GS. Nguyễn Anh Trí: 'Quốc hội đổi mới để dân chủ hơn'

Giáo sư Nguyễn Anh Trí tại nghị trường Quốc hội
Giáo sư Nguyễn Anh Trí tại nghị trường Quốc hội
(PLVN) - Dù trên bất kỳ cương vị nào, từ Viện trưởng Viện Huyết học truyền máu Trung ương đến một Đại biểu dân cử, Giáo sư, Anh Hùng lao động, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí luôn được dân tin, đồng nghiệp yêu mến. Những ngày cuối năm, Báo Pháp luật Việt Nam có buổi trò chuyện với người thầy thuốc đáng kính này về những đổi mới trên nghị trường.

Ông đánh giá như thế nào về kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV vừa qua?

- Tôi nhận thấy, không khí của Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIV này rất đặc biệt - một không khí phấn khởi.

Hiện tại, kinh tế của đất nước  phát triển theo chiều hướng tốt. Con số mà Chính phủ đưa ra đã khẳng định từ GDP đạt 7,08%, 12 chỉ tiêu Quốc hội giao thì có 8 chỉ tiêu vượt còn 4 chỉ tiêu đạt... Nhìn chung có nhiều vấn đề mà cách đây 2, 3 năm trước thôi mình không dám nghĩ đến nhưng bây giờ đã thành công. Đặc biệt về nông nghiệp, riêng cá nhân tôi cảm thấy rất mừng, vì nói thế thôi đất nước mình nông nghiệp vẫn là chính.

Hoặc vấn đề y tế ta thấy ngành y đi lên đấy chứ, phát triển đấy chứ! Từ y đức, thái độ tinh thần của bác sỹ đối với người bệnh đã  khá hơn, được cải thiện rất nhiều. Tuy rằng, đâu đó vẫn có chuyện nọ chuyện kia như câu chuyện bị tai biến y khoa. Riêng tai biến y khoa tôi phải nói thêm: “Mình cố gắng làm tốt nhất thôi, hạn chế đến mức thấp nhất chứ quốc gia rất phát triển cũng có tai biến y khoa”.

Nhìn chung tất cả đều tốt hơn, bệnh viện được xây nhiều hơn để phục vụ nhân dân.

Cùng với đó, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội bầu và nhậm chức Chủ tịch nước tôi đánh giá cao vô cùng. Vừa qua, trong Quốc hội tôi phấn khởi nhất là bầu Chủ tịch nước, Quốc hội đã tìm được ra người hết sức xứng đáng, cho nên tôi bỏ lá phiếu trong tâm trạng phấn khởi, tự tin.

Đất nước ta đã lựa chọn được người xứng đáng để gánh vác nhiệm vụ rất nặng nề. 

Ông có nhận thấy Quốc hội đang được đổi mới qua từng kỳ họp?

- Sau khi kỳ họp bế mạc, vừa rồi đi tiếp xúc cử tri tại 3 huyện tôi thấy rằng cử tri rất vui mừng trước sự đổi mới của đất nước. Cử tri dành tặng lời khen rất nhiều về sự đổi mới của Quốc hội. Với giới hạn các Đại biểu Quốc hội chỉ hỏi trong đúng một phút, các thành viên Chính phủ trả lời, giải trình trong ba phút cho mỗi chất vấn - khiến cho các vấn đề đặt ra được xử lý tập trung hơn, đi thẳng vào trọng tâm nội dung cần giải quyết.

Cùng với đó, thời lượng chất vấn cũng được kéo qua từng kỳ họp: Từ 1,5 ngày đến 2 ngày và kỳ họp thứ 6 Quốc hội đã dành hẳn 3 ngày cho việc chất vấn trả lời chất vấn. Trực tiếp là Đại biểu Quốc hội từ kỳ họp thứ 1 đến kỳ họp thứ 6, tôi cảm nhận được Quốc hội luôn đổi mới để dân chủ hơn. Tại các kỳ họp, tôi phát biểu trước nghị trường rất nhiều vấn đề gai góc nhưng không ai dặn mình vấn đề này không được nói, vấn đề kia không được đề cập “không có vùng cấm” - đây là dân chủ thực sự của Quốc hội.

Ông có khuyến nghị gì với hoạt động Quốc hội hiện nay?

- Qua tiếp xúc cử tri, tôi thấy rằng, cử tri cả nước rất quan tâm đến các hoạt động của Quốc hội.

Đây là cũng có sự góp sức không nhỏ của báo chí. Trước kỳ họp đài báo đưa rất rõ ràng hôm nay Quốc hội đã thảo luận nội dung gì, ngày mai sẽ bàn thảo vấn đề nào. Chính vì thế người dân càng quan tâm hơn. Hiện nay, người dân được tiếp cận hoạt động của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội bằng nhiều phương tiện từ báo hình, báo nói, báo in, báo điện tử và cả mạng xã hội.

Khuyến nghị thứ 2, tôi cho rằng những buổi chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội không chỉ có thành viên của Chính phủ mà cần có Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố cả nước cùng tham gia. Bởi vì, về mặt pháp lý Chủ tịch một tỉnh được HĐND tỉnh bầu mà HĐND cũng chính từ nhân dân bầu ra.

Đọc thêm

Siết chặt kỷ cương, xóa bỏ lãng phí hướng tới một nền hành chính liêm chính và hiệu quả

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn, với mục tiêu xuyên suốt là ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng sử dụng lãng phí nguồn lực, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Chính phủ đặt kỳ vọng đến năm 2030, Việt Nam sẽ lọt vào top 50 quốc gia dẫn đầu thế giới về chính phủ điện tử và đứng thứ 3 trong ASEAN về phát triển kinh tế số.

TP HCM giữ vững vai trò Thành phố động lực tăng trưởng

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Tại cuộc gặp cán bộ lão thành cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tổ chức sáng 21/4 tại TP HCM, Tổng Bí thư Tô Lâm kỳ vọng TP HCM tiếp tục giữ vững phát huy vai trò là động lực phát triển chính, trung tâm đổi mới sáng tạo của vùng và của cả nước.

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa 'giấc mơ' điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 2: Lòng dân đồng thuận, mong có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ

Nhiều người dân xã Phước Dinh sinh sống bằng nghề nuôi, trồng thủy sản. (Ảnh: PV).
(PLVN) - Khi huyện Ninh Hải triển khai khảo sát thông tin bằng phiếu đến các hộ dân, trên 90% người dân ở nơi chuẩn bị giải tỏa, di dời tại địa bàn huyện đồng thuận với chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN). Bên cạnh đó, người dân mong muốn khi đến nơi ở mới, cuộc sống sẽ được bảo đảm bằng và tốt hơn nơi ở cũ.

Phó Thủ tướng ra "tối hậu thư" về 2 bệnh viện nghìn tỉ đang bị lãng phí

Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ảnh: VGP).
(PLVN) -  Hơn nghìn tỷ đồng đã được rót vào hai bệnh viện "siêu hiện đại" ở Hà Nam, nhưng đến nay vẫn chưa đón được bệnh nhân nào. Trước nguy cơ chậm tiến độ kéo dài, Phó Thủ tướng Lê Thành Long ra “tối hậu thư”: tăng tốc, gỡ vướng vốn, thi công xuyên đêm để sớm đưa hai công trình y tế trọng điểm vào hoạt động, phục vụ Nhân dân và tránh lãng phí đầu tư.

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước

Minh chứng cho sự chuyển mình chiến lược của đất nước
(PLVN) -  Ngày 19/4 vừa qua, tại điểm cầu trung tâm nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (TP HCM), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khánh thành, khởi công các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Đưa Nghị quyết số 189/2025/QH15 vào cuộc sống: Dốc sức hiện thực hóa “giấc mơ” điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 1: Kỳ vọng vào dự án được tái khởi động sau 8 năm tạm dừng

Nơi xây dựng Khu tái định cư thuộc Dự án Nhà máy điện hạt nhân 2 tại thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.
(PLVN) -   Việc tái triển khai Dự án điện hạt nhân sẽ tạo điều kiện để Việt Nam tiến xa hơn trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ hạt nhân không chỉ dừng lại ở sản xuất điện mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Việt Nam nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ quốc gia, tham gia vào chuỗi cung ứng công nghiệp điện hạt nhân.

Khuyến khích tinh thần 'dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới' trong toàn xã hội

Bộ trưởng Bộ KH&CN phát biểu tại Lễ hướng ứng Ngày Sáng tạo và Đổi mới sáng tạo thế giới. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Mạnh Hùng nhận định, người Việt Nam có 2 sức mạnh quan trọng: Tư duy STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) tốt nên làm khoa học và công nghệ tốt; năng lực vận dụng tốt nên làm đổi mới sáng tạo (ĐMST) tốt. Đây đều là những năng lực cốt lõi của thời Khoa học, Công nghệ (KHCN), ĐMST, Chuyển đổi số (CĐS)...

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: 'APEC 2027 - cơ hội vàng để Phú Quốc phát triển đột phá'
(PLVN) - Làm việc với tỉnh Kiên Giang ngày 21/4, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, việc tổ chức Tuần lễ Cấp cao APEC 2027 tại Phú Quốc (Kiên Giang) không chỉ là một sự kiện đối ngoại quan trọng mà còn là cơ hội lớn để kiến tạo nền tảng phát triển bền vững cho "đảo Ngọc". Mọi công trình đầu tư phục vụ sự kiện đều phải tuân thủ nguyên tắc “đầu tư không hối tiếc”, vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang lại lợi ích lâu dài cho người dân và đất nước.

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, anh hùng và các lực lượng tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tiếp tục các hoạt động tại Thành phố Hồ Chí Minh, chiều 21/4, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã gặp mặt đại biểu tướng lĩnh, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, điệp báo, biệt động Sài Gòn, du kích, cựu thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%

Vĩnh Phúc phải tăng trưởng đạt mức 9%
(PLVN) - Để đạt mức tăng trưởng cả nước trên 8% trong năm 2025, Chính phủ đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương theo Nghị quyết số 25/NQ-CP, trong đó tỉnh Vĩnh Phúc phải đạt mức 9%.

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành

Niềm vinh dự của lực lượng diễu binh, diễu hành
(PLVN) -  Những ngày giữa tháng 4/2025, khu vực Đông Nam Bộ nắng như đổ lửa. Nhưng bất chấp thời tiết nắng nóng, tại Biên Hòa (Đồng Nai), các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ vẫn “vượt nắng thắng mưa, say sưa luyện tập” diễu binh, diễu hành phục vụ Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) sẽ diễn ra vào 6h30 sáng 30/4/2025.

Hội thảo Đại thắng mùa Xuân 1975: Đỉnh cao nghệ thuật quân sự Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.
(PLVN) - Hôm qua (20/4), tại Học viện Cán bộ TP HCM, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo & Dân vận Trung ương, Bộ Công an, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Thành ủy TP HCM tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Đại thắng mùa Xuân 1975 với kỷ nguyên phát triển mới của dân tộc Việt Nam”.