Gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan: Không thực hiện hình thức

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp
(PLVN) - Chiều qua (29/5), tại trụ sở Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã chủ trì cuộc họp triển khai Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (QĐ 28) về gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước.

Còn nhiều rào cản

Báo cáo tình hình triển khai QĐ 28, ông Ngô Hải Phan - Cục trưởng Cục kiểm soát thủ tục hành chính cho biết, một số bộ, ngành, địa phương đã tích cực trong triển khai, gửi, nhận văn bản điện tử theo QĐ 28. Tuy nhiên, việc triển khai QĐ 28 vẫn còn không ít tồn tại. Điển hình là khi gửi nhận văn bản điện tử  trên Trục liên thông văn bản quốc gia còn phát sinh một số lỗi như: không gửi, nhận được văn bản; văn bản gửi không đến được nơi nhận; không tuân thủ thời gian gửi, nhận; một văn bản gửi nhiều lần dẫn đến bộ phận tiếp nhận mất thời gian để rà soát, đối chiếu….

Nguyên nhân của tình trạng trên là do Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (QLVB&ĐH) của một số địa phương hoạt động chưa ổn định; phản hồi sai thông tin, trạng thái, bị ngắt kết nối dẫn đến việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan chức năng được thông suốt; hạ tầng máy chủ bảo mật phục vụ kết nối trên Trục liên thông văn bản quốc gia tại một số bộ, ngành, địa phương chưa bảo đảm, thường xuyên bị mất kết nối…

Ngoài ra, các bộ, ngành, địa phương còn phụ thuộc vào các nhà cung cấp phần mềm QLVB&ĐH, nhiều phần mềm đã hết thời gian bảo hành, duy trì, phát triển; văn bản gửi điện tử chưa thống nhất giữa các đơn vị (không bảo đảm đúng thể thức, thiếu chữ ký số, thiếu tài liệu gửi kèm, không đúng thẩm quyền, không đúng định dạng và ký hiệu văn bản dẫn đến nhiều văn bản đến phải trả lại cơ quan gửi); chưa thống nhất trong quá trình đặt tên và dung lượng của văn bản điện tử.

Cũng theo ông Ngô Hải Phan, do chưa cấp phát được đầy đủ 100% chữ ký số chuyên dùng cho các đơn vị, đặc biệt là các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện và các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, cơ quan Trung ương dẫn đến việc triển khai gửi, nhận văn bản điện tử có tích hợp chữ ký số chưa đồng bộ và thống nhất. Nguyên nhân là do một số bộ, ngành, địa phương chưa đề xuất nhu cầu sử dụng chứng thư số tới Ban Cơ yếu Chính phủ để cấp phát theo quy định.

Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hải Phòng cho biết, đây mới là bước đầu triển khai việc gửi, nhận văn bản theo trục liên thông nên cần hoàn thiện hệ thống pháp luật để tạo sự đồng bộ, môi trường pháp lý hoàn chỉnh, làm sao đảm bảo được tính kết nối trong việc triển khai QĐ 28. Trong việc triển khai gửi, nhận văn bản điện tử thì văn bản nào thuộc diện bảo mật cũng cần quy định một cách rõ ràng. Lưu trữ hồ sơ điện tử ra sao cho hiệu quả?

Trực tiếp “gỡ vướng” cho địa phương

Kết luận hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đánh giá cao sự nỗ lực và phối hợp của các bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua. Tuy nhiên, mọi việc làm phải thực chất, không thể hình thức; dù các bộ, ngành báo cáo đang tích cực triển khai nhưng chỉ cần nhìn vào số liệu là biết đã làm tốt hay chưa. Các nhà mạng phải đảm bảo đồng bộ về hạ tầng, về dung lượng đường truyền và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về an toàn dữ liệu chứ không phải chỉ cung cấp dịch vụ là xong.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông sớm công bố khung Chính phủ điện tử để các địa phương triển khai, làm sao chi phí nhỏ nhất và hiệu quả cao nhất. Riêng với các nhà mạng và các cơ quan có dịch vụ phải xem xét lại phần mềm về giao diện. Mẫu của văn bản điện tử phải chuẩn, không nên để ký đi, ký lại nhiều lần.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết: “Sau cuộc họp này, Văn phòng Chính phủ sẽ thành lập nhiều tổ công tác xuống trực tiếp địa phương xem vướng ở đâu, vướng như thế nào để gỡ cho các địa phương. Nếu bây giờ chúng ta ngồi đây thì không hình dung được. Ví dụ một cô văn thư ở địa phương nếu giỏi sẽ làm tốt việc này, nếu không giỏi sẽ đổ lỗi cho máy hết. Cho nên tôi đề nghị chúng ta phải xuống tận nơi cầm tay chỉ việc, hướng dẫn cho anh em cách làm, như thế sẽ tốt hơn rất nhiều”. 

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, việc xây dựng Chính phủ điện tử tiến tới Chính phủ số là nhu cầu cấp thiết, không khác được trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Hiện chúng ta đang xây dựng Nghị định về kết nối chia sẻ, trong đó quy định bắt buộc tất cả các cơ quan nhà nước phải chia sẻ thông tin với nhau. 

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.