Hà Giang bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, khắc phục tình trạng thiếu giáo viên

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chiều 7/8, Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Hà Giang giai đoạn 2023 - 2030 họp phiên quý II năm 2024 bàn về các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất và tình trạng thiếu giáo viên trên địa bàn.

Theo báo cáo của ngành giáo dục tỉnh Hà Giang, tính đến ngày 30/7, toàn tỉnh hiện có 807 cơ sở giáo dục, 1.192 điểm trường, 202 lớp ghép.

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: M.S

Quang cảnh phiên họp. Ảnh: M.S

Các huyện, thành phố đã thành lập 6 trường THCS trọng điểm về chất lượng giáo dục; hoàn thành chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho 1.031 giáo viên các cấp; có 93,13% số giáo viên toàn tỉnh đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục, tính đến tháng 6/2024, có 66,04% phòng học đạt tỷ lệ kiên cố; 31,49% là phòng bán kiên cố và 2,46% là phòng học tạm. Số lượng thiết bị dạy học tối thiểu bậc mầm non đạt 46,9%, bậc tiểu học đạt 46,4%, THCS đạt 43,1%, THPT đạt 54,1%.

Toàn tỉnh hiện có 340/601 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, đạt 56,57%; 100% các trường mầm non, nhóm trẻ tư thục thực hiện đầy đủ, hiệu quả chương trình giáo dục mầm non; 100% trẻ dân tộc thiểu số đến trường được tăng cường tiếng Việt.

Tuy nhiên, ngành giáo dục Hà Giang đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức như tỷ lệ trường học trên địa bàn tỉnh có nhà vệ sinh chưa đạt chuẩn còn chiếm 54,4%; 688/8.172 giáo viên được đánh giá năng lực không đạt, chiếm 8,42%.

Điểm trung bình các môn thi trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 xếp thứ 63/63 tỉnh, thành phố.

Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục của Hà Giang còn thiếu thốn rất nhiều, chưa đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, toàn tỉnh còn thiếu trên 2.000 giáo viên so với quy định.

Công tác đánh giá học sinh giữa kết quả cuối năm và kết quả thi tuyển sinh vào lớp 10 có sự chênh lệch lớn; việc tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng học sinh và giáo viên chưa hiệu quả…

Tại phiên họp, các huyện, thành phố và thành viên Ban Chỉ đạo đã tập trung thảo luận các giải pháp khắc phục khó khăn về tình trạng thiếu giáo viên, xóa lớp ghép, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục cho các trường học, đảm bảo chế độ chính sách đối với giáo viên, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng giáo viên và các nhiệm vụ chuẩn bị cho năm học mới.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Thào Hồng Sơn khẳng định: Với điều kiện thực tiễn của tỉnh Hà Giang, việc nâng cao chất lượng giáo dục không thể làm một chốc, một lát mà cần có thời gian, bền bỉ, lâu dài và cần sự chung tay, vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Thào Hồng Sơn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: M.S

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Giang Thào Hồng Sơn phát biểu tại phiên họp. Ảnh: M.S

Do đó, ông Sơn yêu cầu ngành Giáo dục tỉnh Hà Giang cần nghiên cứu tham mưu cho Ban Chỉ đạo và tỉnh xây dựng đề án đào tạo, thu hút nguồn nhân lực cho ngành giáo dục tỉnh nhà, đặc biệt là khắc phục tình trạng khó tuyển, thiếu đội ngũ giáo viên Tiếng Anh, Tin học, âm nhạc, mỹ thuật. Nghiên cứu giải pháp khắc phục tình trạng thiếu giáo viên bằng phương pháp dạy và học trực tuyến cũng như thống nhất trong toàn tỉnh việc chi trả tiền dạy thêm giờ cho giáo viên;

Thực hiện công khai, minh bạch trong công tác luân chuyển cán bộ; nghiên cứu phương án xây dựng cụm trường liên xã, cụm điểm trường liên thôn vừa giải quyết tình trạng thiếu giáo viên vừa nâng cao chất lượng giáo dục…

Đọc thêm

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện

An Giang đã đặt ưu tiên hàng đầu vào nhiệm vụ xây dựng con người toàn diện
(PLVN) - Ngày 18/9, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang tổ chức Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW (ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI) và Chương trình hành động 33-CTr/TU (ngày 21/5/2015 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Bình Định thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Trong tháng 9/2024, Bình Định sẽ tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Mỗi địa phương trên địa bàn tỉnh cũng sẽ có ít nhất 01 sản phẩm chủ lực để thực hiện mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông nghiệp.

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó

Bão số 4 tiến gần, các địa phương gấp rút triển khai phương án ứng phó
(PLVN) -  Áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4, dự kiến sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Trung. Trước tình hình này, các địa phương như Hải Phòng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Bình và Bình Định đã nhanh chóng triển khai phương án ứng phó, đồng thời siết chặt việc quản lý và cấm tàu thuyền ra khơi.

Việt Nam - Campuchia: Tiếp tục phối hợp tìm kiếm hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Lưu Trung - Trưởng Ban Chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ tỉnh Kiên Giang ký kết với ban Chuyên trách tỉnh Pearh Sihanouk, Campuchia.
(PLVN) - Đoàn cán bộ Ban Chuyên trách tỉnh Kiên Giang do ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chuyên trách tỉnh Kiên Giang làm trưởng đoàn vừa tổ chức ký kết hợp tác với Ban Chuyên trách các tỉnh Koh Kong, PreahSihanouk, Kam Pốt, Kép thuộc Vương quốc Campuchia để  tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam hy sinh trong các thời kỳ chiến tranh tại Campuchia, giai đoạn XXIV (mùa khô 2024 – 2025).

Hà Nội: Dự kiến ra mắt Trung tâm Phục vụ hành chính công vào đầu tháng 10

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - TP Hà Nội là địa phương đầu tiên hoàn thành Đề án thí điểm và thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công theo chỉ đạo của Thủ tướng. Dự kiến, Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ ra mắt vào đầu tháng 10 tới, với mục tiêu tiếp nhận thủ tục hành chính không phụ thuộc vào địa giới hành chính; giảm đầu mối bộ phận “một cửa”.

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc

Tin vui nhân sự tại Vĩnh Phúc
(PLVN) -  Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 3 đơn vị có tin vui về nhân sự: Ông Đặng Công Hòa vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Dương; ông Đàm Hữu Khanh được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, nhiệm kỳ 2021 – 2026; Ông Nguyễn Thái Sơn – Chủ tịch HĐND huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) vừa được bầu giữ chức Chủ tịch UBND huyện Tam Đảo, nhiệm kỳ 2021 – 2026.