GS.TS Nguyễn Thanh Liêm: Từ 'bàn tay vàng' nội soi đến 'tiên ông' ghép tế bào gốc chữa tự kỷ, bại não

GS Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ niềm vui với gia đình một bệnh nhân đã khỏi bệnh xơ phổi sau khi ghép tế bào gốc. Ảnh BVCC
GS Nguyễn Thanh Liêm chia sẻ niềm vui với gia đình một bệnh nhân đã khỏi bệnh xơ phổi sau khi ghép tế bào gốc. Ảnh BVCC
(PLO) - “Tôi nghĩ ra vì đêm nào cũng nghĩ, lúc nào cũng phải nghĩ ngày mai mình có thể làm gì đó tốt hơn hôm nay không. Với người làm khoa học, nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá sự thành công là phải tìm được ra cái mới, hay hơn, ưu điểm hơn. Thế giới đi nhanh lắm, cái gì hôm nay là không tưởng thì ngày mai đã thành hiện thực”.

Ðó là những suy nghĩ của GS, TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào gốc và công nghệ gen Vinmec-Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec, người thầy thuốc đã dành cả cuộc đời cho khoa học, khai phá những phương pháp điều trị mới với những ca mổ vô cùng táo bạo, mang tính tiên phong rất thành công.

Ngày 13/6 tới đây, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, sẽ tới Tokyo, Nhật Bản để nhận giải thưởng Nikkei, là giải thưởng dành cho công dân Châu Á do Hãng thông tấn Nhật Bản Nikkei khởi xướng từ năm 1996. Mỗi năm có 3 công dân Châu Á có đóng góp ở ba lĩnh vực văn hóa, kinh tế, khoa học và công nghệ được vinh danh. Năm nay, GS. TS Liêm là nhà khoa học VN đầu tiên được trao giải thưởng Nikkei Châu Á. 

Làm khoa học là phải dấn thân, đánh đổi

Trước khi bắt tay vào nghiên cứu ghép tế bào gốc điều trị các bệnh nan y tại Bệnh viện Vinmec, GS Nguyễn Thanh Liêm đã là người đi đầu trong lĩnh vực phẫu thuật nội soi điều trị các bệnh phức tạp cho trẻ em khi ông còn công tác và là Giám đốc tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

GS Nguyễn Thanh Liêm bắt đầu phẫu thuật nội soi điều trị bệnh phình đại tràng bẩm sinh ở trẻ em năm 1997, là một trong số những phẫu thuật viên trên thế giới tiên phong ứng dụng thành công phẫu thuật nội soi cho các bệnh lý phức tạp ở trẻ em. Từng là chuyên gia hàng đầu về nội soi nhi khoa, hơn 40 năm làm việc, mỗi ngày GS Liêm đều gặp các cháu nhỏ bị bệnh, trong đó có nhiều bệnh nan y mà y học chưa có cách điều trị khỏi. Mỗi lần như thế, lại là những đêm ông không ngủ và không ngừng suy nghĩ để tìm được phương pháp điều trị tối ưu hơn, cứu sống các cháu.

Từ những trăn trở và không ngừng tìm tòi đó, GS Liêm đã sáng tạo nên 9 phương pháp mổ nội soi mới và đóng góp nhiều cải tiến cho nhiều kỹ thuật mổ khác. Trong số đó, có những kỹ thuật mổ của ông đang áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện trong nước và ở Mỹ, Italia, Hà Lan, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Đài Loan... GS Nguyễn Thanh Liêm được giới phẫu thuật Nhi coi là người tiên phong và chuyên gia hàng đầu thế giới về phẫu thuật nội soi điều trị u nang ống mật chủ và phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị cơ hoành. 

“Phẫu thuật nội soi cho bệnh nhi những ngày khởi đầu thiếu thốn đủ thứ, bản thân phẫu thuật viên vất vả vì chưa có kinh nghiệm nên mỗi ca mổ kéo dài đến 5 - 6 tiếng, những người tham gia kíp mổ cũng mệt và nản. Thậm chí, một vài lần khi lên phòng mổ thì tôi không thấy bệnh nhi đâu. Sau này mới biết, chính nhân viên của mình “tư vấn” cho gia đình là kỹ thuật mổ mới cũng chả khỏi được bệnh, gia đình mang con về”, GS Liêm nhớ lại những thăng trầm khi bắt tay thực hiện những kỹ thuật mới.

Phần lớn những nghiên cứu của GS Liêm đều là lĩnh vực còn rất mới ở Việt Nam và ngay cả trên thế giới. Nói về những động lực đã giúp ông vượt qua khó khăn và kiên trì để có được những thành công, GS chia sẻ: “Chúng tôi đã nghiên cứu ghép tế bào gốc với trẻ tự kỷ và một số bệnh khác: xơ gan, chấn thương tủy sống, phổi tắc nghẽn mãn tính, xơ phổi, thoát vị màng não tủy, teo đường mật… Tôi rất tâm đắc với đề tài nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc chữa bệnh tự kỷ. Là người đã tiếp xúc, khám và điều trị cho rất nhiều trẻ tự kỷ, tôi thấu hiểu nỗi khổ của các cháu và gia đình. Có những bà mẹ nói với tôi cả chục năm không ngủ được vì cứ đến 2 giờ sáng là con thức dậy bật hết các công tắc đèn rồi nhảy khắp nhà. Khi cháu ghép tế bào gốc có kết quả và có thể ngủ yên, người mẹ đó cũng đã sung sướng đến phát khóc. Đó chính là động lực thôi thúc tôi phải làm điều gì đó vợi bớt nỗi đau ấy. Còn các bình luận tiêu cực, không ai không chạnh lòng. Nhưng đã xác định làm khoa học là phải dấn thân và đánh đổi. Và tôi sẵn sàng tiếp tục đánh đổi như thế để tìm được những phương pháp điều trị hiệu quả”.

Tiếp tục chinh phục những đỉnh cao

Với những thành tích nội soi nhi khoa đã đạt được, GS Liêm vẫn luôn trăn trở khi nhiều gia đình trong và ngoài nước vẫn tìm đến ông với hy vọng chữa trị khỏi bệnh. Trong đó, có những em bé bị bệnh khó như bại não, tự kỷ, thoát vị màng não tủy, teo đường mật bẩm sinh …Từ trường hợp đầu tiên, một cháu bé 2 tuổi bại não do nhiễm trùng máu, thiếu oxy não phải sống thực vật có tiến triển tốt sau ghép tế bào gốc đã mang đến cho GS Liêm hy vọng. Dù đây là một phương pháp mới, ngay các nhà khoa học trên thế giới còn rất dè dặt, GS đã táo bạo đề xuất với Bộ Khoa học & Công nghệ đề tài nghiên cứu nhà nước ghép tế bào gốc cho trẻ bại não.

“Nhiều gia đình đã gửi thư cho tôi, họ kể rằng 6-7 năm nay cháu không được ngủ một đêm nào ngon giấc, sau ghép tế bào gốc cháu đã ngủ được, không khóc quấy, những điều tưởng là rất bình thường ấy đã là mơ ước của các gia đình. Điều đó tiếp thêm cho tôi sức mạnh và nghị lực đi tiếp”, GS Liêm kể lại.

Bằng sự tận tâm, tận lực và niềm say mê cùng với sự cẩn trọng, trong mỗi ca ghép ông đều trực tiếp thăm khám và chỉ định nhằm đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhi, đề tài nghiên cứu mang về những kết quả tích cực ngoài mong đợi. Nhiều trẻ bại não đã cải thiện chức năng vận động và phát triển trí tuệ sau điều trị, thay đổi cuộc sống của bệnh nhi. Thành công đó đã thôi thúc ông mở rộng hướng nghiên cứu sang điều trị cho những trẻ não bị tổn thương do chứng vàng da sơ sinh và ghép tế bào gốc cho trẻ bị tự kỷ, teo đường mật bẩm sinh, thoát vị màng não xơ phổi ở trẻ nhỏ; xơ gan, thoái hóa khớp ở người lớn.

Mỗi ngày dù bận rộn với những công trình khoa học đang nghiên cứu hay vì chuẩn bị cho những ca mổ khó cho bệnh nhi, áp lực không thể kể hết nhưng ông vẫn luôn tạo sự thân thiện, gần gũi và coi đây là một cách để tiếp thêm sức mạnh cho bệnh nhân. Không chỉ bệnh nhân, những đồng nghiệp của ông đều cảm nhận được ở người thầy tài hoa ấy là sự kính trọng và trái tim nhân hậu luôn không ngừng trăn trở, tìm ra những kỹ thuật, phương pháp điều trị mới tất cả vì sự sống của người bệnh.

Với những cống hiến hết mình cùng những công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc trong ngành y, GS Liêm đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý nhưng có lẽ đối với ông phần thưởng cao quý nhất chính là sức khỏe tiến triển ngày một tốt hơn của bệnh nhi sau mỗi ca điều trị.

“Tôi nghĩ ra vì đêm nào cũng nghĩ, lúc nào cũng phải nghĩ ngày mai mình có thể làm gì đó tốt hơn hôm nay không. Với người làm khoa học, nhiệm vụ và tiêu chí đánh giá sự thành công là phải tìm được ra cái mới, hay hơn, ưu điểm hơn. Thế giới đi nhanh lắm. Cái gì hôm nay là không tưởng thì ngày mai đã thành hiện thực”, GS Liêm tâm sự. 

Đọc thêm

Lửa nhiệt huyết chưa bao giờ nguội ở chuyên gia chẩn đoán hình ảnh với hơn 40 năm cống hiến

 PGS.TS.BSCC Nguyễn Quốc Dũng luôn hết mình vì chuyên môn và vì sức khỏe người dân. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hơn 4 thập kỷ cống hiến trong ngành Y, trải qua nhiều vai trò khác nhau, vị chuyên gia ấy vẫn luôn cháy lửa nghề. Đến nay, khi tuổi đã ngoài 60, ông luôn nỗ lực làm mới bản thân trước guồng quay công nghệ nhằm áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất vào công tác khám, chữa bệnh phục vụ người dân.

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường công tác phòng bệnh sởi

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu.
(PLVN) - Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương. Để chủ động kiểm soát, ngăn ngừa, không để bệnh sởi lây lan, bùng phát trên diện rộng, ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi.

Điều chỉnh giá khám, chữa bệnh theo mức lương cơ sở

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Đến nay Bộ Y tế đã phê duyệt giá khám chữa bệnh 15 bệnh viện theo mức lương cơ sở. Bộ này đánh giá, khi điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo yếu tố tiền lương từ mức lương cơ sở 1,8 triệu lên 2,34 triệu đồng, phần đồng chi trả (ở mức 20% và 5%) tăng thêm không nhiều.

Kiểm soát chặt chẽ chất lượng bữa ăn học đường

Cần sự phối hợp từ phía nhà trường, gia đình và cả xã hội trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh. (Ảnh minh họa: SKĐS)
(PLVN) -  Thời gian qua, vấn đề chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh đã trở thành mối lo ngại ở nhiều trường học tại các thành phố lớn, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh. Điều này khiến phụ huynh vô cùng bất an và để lại hệ lụy không nhỏ cho sức khỏe của học sinh.

Tăng thuế thuốc lá để giảm thiệt hại 108.000 tỷ đồng mỗi năm

Bà Phan Thị Hải- Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá phát biểu tại hội thảo (Ảnh: BTC)

(PLVN) - Theo ThS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc phụ trách Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá Việt Nam, mỗi năm thuốc lá gây tổn thất khoảng 108.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh. Việc tăng thuế sẽ làm giảm đáng kể việc tiếp cận thuốc lá, cũng làm giảm tỷ lệ tử vong và tổn thất sức khỏe...

Mắc uốn ván từ khoang miệng

Bệnh nhân mắc uốn ván từ khoang miệng. Ảnh: Thanh Thanh
(PLVN) - 10 ngày trước khi phát bệnh, bệnh nhân L.V.S (nam, 40 tuổi ở Hải Dương) bắt đầu có triệu chứng đau họng nhưng không sốt. Sau 6 ngày dùng thuốc bệnh nhân bắt đầu khó há miệng, khó nói và ăn uống kém. Tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán ông S. mắc uốn ván.