Hà Nội báo động lũ trên sông Hồng, 10 quận nội thành nguy cơ ngập, ùn tắc cục bộ

Báo động lũ trên sông Hồng (Ảnh minh họa).
Báo động lũ trên sông Hồng (Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội vừa ra lệnh báo động lũ trên sông Hồng tại địa phận một số quận và huyện trên địa bàn thành phố.

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội vừa ra Lệnh báo động lũ cấp độ I trên sông Hồng.

Theo Lệnh báo động, mực nước sông Hồng tại Hà Nội (đo tại Long Biên) hồi 11h10 ngày 10 tháng 9 năm 2024 là 9,50 m. Mực nước báo động I là 9,50 m.

Do vậy, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội đã lệnh Báo động I trên sông Hồng vào hồi 11h10 ngày 10 tháng 9 năm 2024 tại địa phận các quận: Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm.

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên và các huyện: Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm, các đơn vị ở địa phận trên và các ngành, các cán bộ đã được giao nhiệm vụ thi hành nghiêm chỉnh những quy định khi có lệnh báo động.

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, khu vực nội thành Hà Nội đang có mưa to đến rất to. Dự báo trong 3-6 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 40-70mm, có nơi trên 80mm.

Đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 10-20cm. Đáng lưu ý, một số tuyến phố có khả năng ngập sâu tới 25-30cm bao gồm: Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm và Hà Đông.

Cụ thể tại quận Tây Hồ các tuyến phố chính có nguy cơ ngập: đường Thụy Khuê, Dương Quảng Hàm, Phúc Xá;

Tại quận Ba Đình có tuyến phố chính có nguy cơ ngập như: Thành Công, Huỳnh Thúc Kháng, La Thành, Liễu Giai, Điện Biên Phủ, Núi Trúc, Ngọc Khánh, Nguyễn Trường Tộ...;

Tại quận Hoàn Kiếm có các phố Phùng Hưng, Liên Trì-Nguyễn Gia Thiều, ngã tư Tạ Hiện-Lương Ngọc Quyến, Đinh Liệt, Nguyễn Siêu-Ngõ Gạch, Tông Đản, Quang Trung-Trần Quốc Toản, Thợ Nhuộm, Bà Triệu, Điện Biên Phủ, Quán Thánh, ngã ba Đường Thành-Hàng Nón đều có nguy cơ ngập.

Tại quận Đống Đa cần chú ý các phố Huỳnh Thúc Kháng, Thái Hà, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Tôn Đức Thắng, Khâm Thiên, Lê Duẩn, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, Kim Liên….

Tại quận Thanh Xuân có nhiều tuyến dễ ngập nhất bao gồm Lê Trọng Tấn, Hoàng Văn Thái, Nguyễn Ngọc Nại, Vương Thừa Vũ, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Tuân, Lương Thế Vinh, Nguyễn Xiển, Quan Nhân-Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huy Tưởng, Phùng Khoang, đường Tố Hữu đoạn từ Lương Thế Vinh đến Trung Văn…

Tại quận Hai Bà Trưng, người dân cần lưu ý đê Nguyễn Khoái, Lạc Trung, Mạc Thị Bưởi, Hàng Chuối, Trần Xuân Soạn, Thanh Nhàn và Yéc-xanh.

Tại quận Cầu Giấy, khu vực ngã tư Dương Đình Nghệ-Nam Trung Yên (phía sau tòa nhà Keangman), Hoàng Quốc Việt đoạn gần Đại học Điện Lực, Phan Văn Trường, Phùng Chí Kiên, Trần Bình và phố Hoa Bằng đều đặc biệt cần lưu ý.

Tại quận Hoàng Mai có các phố Thịnh Liệt, đường Đền Lừ, Hoàng Mai, phố Vĩnh Hưng, Trương Định, Lĩnh Nam, Định công và các tuyến khác.

Tại quận Nam Từ Liêm cũng cần lưu ý Đỗ Đức Dục, Phùng Khoang, hầm chui dân sinh qua Đại lộ Thăng Long…

Tại quận Hà Đông cần lưu ý phố Triều Khúc, đường Quyết Thắng, Phùng Hưng, Tô Hiệu, Yên Nghĩa ...

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cảnh báo cấp độ rủi ro do thiên tai do ngập lụt ở cấp 1. Các phương tiện tham gia giao thông trên các tuyến này có thể gặp khó khăn, gây tắc nghẽn cục bộ.

Tin cùng chuyên mục

Tình trạng người dân mua bán rùa và các loài động vật hoang dã khác để phóng sinh vào khu vực ao, hồ, hay sông tại các đền, chùa vẫn diễn ra phổ biến. Ảnh ENV

Phóng sinh động vật hoang dã – thiện hay ác?

(PLVN) - Là chủ đề của phim ngắn truyền thông thứ 58 vừa được Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV) ra mắt. Phim đề cập đến một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay là thực trạng mua rùa (phần lớn có nguồn gốc từ tự nhiên) để phóng sinh.

Đọc thêm

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông. Ảnh: Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia
(PLVN) - Chiều 16/9, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia đã có những chia sẻ về áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông.

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội

Bảo tồn các loài bị đe dọa tại Hà Nội
(PLVN) - Chiều ngày 16/09/2024, Trung tâm Bảo tồn thiên nhiên và Phát triển (CCD) chính thức khởi động dự án “Bảo tồn các loài bị đe dọa tại thành phố Hà Nội”, tập trung vào các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công tác bảo vệ rừng và bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Chung tay dọn tàn dư bão, khôi phục cảnh quan phố phường Hà Nội

Những ngày sau bão, ngổn ngang cây bật gốc trên vỉa hè nhiều tuyến phố Hà Nội.
(PLVN) -  Hưởng ứng Lễ phát động toàn dân tham gia tổng vệ sinh môi trường khắc phục hậu quả bão số 3 do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội và quận Ba Đình phối hợp tổ chức, các lực lượng chức năng, người dân và sinh viên Thủ đô tích cực chung tay dọn dẹp những tàn dư mưa bão, khôi phục cảnh quan các tuyến phố...

Thời tiết đáng chú ý những tháng cuối năm 2024

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh trong tháng 11-12/2024, trong đó hiện tượng rét đậm ở Bắc Bộ có khả năng xuất hiện từ nửa cuối tháng 12. Mùa mưa ở Tây Nguyên và Nam Bộ có thể kết thúc muộn hơn.

Chuyện về những tán cây lâu đời tại Hà Nội

Cây đại thụ bị bật gốc tại khu vực vườn hoa Lý Thái Tổ khiến nhiều người tiếc nuối. (Ảnh: Linh Chi)
(PLVN) - Trước những tổn thất nặng nề từ cơn bão, những gốc cây đẹp và cao tuổi nhất của Hà Nội đã bị quật ngã. Những hàng cây từng là biểu tượng của sự sống và vẻ đẹp của thành phố giờ đây chỉ còn sống lại trong ký ức của những người từng sinh ra, lớn lên và gắn bó với Thủ đô.

Phát triển đô thị chống chịu thiên tai

Bão Yagi gây ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng, mỹ quan đô thị. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Những tác động nghiêm trọng của bão số 3 Yagi đối với Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố miền Bắc cho thấy mức độ “mong manh” của các đô thị trước tác động của biến đổi khí hậu. Trong khi đó, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bất thường như mưa bão, lũ lụt, nắng nóng kéo dài đang có xu hướng xảy ra nhiều hơn, khó dự đoán hơn, đe dọa đến môi trường và đời sống con người.