Gửi di chúc cho người quen giữ được không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Bạn Trần Tuyết (Hà Nội) hỏi: Bà tôi đã lập di chúc, nhưng chúng tôi là con, cháu thì không muốn bác tôi giữ mà muốn bà gửi cho một người quen của gia đình. Xin hỏi, bà tôi có thể gửi di chúc cho người khác giữ được không? Người nhận giữ di chúc phải làm gì khi bà tôi qua đời? Nếu như người giữ di chúc mà làm mất thì phải xử lý như thế nào?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ (Công ty Luật TNHH Tuệ Anh) - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về gửi giữ di chúc như sau: Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.

Theo đó, bà của bạn có thể giao bản di chúc cho người khác giữ theo quy định nêu trên. Cụ thể, có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng hoặc người khác mà bà của bạn cảm thấy tin tưởng.

Ngoài ra, theo khoản 3 Điều này quy định người giữ bản di chúc có nghĩa vụ như sau: Giữ bí mật nội dung di chúc. Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc.

Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.

Bên cạnh đó, theo Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc công bố di chúc, cụ thể như sau: Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.

Đối với trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc. Nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thoả thuận cử người công bố di chúc.

Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, sau khi bà bạn mất đi thì người giữ di chúc có nghĩa vụ giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc theo quy định nêu trên.

Người giữ di chúc làm mất di chúc thì đối với từng trường hợp được quy định như sau: Di chúc bị mất trước thời điểm mở thừa kế: Đối với trường hợp này, trước thời điểm mở thừa kế nghĩa là lúc này người để lại di chúc vẫn còn sống, khi đó người để lại di chúc hoàn toàn có thể lập một bản di chúc mới thay thế cho bản di chúc đã bị thất lạc trước đó, bởi tại khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực.

Đối với di chúc bị mất sau thời điểm mở thừa kế: Kể từ thời điểm mở thừa kế, di chúc bị mất và không được tìm thấy, cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật. Lúc này, pháp luật không căn cứ vào di chúc để phân chia di sản thừa kế mà sẽ chia thừa kế theo pháp luật.

Nếu chưa chia thừa kế mà tìm thấy bản di chúc đã thất lạc thì sẽ chia thừa kế theo di chúc. Lúc này, di chúc vẫn còn nguyên hiệu lực.

Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 642 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Vậy, nếu đã chia thừa kế theo pháp luật mà trong thời hiệu yêu cầu chia thừa kế (30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản được quy định cụ thể tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015) lại tìm thấy bản di chúc đã bị thất lạc, người thừa kế theo di chúc có yêu cầu chia theo di chúc thì phải chia lại thừa kế theo di chúc.

Ngược lại, vẫn trong trường hợp này nhưng người được hưởng di sản theo di chúc không có yêu cầu chia thừa kế lại như trong di chúc thì không phải chia thừa kế lại. Như vậy, thời điểm tìm thấy bản di chúc đã thất lạc, di chúc vẫn còn hiệu lực nhưng bởi không có yêu cầu chia thừa kế lại nên nội dung được thể hiện trong di chúc mới không được thực hiện.

Tin cùng chuyên mục

Luật sư Chu Quỳnh Vương.

Đất công ích được thu hồi như thế nào và hồ sơ gồm những gì?

(PLVN) -  Đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

Đọc thêm

Thời gian tạm giam có được trừ vào thời gian đang hưởng án treo?

Luật sư Bùi Đức Nhã.
(PLVN) - Bạn Lê Thảo (Thái Nguyên) hỏi: Cháu của tôi bị tuyên án phạt tù 2 năm 9 tháng về tội trộm cắp tài sản, tuy nhiên Tòa án cho hưởng án treo. Trước khi tuyên án, cháu của tôi đã bị tạm giam khoảng 6 tháng. Vậy xin hỏi, thời gian tạm giam có được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù nhưng hưởng án treo không?

Có được cấp lại giấy khai sinh cho trẻ đã khai sinh ở nước ngoài?

Luật sư Nguyễn Hồng Tâm.
(PLVN) - Bạn Bùi Nhị (Thành phố Hồ Chí Minh) hỏi: Con tôi sinh ra tại Nhật Bản, đã làm giấy khai sinh ở bên Nhật Bản. Gia đình tôi hiện đã về Việt Nam. Con tôi chuẩn bị vào lớp 1, cần giấy khai sinh để làm thủ tục nhập học. Tuy nhiên, tôi phát hiện giấy khai sinh bị mất. Xin hỏi, tôi có thể xin cấp lại giấy khai sinh cho con được không? Nếu được thì cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại trong trường hợp này? Thủ tục xin cấp lại?

Bên cho vay có quyền yêu cầu Tòa án ngăn chặn tẩu tán tài sản của bên vay?

Luật sư Phạm Minh Hoàng.
(PLVN) - Bạn Văn Khoa (Quảng Nam) hỏi: Tôi có cho anh A vay tiền, số tiền là 2 tỷ. Tuy nhiên, đã quá hạn rất lâu nhưng anh A không trả. Tôi có đòi nhiều lần thì anh A hứa hẹn nhưng vẫn không trả. Do vậy, tôi có làm đơn khởi kiện. Theo tôi được biết thì anh A có rất nhiều bất động sản. Vậy tôi có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp ngăn chặn tẩu tán tài sản của anh A được không?

Cần làm gì khi mua lại xe “dính” phạt nguội?

Luật sư Trần Thị Loan.
(PLVN) - Bạn Gia Uyên (Hà Nội) hỏi: Tôi vừa mua lại 1 chiếc xe ô tô từ một người mới quen, chiếc xe này đã sang chính chủ tên tôi. Tuần trước đem xe này đi đăng kiểm thì mới biết xe bị phạt nguội 3 lỗi, bởi vậy không thể đăng kiểm cho xe được. Vậy xin hỏi giờ tôi phải làm thế nào để được đăng kiểm? Trường hợp nếu không liên lạc lại được người quen, hoặc là người đó không đồng ý nộp phạt 3 lỗi đó thì phải xử lý như thế nào?

Không đăng ký kết hôn có được yêu cầu chia tài sản chung không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Hương Giang (Phú Thọ) hỏi: Tôi và chồng tôi tổ chức đám cưới vào năm 2015 nhưng chưa đăng ký kết hôn với nhau. Đến năm 2017, tôi sinh được một bé trai và về nhà mẹ đẻ ở từ đó đến nay. Tôi có đi làm, tự mua được một chiếc xe máy và một mảnh đất ở quê ngoại. Chồng tôi không còn quan tâm, chăm sóc cho mẹ con tôi nữa. Nên mong muốn hiện tại của tôi là được ly hôn với chồng. Vậy xin hỏi, tổ chức đám cưới mà không đăng ký kết hôn có bị phạt không? Không đăng ký kết hôn thì có thể ly hôn không? Có được yêu cầu chia tài sản chung không?

Người vay có phải tiếp tục trả nợ khi tài sản thế chấp có giá trị nhỏ hơn khoản vay?

Luật sư Bùi Đức Nhã.
(PLVN) - Bạn Minh Hà (Hà Nội) hỏi: Tôi vay tiền ngân hàng để mua xe ô tô làm ăn. Số tiền vay là 500 triệu đồng và tôi thế chấp tại ngân hàng bằng chính chiếc xe này. Tôi vẫn duy trì trả nợ được hơn 2 năm nay. Hiện tại, do làm ăn gặp khó khăn nên tôi không còn khả năng trả nợ nữa. Xin hỏi, ngân hàng có quyền lấy lại chiếc xe này không? Nếu sau khi ngân hàng bán chiếc xe của tôi mà số tiền thu về vẫn nhỏ hơn tiền nợ còn lại thì tôi có phải tiếp tục trả nợ không?

Khách sạn có được giữ CCCD của khách?

Thẻ căn cước công dân gắn chip. (Ảnh: Hồng Thương)
(PLVN) - Bạn Hoàng Nam (TP Hồ Chí Minh) hỏi: Tôi muốn hỏi khách sạn có được giữ lại CCCD của khách khi đang lưu trú không, vì CCCD hiện nay đều có gắn chip và chứa rất nhiều thông tin cá nhân quan trọng?

Có 2 căn nhà trên cùng thửa đất thì được ghi trên giấy chứng nhận như thế nào?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Văn Học (Bắc Giang) hỏi: Bố tôi có mảnh đất 550m2, trước đó bố tôi đã xây 1 căn nhà, sau khi tôi lấy vợ thì tôi tiếp tục xây thêm 1 căn nhà trên cùng mảnh đất đó. Vậy cho tôi hỏi khi tôi đi đăng ký tài sản nhà gắn liền với đất, thì nội dung đăng ký này được thể hiện trên giấy chứng nhận như thế nào?

Bị tai nạn khi đang thử việc thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?

Bị tai nạn khi đang thử việc thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
(PLVN) - Bạn Bích Hồng (Khánh Hòa) hỏi: Tôi đang thử việc chưa được 2 tháng tại một công ty về lĩnh vực xây dựng, đang trong giờ làm việc thì tôi bị ngã tại công trình xây dựng. Từ trước đến nay tôi chưa từng tham gia bảo hiểm xã hội. Xin hỏi, trong thời gian thử việc thì tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động không? Nếu được thì tôi được công ty chi trả những khoản nào?

Có hủy được giấy khai sinh bị cấp sai?

Luật sư Đoàn Trung Hiếu.
(PLVN) - Bạn Bùi Dương (Thái Nguyên) hỏi: Trước đây bố mẹ tôi đi đăng ký khai sinh cho tôi ở xã A là họ Đỗ, sau đó không rõ nguyên nhân gì mà lại tiếp tục đăng ký khai sinh ở xã B mang tên họ Bùi (họ Bùi là đúng theo tên họ của bố và mẹ tôi), do vậy mà tôi có đến 2 giấy khai sinh. Giờ tôi muốn giữ lại giấy khai sinh họ Bùi thì có hủy được giấy khai sinh họ Đỗ đã được đăng ký trước đó hay không? Thủ tục thực hiện như thế nào?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?

Báo tin giả đến công an có bị xử phạt không?
(PLVN) - Việc báo tin giả hoặc trình báo thông tin sai sự thật đến các cơ quan, lực lượng chức năng đều là hành vi vi phạm pháp luật, có thể bị xử lý hành chính và thậm chí là bị xử lý hình sự.