Hà Nội: Bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô năm 2024

Quang cảnh cuộc họp.
Quang cảnh cuộc họp.
0:00 / 0:00
0:00

(PLVN) - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô năm 2024 (sau đây gọi là Luật Thủ đô) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

TP Hà Nội soạn thảo, ban hành 114 văn bản

Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô chủ trì phiên họp của Tổ.

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Phạm Quí Tiên; đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội và các sở ban, ngành TP.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Ngô Anh Tuấn đã triển khai Quyết định số 4279/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.

Theo đó, Tổ công tác có 3 nhiệm vụ chính gồm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc TP trong công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô; phối hợp với các bộ, ngành trong triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ và cơ quan của Trung ương về thi hành Luật Thủ đô; điều phối, gắn kết việc triển khai thi hành Luật Thủ đô với việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô.

Về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, TP Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn tham gia xây dựng 6 Nghị định, gồm Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của UBND phường của Hà Nội; Nghị định quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp; Nghị định quy định chi tiết về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Cùng với đó là Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm; Nghị định quy định chi tiết Luật Thủ đô về hợp đồng xây dựng - chuyển giao và Nghị định quy định về thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Về tiến độ xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô, theo thẩm quyền, HĐND, UBND TP sẽ soạn thảo, ban hành 114 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt; có 87 văn bản là Nghị quyết do HĐND TP ban hành và 27 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của UBND TP.

Trong 114 văn bản, tiến độ trong năm 2024 ban hành 39 văn bản, các văn bản còn lại được ban hành trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Tháo gỡ vướng mắc để đảm bảo tiến độ, hiệu quả ban hành văn bản

Tại phiên họp, các thành viên Tổ công tác xác định rõ các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản để tổ chức thi hành Luật Thủ đô.

Cùng đó, Tổ công tác cũng đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ, hiệu quả của việc soạn thảo, ban hành các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Phát biểu kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình UBND TP và HĐND TP xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Ông Lê Hồng Sơn yêu cầu, với vai trò cơ quan thường trực Tổ công tác, Sở Tư pháp phải xác định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện như tổ chức hội thảo, tọa đàm, đề xuất thuê chuyên gia… nhằm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt thi hành Luật Thủ đô, báo cáo TP xem xét.

Hiện nay, TP Hà Nội đang tích cực chuẩn bị các điều kiện để triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Trong đó, lãnh đạo TP xác định, để triển khai Luật nói riêng và các văn bản pháp luật nói chung, công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quy định chi tiết là nhiệm vụ quyết định đến tính khả thi, hiệu quả khi thi hành.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nhưng cũng rất khó khăn đối với TP.

Để triển khai nhiệm vụ quan trọng này, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Trương Việt Dũng cho biết, TP đã chuẩn bị và đôn đốc các đơn vị, địa phương được giao thẩm quyền chủ động vào cuộc với tinh thần “từ sớm, từ xa”, từ trước khi Luật Thủ đô được Quốc hội khóa XV thông qua.

Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Xuân Lưu thông tin, để đôn đốc công tác phối hợp 53 nhiệm vụ trong Luật Thủ đô, Sở đã thành lập Tổ công tác. Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP vừa qua, Sở đã chủ động tham mưu HĐND TP bổ sung vào kế hoạch chi ngân sách kinh phí 10 tỷ đồng để triển khai nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trong Luật Thủ đô.

Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 4279/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Theo đó, Tổ công tác gồm 46 thành viên, trong đó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh là Tổ trưởng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Lê Hồng Sơn là Tổ phó Thường trực. Các Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Trọng Đông, Dương Đức Tuấn, Hà Minh Hải, Nguyễn Mạnh Quyền, Vũ Thu Hà là Tổ phó.

Tổ giúp việc của Tổ công tác có 41 thành viên, trong đó Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn là Tổ trưởng.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Lão nông hơn 80 tuổi thích lo 'chuyện bao đồng'

Lão nông hơn 80 tuổi thích lo 'chuyện bao đồng'
(PLVN) - Nhờ sự quan tâm, lãnh đạo sâu sát, tâm huyết của Đảng bộ, chính quyền xã Vĩnh Phú Đông (huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu) và sự chung sức, đồng lòng của gần 300 hộ dân tộc Khmer trên địa bàn, ấp Vĩnh Lộc đã giữ vững danh hiệu ấp văn hóa gần 20 năm qua.

Cà Mau lan tỏa thông điệp, nhận thức về Chuyển đổi số

Cà Mau lan tỏa thông điệp, nhận thức về Chuyển đổi số
(PLVN) - Để lan tỏa thông điệp và thu hút sự quan tâm, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp về tiến trình Chuyển đổi số quốc gia, UBND tỉnh Cà Mau đã phát động tháng cao điểm thực hiện Ngày Chuyển đổi số với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.

Kêu gọi ủng hộ người vùng lũ Lào Cai đồ dùng trong nhà, dụng cụ lao động, vật tư y tế

Lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
(PLVN) -  “Để tiếp tục hỗ trợ Nhân dân ổn định cuộc sống sau thiên tai, Ban vận động cứu trợ tỉnh Lào Cai trân trọng đề nghị và mong muốn các cơ quan, đơn vị, các nhà hảo tâm, các mạnh thường quân, cộng đồng doanh nghiệp tiếp tục ủng hộ thông qua chuyển khoản hoặc hàng hóa, hiện vật khắc phục hậu quả sau thiên tai gây ra để ổn định cuộc sống”, Ban vận động cứu trợ tỉnh Lào Cai kêu gọi.

Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên tại Quảng Ngãi được rao bán trên mạng là lừa đảo

Tài liệu ôn thi viên chức giáo viên tại Quảng Ngãi được rao bán trên mạng là lừa đảo
(PLVN) - Kế hoạch tuyển dụng giáo viên năm 2024 của tỉnh Quảng Ngãi mới được ban hành, các đơn vị liên quan còn đang soạn thảo nội dung nhưng trên mạng xã hội đã quảng cáo, rao bán tài liệu ôn thi với giá 300.000 – 400.000 đồng/bộ. Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Ngãi cảnh báo, việc bán đề thi trên mạng như trên là hình thức lừa đảo, người dân cần cảnh giác. 

Tạo thể chế hiệu lực, hiệu quả, thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển Thủ đô

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Thủ đô.
(PLVN) - Luật Thủ đô là bước thể chế hoá quan trọng các chủ trương, đường lối, chỉ đạo của Đảng về xây dựng và phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị và các chủ trương có liên quan đến phát triển Thủ đô tại Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW và các nghị quyết khác của Đảng có liên quan. Luật đã đảm bảo được tính đồng bộ, thống nhất khi được triển khai thực hiện và 2 Quy hoạch Thủ đô sau khi được phê duyệt.

Vịnh Hạ Long đón hơn 6.000 lượt khách sau bão số 3

Sau bão số 3, Vịnh Hạ Long đã đón khách du lịch trở lại từ 10/9.
(PLVN) - Ngay sau khi cơn bão số 3 qua đi, tỉnh Quảng Ninh nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão, từ ngày 10/9 đến nay, Vịnh Hạ Long đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du lịch nước ngoài.