Gương mặt Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”: NSƯT Đình Nghĩ: Làm hết sức mình để Chung kết Liên hoan thành công tốt đẹp

NSƯT Đình Nghĩ.
NSƯT Đình Nghĩ.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ những cuộc gặp gỡ với một cố nhân, chàng trai sông Hương – NSƯT Đình Nghĩ bắt đầu có ý thức tìm hiểu nhạc lý truyền thống Tây Nguyên. Sau những chuyến đi tìm hiểu về các bon, buôn của người đồng bào dân tộc thiểu số dưới chân núi Lang Biang, ông đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng để đời.

*Xin ông cho biết vài nét về sự nghiệp âm nhạc của mình?

NSƯT Đình Nghĩ: Tôi sinh ra ở “cái nôi” nền nhã nhạc Cung Đình Huế (TP Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Từ nhỏ, tôi thường xem các nhạc công trình diễn trong các lễ tế, lễ thi, lễ lên ngôi… và được học bộ môn này. Nhờ có năng khiếu và đam mê học tập nên tôi được mời đi biểu diễn và học tiếp Nhã nhạc tại Trường Âm nhạc Huế.

Khi đất nước được thống nhất năm 1975, tôi được cử ra thủ đô Hà Nội học Khoa Nhạc cụ truyền thống và nhận bằng tốt nghiệp vào năm 1980.

NSƯT Đình Nghĩ - tác giả của ca khúc "Hoa Lang Biang" nổi tiếng.

NSƯT Đình Nghĩ - tác giả của ca khúc "Hoa Lang Biang" nổi tiếng.

Sau đó, tôi tạm biệt Sông Hương Núi Ngự vào đầu quân cho Đoàn Ca Múa Nhạc tỉnh Lâm đồng. Thời gian đầu, tôi biểu diễn nhạc cụ dân tộc, sau đó chuyển sang sáng tác rồi làm Giám đốc Đoàn Ca Múa Nhạc Lâm Đồng cho đến khi nhận sổ hưu.

Những năm tháng đó, tôi có rất nhiều chuyến đi thực tế, tìm hiểu sâu về văn hóa của các dân tộc ít người như: Quan sát người dân tộc thiểu số lao động, chơi thể thao, tổ chức các lễ hội, hát ru con, hát khấn thần, hát đố, hát đồng giao, hát kể sử thi, trữ tình đối đáp giao lưu tình yêu… Cũng từ cuộc sống và những điều bình dị diễn ra ở các buôn, làng khiến cảm xúc trào dâng trong tim tôi. Đó cũng là ngọn nguồn của rất nhiều ca khúc mà tôi sáng tác.

Các tác phẩm đã sáng tác

*Ngàn năm mây trắng

*Phố đào nguyên

*Con đường tình phiêu du

*Hoa Lang Biang

*Say trăng

*Mùa thu trong mưa

*Ru tình Đà Lạt

*Khoảng trời hoa nắng

*Ầu ở tiếng Việt

Ngoài việc dàn dựng nhiều chương trình cho Đoàn Ca Múa Nhạc Lâm Đồng mang bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, tôi còn tham gia dàn dựng nhiều chương trình văn nghệ quần chúng ở các Hội diễn của tỉnh, khu vực và toàn quốc.

*Là thành viên Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”, ông cảm nghĩ như thế nào khi đêm Chung kết Liên hoan được tổ chức tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), nơi ông đã gắn bó cả đời là công chức với âm nhạc, nghệ thuật?

NSƯT Đình Nghĩ: Tôi cùng các thành viên Ban giám khảo Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” đang công tác và nghỉ hưu tại TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) - nơi diễn ra đêm Chung kết Liên hoan kể trên rất tự hào vì Ban biên tập Báo PLVN và Ban Tổ chức Liên hoan đã chọn địa điểm này là 1 trong những nơi tìm kiếm ra những tài năng âm nhạc cho đất nước. Hằng năm, trên thành phố ngàn hoa thơ mộng đã diễn ra rất nhiều sự kiện văn hóa nhằm góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: Festival hoa Đà Lạt, Lễ hội cồng chiêng, Lễ cúng thần suối, Lễ hội văn hóa trà…

Nhóm giám khảo tại tỉnh Lâm Đồng đã có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức các sự kiện kể trên nên trong năm 2021 diễn ra Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn”, chúng tôi nguyện cùng với cán bộ và đồng bào các dân tộc trong tỉnh làm hết sức mình để Liên hoan “Tiếng hát Đại ngàn” thành công tốt đẹp.

Các tác phẩm đã xuất bản và các giải thưởng về âm nhạc

NSƯT Đình Nghĩ, tên thật là Nguyễn Đình Nghĩ, sinh ngày 15/8/1958. Quê tại Thừa Thiên – Huế.

*Đã in tuyển tập và Album đồng tên “Hoa lang biang” do Sở Văn hóa - Thông tin tỉnh Lâm Đồng xuất bản.

*Năm 1996 nhận giải Khuyến khích về ca khúc của Hội Nhạc sĩ Việt Nam

Được tặng Huy chương vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật,

*15 năm liền (2005- 2020) đạt Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam

*Năm 2018 được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.

Đọc thêm

“Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”

Phó Chủ tịch UBND TP Lê Khắc Nam phát biểu khai mạc Hội thảo
(PLVN) - Hôm nay (22/11), tại Hải phòng đã diễn ra Hội thảo “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm với lịch sử Việt Nam thế kỷ 16”. Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, cùng các GS.TS, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cùng các Viện: triết học, sử học, văn học…

Nhịp cầu Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản văn hóa

Chương trình có sự tham gia của hơn 200 nghệ sĩ, ca sĩ.
(PLVN) -  Dân ca Ví, Gặm Nghệ Tĩnh được hình thành và tồn tại qua bao thăng trầm lịch sử, đã minh chứng cho sức sống lâu bền của một sản phẩm văn hóa được sản sinh từ dân gian. Năm 2014 là dấu mốc đặc biệt cho chặng đường hình thành, bảo tồn, phát huy Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ khi được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nỗ lực đưa làng du lịch ở Việt Nam vươn tầm quốc tế

Các làng quê Việt Nam có nhiều ưu thế để phát triển du lịch. (Ảnh minh họa. Nguồn: Bộ VH,TT&DL)
(PLVN) - Hiện nay, Việt Nam có hàng nghìn làng quê làm du lịch ở khắp cả nước. Trong đó có rất nhiều ngôi làng mang trong mình vẻ đẹp thiên nhiên trù phú, nền tảng văn hóa, lịch sử hàng trăm, hàng nghìn năm. Đây là một sản phẩm du lịch tiềm năng mà Việt Nam có thể khai thác để thu hút du khách quốc tế.

51 tác phẩm độc đáo tại triển lãm 'Sáng đạo trong đời'

Triển lãm "Sáng đạo trong đời" diễn ra từ ngày 21-28/11/2024 tại Trung tâm triển lãm Tràng Tiền (Hà Nội). (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Bằng những nét vẽ và cách thể hiện tinh tế trên các chất liệu hội họa, 12 hoạ sỹ tham gia triển lãm “Sáng đạo trong đời” đã tái hiện lại những hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của Phật giáo theo cách riêng, đưa người xem vào một hành trình tâm linh độc đáo và cảm xúc.

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 - tôn vinh văn hóa Việt

Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 "Ẩm thực kết nối” tôn vinh văn hóa Việt. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Với chủ đề "Ẩm thực kết nối”, Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 không chỉ là dịp giới thiệu, quảng bá những nét đẹp văn hóa ẩm thực của các quốc gia, mà còn là cơ hội để thúc đẩy tôn vinh các đẹp văn hóa của Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao văn hóa, đẩy mạnh hình ảnh quốc gia và mở rộng, phát huy hơn nữa về tinh thần hợp tác quốc tế.

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn

Tha thứ - Liều thuốc chữa lành tâm hồn
(PLVN) - Trong cuộc sống, tha thứ không chỉ là cách giúp người khác có cơ hội sửa sai, mà còn là liều thuốc giúp chính chúng ta nhẹ nhõm hơn, bớt đi những gánh nặng tâm hồn.

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

Điện ảnh Việt và nỗi lo tăng thuế

(PLVN) - Những năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến, tăng trưởng hàng năm và có những tác phẩm “ăn khách”.Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, ngành điện ảnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn, rào cản về chi phí, đặc biệt vấn đề dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng - GTGT (sửa đổi) sắp tới.

Đạo làm người – con đường khó nhất

Đạo làm người – con đường khó nhất
(PLVN) - Mỗi tôn giáo, mỗi đạo lý đều dạy chúng ta cách sống hiền lành, tử tế, biết yêu thương và đối xử tốt với nhau. Nhưng trong tất cả các đạo, có lẽ đạo làm người là con đường khó nhất để thực hành.

Lặng lẽ với chính mình

Ảnh minh họa
(PLVN) - Sau những đêm trắng sẽ luôn là ánh bình minh. Và đôi khi, chỉ cần một tia sáng nhỏ bé cũng đủ để soi rọi cả một đêm dài.