GS.Vũ Khiêu: Dùng pháp luật để ngăn chặn bạo lực học đường

Theo GS Vũ Khiêu : bạo lực học đường có hai nguyên nhân: Một mặt là việc giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội; mặt khác là sự nghiêm minh của pháp luật.

Trên các phương tiện thông tin đại chúng lẫn các trang web của các mạng xã hội gần đây xuất hiện dày đặc thông tin, hình ảnh các cô cậu học trò mặt búng ra sữa thượng cẳng chân, hạ cẳng tay giống như cảnh ­­“anh chị” đang hành xử nhau trong các phim xã hội đen. Báo Pháp luật Việt Nam xin chuyển tải những ý kiến, giải pháp của các giáo sư, nhà giáo hàng đầu Việt Nam xung quanh vấn đề “nóng” này.

1

Hình ảnh nữ sinh đánh nhau nhan nhản trên internet

Dưới đây là quan điểm của GS.Vũ Khiêu trước vấn nạn bạo lực học đường:

“Bạo lực học đường có hai nguyên nhân. Một mặt là việc giáo dục đạo đức trong gia đình, nhà trường, xã hội; mặt khác là sự nghiêm minh của pháp luật.

2

GS.Vũ Khiêu: “Vấn đề bạo lực học đường không thể chỉ ngăn chặn bằng giáo dục mà được, phải bằng pháp luật!”

Tôi xin nhấn mạnh một khía cạnh, đó là việc giáo dục đạo đức không thể đơn phương giải quyết được vấn đề bạo lực mà cần phải có sự nghiêm khắc của pháp luật.

 Một xã hội lấy đức mà trị thì sẽ rất tùy tiện, người ta muốn xử thế này cũng được, muốn xử thế kia cũng xong. Pháp trị thì nghiêm khắc hơn nhiều! Bởi pháp trị là cứ đúng luật pháp mà làm. Ví dụ, một đồng chí cảnh sát giao thông không được nương nhẹ cho người vi phạm, phải tuân theo những nguyên tắc, quy tắc.

Vượt ẩu thì xử phạt thế nào, đi ngược chiều thì xử phạt ra sao, đã có qui định rồi thì cứ thế giở sổ ra mà ghi phạt. Không được phép là việc này tôi có thể tha cho anh, hôm nay lần đầu tiên tôi tha cho anh, hay là hôm nay anh ở tỉnh nọ về, không biết nên tôi tha cho anh. Anh làm trọng trách cầm cân nảy mực, anh phải gương mẫu thực hiện theo pháp luật.

Tần Thủy Hoàng thống nhất được đất nước Trung Quốc là nhờ pháp trị, chứ không phải đức trị. Cho nên các nhà nho lấy đức trị ra để giáo dục, Tần Thủy Hoàng đã phải chôn trên 300 nhà nho, đốt sách của Khổng Tử. Nhà Tần không thể trị nước bằng đạo đức được, nhà Tần trị nước bằng pháp trị. Vua không bao giờ xuất phát từ tình cảm của mình để xử lý cả.

Thế mới có chuyện nhà vua đi ngủ, chăn của nhà vua bị rơi xuống đất, người lính canh đắp chăn lại cho nhà vua, liền bị vua mời pháp quan đến ra lệnh xử tội anh ta vì lính canh không có nhiệm vụ đắp chăn. Vua cũng xử tội người có trách nhiệm trông coi việc vua ngủ vì đã không đắp chăn cho vua. Một anh thì làm quá chức trách, một anh thì không làm hết chức trách của mình. Pháp trị nghiêm khắc như thế! Không thể đem đạo đức vào trong pháp trị được. 

Tòa án không thể nói rằng, anh phạm tội này nhưng chiếu cố anh vì là con của gia đình này, thành tích như thế này để xử nhẹ thì không được. Pháp trị như một cái xe ô tô đi giữa đường, nếu anh ngoan cố đi trái đường thì nó sẽ húc anh. Chứ không phải mỗi khi sắp sửa húc, nó lại dừng lại hỏi xem thành phần anh như thế nào, anh có phải con nhà có đạo đức không, hay là nhà anh có còn con thơ, vợ dại không, thì nó sẽ húc nữa hay không húc.

Nếu làm luật pháp mà chỉ xử theo kiểu khuyên răn, giáo dục đạo đức thôi thì e rằng chưa được. Tôi không tán thành khi quan tòa xử lý xong rồi căn dặn người ta về đạo đức như thế này, thế kia.

Vấn đề bạo lực học đường đề nghị cứ như thế mà xử cho, không chiếu cố, không nương nhẹ với học sinh vi phạm pháp luật. Trách nhiệm của các em học sinh có liên quan xử lý như thế nào cứ theo quy định mà xử. Học sinh nào đáng đuổi học thì phải đuổi học. Bởi vì các em tự gây nên thì tự phải chịu hậu quả. Và các em đó tiếp tục học thì sẽ ảnh hưởng đến cả môi trường rộng lớn.

Với vấn nạn bạo lực học đường, chúng tôi tha thiết yêu cầu, van xin các nhà pháp luật đừng làm đạo đức và cũng van xin các nhà đạo đức đừng xen vào những công việc của pháp luật. Như thế thì mới có thể trị được tận gốc vấn đề nan giải này. Vấn đề bạo lực học đường không thể chỉ ngăn chặn bằng giáo dục mà được, phải bằng pháp luật!

Báo chí cũng không nên làm quá chức năng của mình. Cái gì thuộc về pháp luật thì cứ để cho pháp luật xử lý. Báo chí chỉ có thể phản ánh sự việc đúng sự thật như thế nào. Báo chí không được khuếch đại, xuyên tạc sự thật đó. Nếu báo chí khuếch đại, xuyên tạc, tự ý thổi phồng việc đó lên thì pháp luật phải có thái độ với những nhà báo đó”./.

Thu Hồng (ghi)

Bài sau: GS.TS.Nguyễn Lân Dũng nêu quan điểm ứng xử với các “đại bàng” trong học đường: “Nhân đạo với một thiểu số đó tức là không nhân đạo với số đông học sinh!”.

“Tôi nghĩ lại, thời chúng tôi đi học không hề có những chuyện bạo lực. Tại sao? Bởi vì thầy cô giáo là những tấm gương mẫu mực. Vì chúng tôi học cho mình, cố gắng vượt qua mọi khó khăn để học lấy chữ, để có thể đóng góp cho đời” - GS.TS.Nguyễn Lân Dũng tâm sự.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...