Gương sáng y sĩ biên phòng ở bản vùng biên Phà Lõm

Y sĩ, Thiếu tá Phương đang điều trị cho bệnh nhân tại Trạm quân dân y kết hợp tại Đồn Biên phòng Tam Hợp.
Y sĩ, Thiếu tá Phương đang điều trị cho bệnh nhân tại Trạm quân dân y kết hợp tại Đồn Biên phòng Tam Hợp.
(PLVN) - Ngoài nhiệm vụ bảo vệ an ninh biên giới Tổ quốc, y sĩ, Thiếu tá Trần Xuân Phương, cán bộ quân y, Đồn Biên phòng Tam Hợp (BĐBP Nghệ An) còn một nhiệm vụ quan trọng không kém là lo cho sức khỏe của đồng đội, đồng bào dân bản.  

Hết lòng với người dân

Phà Lõm là bản làng biên giới xã Tam Hợp, huyện miền núi Tương Dương, nơi sinh sống 112 hộ dân/ 700 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông. Cách đây gần 30 năm, địa bàn Phà Lõm hết sức phức tạp, khu vực giáp ranh biên giới nên bọn phỉ lợi dụng tuyên truyền, kích động chống phá cách mạng. 

Với sự vào cuộc của chính quyền các cấp, cùng với sự giúp sức sức của BĐBP Nghệ An, cuộc sống nơi đây đã trở lại bình yên. Bản Phà Lõm đã có điện lưới quốc gia để sử dụng, đường giao thông ô tô vào tận bản. Tuy thế, việc khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người dân vẫn còn những hạn chế nhất định.

Để ra trung tâm y tế huyện, người dân phải vượt hơn 75km đường rừng trong 3-4 tiếng đồng hồ mới đến nơi. Nếu trường hợp cấp bách mới phải di chuyển quãng đường xa như thế, còn với những bệnh bình thường thì Trạm Quân dân y kết hợp bản Phà Lõm là một điểm đến mà người dân tin tưởng.

Trước đây, người dân thường sử dụng các phương pháp chữa bệnh dân gian, nhưng cũng có bệnh khỏi, bệnh thì không khỏi mà còn nặng hơn. Từ ngày thành lập Trạm quân dân y tại bản Phà Lõm, người dân đã yên tâm hơn khi đau ốm xảy ra.

Ngoài những liều thuốc Tây y được đưa từ miền xuôi lên để phục vụ khám chữa bệnh, vườn thuốc nam với đủ loại dược liệu luôn xanh tốt dưới bàn tay của các chiến sỹ quân y. 

Hôm chúng tôi đến, chứng kiến cảnh đang chăm sóc vườn thuốc Nam thì bỗng có người đến với chứng đau bụng, y sĩ, Thiếu tá Trần Xuân Phương lập tức rửa chân tay để vào thăm khám cho dân. Trên giường bệnh, anh Xồng Rà Lầu, người dân trong bản đang nhăn nhó với cái đau, miệng liên tục rên nhỏ. Xồng Rà Lầu cho biết, cái u nhọt đang sưng lên mấy ngày nay, nhưng vẫn cố gắng chịu đựng vì nghĩ là nó tự khỏi. 

Qua thăm khám cho thấy cái nhọt được dùng thuốc lá đắp vào đã sưng tấy lên do nhiễm trùng. Sau khi sát trùng, bệnh nhân được phát một liều thuốc kháng sinh về nhà uống, trước khi về y sĩ Phương không quên nhắc nhở phải giữ gìn vệ sinh ít hôm nữa quay lại để nặn ra mới khỏi. Lầu nhăn nhó: “Ta đau quá không chịu được mới phải bỏ dở khi đang đi rẫy về nên chưa có mang tiền, cán bộ Phương cho nợ tiền thuốc nhé”… 

Vừa chia tay Xồng Rà Lầu để chuẩn bị bữa cơm tối thì một thanh niên chân máu me bê bết được người thân cõng vào Trạm quân dân y. Lầu Nhìa Lồng vừa được cõng từ trên rẫy xuống, do chặt cây rừng làm gậy nhưng không may dao va vào chân rách toác cả mảng da. Lập tức bệnh nhân được sơ cứu cầm máu, vệ sinh, băng bó rồi mới cho thuốc về nhà điều trị. 

Từ ngày về đây công tác, y sĩ Phương cũng như những đồng đội khác đều cố gắng học và nói thành thạo được tiếng đồng bào Mông để thuận tiện hơn trong giao tiếp. Nhờ sự nhiệt tình, chăm chỉ và luôn hết lòng với người dân nên y sĩ Phương được già làng Xồng Chống Của nhận làm con nuôi, Phương gọi già làng là bố.

Qua lời kể của Già làng Xồng Chống Của cho thấy ông rất tự hào về người con nuôi của mình. “Thằng Phương không những mang thuốc chữa bệnh cho dân bản mà còn chỉ cho dân ta biết sống hợp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh nên bà con ở đây quý lắm…”, già Của chia sẻ. 

“Bệnh viện thu nhỏ” của dân bản

Công việc tại Trạm quân dân y như một bệnh viện thu nhỏ, hết người này lại đến người khác đến, người thì đến hỏi thăm, người thì xin thuốc, người chữa bệnh. Công việc liên tục suốt cả ngày, có khi cả đêm, đang ngủ cũng có người đến nhờ khám.

Y sĩ Phương cũng luôn cởi mở, sẵn sàng với tất cả các bệnh nhân. Từ đau ốm bệnh tật cho đến sinh đẻ cũng đều được đưa đến trạm để nhờ giúp đỡ, điều đó cho thấy người dân nơi đây tin tưởng vào lực lượng biên phòng nói chung và sự tận tâm của các chiến sỹ quân y. “Không những chỉ người Việt đau ốm mới tìm đến, nhiều người dân Lào bên kia biên giới những lúc đau ốm cũng chạy sang Trạm quân dân y để khám chữa bệnh”, Thiếu tá Phương nói.

Tại Trạm quân dân y, dụng cụ hỗ trợ cho cán bộ quân y rất đơn giản chỉ có ống nghe, bộ đo huyết áp, cặp nhiệt kế cùng những thiết bị có thể dùng cho ca tiểu phẫu thông thường. Thượng tá Phạm Huy Hoàng, Chính trị viên Đồn BP Tam Hợp cho biết, trang thiết bị còn thiếu thốn nhiều, thuốc cấp cho các trạm quân dân y cũng không đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân. Ngoài thuốc được cấp ra thì y sĩ Phương còn phải dùng tiền lương để mua bổ sung phục vụ việc khám chữa bệnh cho bà con. 

Thiếu tá Phương chia sẻ, thuốc cấp phát có một số được miễn phí, một số phải thu tiền vì thuốc đó phải mua từ miền xuôi lên. Nếu bắt được bệnh mà thuốc không đảm bảo cũng không thể điều trị dứt điểm nên cũng cần phải mua thuốc tốt để đảm bảo hơn.

Để đảm bảo an toàn cho người bệnh thì cần thận trọng trong việc chữa bệnh tại chỗ cho bà con hay chuyển bệnh nhân lên tuyến trên thì phải hết sức thận trọng.

Hơn 20 năm công tác ở nhiều địa bàn, y sĩ, Thiếu tá Phương có thể sử dụng thành thạo tiếng của đồng bào Thái, đồng bào Mông và Khơ Mú trong giao tiếp cũng như để thăm khám bệnh. Cũng có những lúc dân bản lại thấy y sĩ Phương cùng đồng đội giúp dân làm rẫy, trồng cây, dựng nhà…  Bên cạnh đó tuyên truyền vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống văn hóa tại khu dân cư, luôn thầm lặng làm tròn trách nhiệm mỗi ngày…

Đọc thêm

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.

Suy hô hấp cấp vì mắc sởi

Sau 4 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã tỉnh táo, giảm sốt, mức độ tiêu chảy giảm nhiều. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam, 56 tuổi ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt cao, phát ban ở vùng đầu, mặt và cổ sau chuyển biến suy hô hấp cấp.

Quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh

TP Cần Thơ đẩy mạnh quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh trên địa bàn. (Nguồn: Sở GD&ĐT TP Cần Thơ)
(PLVN) -  Việc hầu hết các em học sinh (HS) khi gặp vấn đề tâm lý không biết phải gặp ai, làm gì để giúp các em vượt qua là phản ánh rõ nét cho thấy công tác chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Việt Nam hiện vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch

Cứu cô gái 26 tuổi viêm cơ tim biến chứng nguy kịch
(PLVN) - Các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯ CT) mới cứu sống bệnh nhân 26 tuổi bị viêm cơ tim biến chứng choáng tim – suy đa cơ quan bằng kỹ thuật ECMO (trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể - PV).

Thận trọng khi ăn hạt sen

Hạt sen bổ nhưng một số người nên thận trọng khi ăn (Ảnh: Internet)

(PLVN) - Hạt sen là một loại nguyên liệu được yêu thích trong ẩm thực Việt Nam bởi hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, một số người thận trọng khi ăn hạt sen - cần hạn chế hoặc không ăn loại hạt này để tránh những vấn đề sức khỏe không mong muốn.

Để tai nạn thương tích không còn là gánh nặng

Trẻ em - đối tượng rất dễ bị tai nạn thương tích. (Ảnh: BV Sản Nhi tỉnh Phú Thọ)
(PLVN) - Tai nạn thương tích là một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người dân trên toàn thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, số liệu thống kê từ các cơ sở y tế cho thấy, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 1,1 triệu trường hợp bị tai nạn thương tích đến khám và điều trị tại cơ sở y tế.