là người phụ nữ 61 tuổi trở về từ Mỹ. Bệnh nhân bị suy hô hấp nặng, rối loạn đông máu và có tình trạng "cơn bão cytokine" khá trầm trọng.

Can thiệp ECMO nếu bệnh nhân diễn biến nặng hơn

Trao đổi với PV Dân trí về trường hợp nữ bệnh nhân Covid-19 61 tuổi, diễn biến nặng (BN1465), BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) cho biết: "Hiện bệnh nhân có tổn thương phổi rộng, trên 75%, trao đổi oxy kém. Các chỉ số xét nghiệm cho thấy bệnh nhân có tình trạng "cơn bão cytokine" tương đối trầm trọng. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có các chỉ số cho thấy có tình trạng tổn thương tim, rối loạn đông máu nặng".

Hà Nội: Ca Covid-19 nặng tổn thương phổi 75%, chi viện thuốc hiếm điều trị - 1

BSCKII Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) chia sẻ về tình trạng của BN1465

Giải thích rõ hơn về cơn bão cytokine, theo BS Cấp, đây là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh, dẫn đến phản ứng viêm toàn thể.

Cụ thể, cytokine là nhưng hoạt chất trung gian giúp các tế bào miễn dịch thông tin và tương tác với nhau. Khi các thông tin và tương tác này bị rối loạn sẽ dẫn đến đáp ứng miễn dịch bị rối loạn.

"Đáp ứng miễn dịch quá mức do bão cytokine khiến các tế bào bị tổn hại. Những diễn biến nặng ở bệnh nhân nhiễm Covid-19 do hậu quả của bão cytokine gây ra", BS Cấp phân tích.

Hiện tại, BN1465 đang được điều trị trong phòng áp lực âm, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Kim Chung. Vì có tình trạng suy hô hấp nên bệnh nhân đã được hỗ trợ hô hấp bằng máy thở xâm nhập. Bệnh nhân cũng được theo dõi sát tình trạng sức khỏe.

BS Cấp nhận định về tiên lượng của bệnh nhân: "Hiện chúng tôi vẫn đang kiểm soát được tình trạng hô hấp của bệnh nhân bằng máy thở. Tuy nhiên vẫn sẵn sàng triển khai ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo) nếu tình trạng hô hấp của bệnh nhân tiếp tục diễn biến nặng".

Cũng theo chuyên gia này, việc có bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng là điều đã được dự đoán từ trước.

"Thống kê chung trên thế giới cứ 100 bệnh nhân Covid-19, sẽ có khoảng 19-20 ca nặng. Nếu kiểm soát tốt các yếu tố bệnh sinh thì chỉ 4-5 ca diễn tiến nguy kịch. Nếu không kiểm soát tốt hoặc bệnh xảy ra ở nhóm bệnh nhân có nhiều bệnh nền con số này có thể lên 9-11 ca. Tỷ lệ này luôn luôn xảy ra. Do đó, Bệnh viện luôn có kế hoạch sẵn sàng ứng phó trong trường hợp có bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng", BS Cấp nói.

Dùng thuốc hiếm để điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng

Hội đồng chuyên môn Bộ Y tế cho biết sẽ điều phối thuốc hiếm Remdesivir từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam, hỗ trợ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương để kịp thời điều trị cho người bệnh.

Thuốc Remdesivir là một loại kháng virus dưới dạng truyền tĩnh mạch, mỗi đợt điều trị dùng 10 ngày. Thuốc đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA ở Mỹ cho phép sử dụng trong điều trị Covid-19.

Hà Nội: Ca Covid-19 nặng tổn thương phổi 75%, chi viện thuốc hiếm điều trị - 3

Theo BS Cấp, thuốc Remdesivir có công dụng rút ngắn thời gian mang triệu chứng và cải thiện diễn biến ở bệnh nhân Covid-19.

Với BN1465 đã diễn biến nặng, thuốc Remdesivir sẽ là một phương án hỗ trợ thêm.

Trước đó, BN1465 trở về từ Mỹ ngày 21/12. Đến ngày 26/12, bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi và được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Quốc Oai (Hà Nội), sau đó chuyển sang Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vào ngày 31/12.

Từ khi nhập viện, bệnh nhân thường xuyên xuất hiện cơn rét run, mệt nhiều. Cách đây 4 ngày, BN1465 xuất hiện suy hô hấp. Sau khi được thở hỗ trợ oxy vẫn không có dấu hiệu cải thiện nên được can thiệp thở máy.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử cắt một phần tuyến giáp, có thể ảnh hưởng đến tuyến cận giáp dẫn đến rối loạn các loại điện giải. Bệnh nền cũng là một trong những yếu tố khiến tình trạng bệnh nhân diễn tiến phức tạp thêm.

Đọc thêm

Ngành Y tế hướng về đồng bào vùng bão lũ

Các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Bạch Mai nỗ lực tìm cách cứu bệnh nhi vụ sạt lở ở Làng Nủ. (Ảnh: Thế Anh)
(PLVN) - Sau khi cơn bão đi qua, lũ rút cũng là lúc gánh nặng bệnh tật đè nặng lên vai ngành y tế các vùng bị ảnh hưởng, thấu hiểu được những khó khăn đó, ngành Y tế cả nước đồng lòng chia sẻ gánh nặng với đồng bào vùng bão lũ.

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM

VNVC chủ lực trong chiến dịch tăng tốc độ bao phủ vắc xin sởi cho trẻ em TP HCM
(PLVN) - Với kinh nghiệm tiêm chủng vắc xin nhiều năm của hệ thống tiêm chủng uy tín hàng đầu, VNVC là đơn vị chủ lực đồng hành Sở Y tế TP HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ em 1-10 tuổi. Bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin, VNVC đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả phòng bệnh cao.

Đề phòng nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' khi mưa lũ

Tay trái của người bệnh Trần Anh T. khi phát bệnh
(PLVN) - Bác sĩ khuyến cáo người dân cần chú ý giữ gìn sức khỏe, cẩn trọng khi ăn uống, sinh hoạt, bởi trong tình hình lũ như hiện nay, có nhiều nguy cơ nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người' Aeromonas Hydrophila qua đường ăn uống, sử dụng nguồn nước không đảm bảo...

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ

Nhà thuốc Long Châu đồng hành cùng Báo Pháp luật Việt Nam cứu trợ vùng lũ
(PLVN) - Nhằm góp phần cùng cả nước chia sẻ khó khăn với đồng bào miền Bắc đang oằn mình trong thiên tai, đồng hành cùng Đoàn công tác đặc biệt của Báo Pháp luật Việt Nam đến với bà con vùng lũ, Hệ thống Nhà thuốc và Trung tâm Tiêm chủng FPT Long Châu đã nhanh chóng tham gia hỗ trợ 1.000 suất quà là dược phẩm thiết yếu.

Phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão

Sở Y tế Hà Nội kiểm tra vật tư y tế, thuốc men đáp ứng công tác phòng, chống dịch sau bão số 3. (Nguồn: Sở Y tế Hà Nội).
(PLVN) - Trong bối cảnh thiên tai nối tiếp thiên tai tại các tỉnh miền Bắc, bên cạnh công tác ứng phó, khắc phục thiệt hại do bão, công tác phòng, chống dịch bệnh trong và sau mùa mưa bão cũng được đặt lên hàng đầu.

Mưa lũ, tuyệt đối không ăn thịt động vật chết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Trước tình hình ngập lụt diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bộ Y tế khuyến khích người dân nên sử dụng thực phẩm chế biến sẵn. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.

Phát động cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3

GS. TS Trần Văn Thuấn tặng hoa chúc mừng các thành viên Hội đồng giám khảo cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3.
(PLVN) - Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn lần 3 bắt đầu từ ngày 10/9 và kéo dài 3 tháng, nhằm lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng về nỗ lực chiến thắng bản thân để trở nên khỏe hơn, đẹp hơn.