GS Ngô Bảo Châu nói về thông tin 'biên chế' tại Viện Toán của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
GS Ngô Bảo Châu nói: "Cái tin tôi đổi tên thành Wu thì hài hước đấy. Chắc là trường họ đưa tin về buổi gặp ông hiệu trưởng kia bằng tiếng Trung".

Theo thông tin trên mạng, GS Ngô Bảo Châu lấy tên tiếng Trung là Wu Baozhu - 吴宝珠 và chức danh của ông là giáo sư chủ nhiệm, thuộc biên chế chính thức của Viện toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân chứ không phải khách mời hay giáo sư thỉnh giảng.

Theo tìm hiểu của Dân trí, trên trang web của Viện Toán cao cấp của trường đại học Cáp Nhĩ Tân, Giáo sư Ngô Bảo Châu là giáo sư thỉnh giảng dài hạn (long-term visiting professor) từ năm 2019, và cho đến nay Giáo sư đã đến đây giảng bài trong thời gian vài ngày tại đại học này.

Hình ảnh GS Ngô Bảo Châu trên website của Viện Toán thuộc Học viện Cáp Nhĩ Tân - Trung Quốc (Ảnh: Chụp màn hình).

Theo một nguồn tin, đây là hoạt động trao đổi nghiên cứu khoa học hoàn toàn bình thường. Đặc biệt là với một nhà toán học nổi tiếng thế giới như giáo sư Ngô Bảo Châu thì bất cứ một trường đại học, viện nghiên cứu trên thế giới nào cũng đều mong muốn được mời Giáo sư đến thỉnh giảng.

Năm 2020, GS Ngô Bảo Châu cũng được mời là Giáo sư của Collège de France, cộng hòa Pháp. Đây là vị trí có tính vinh danh, còn công việc của ông vẫn là giáo sư ở Đại học Chicago, Hoa kỳ. Tại College de France, GS Ngô Bảo Châu sẽ đến làm việc và giảng bài một vài tháng mỗi năm, tháng 03/2020 Giáo sư Ngô Bảo Châu đã có bài giảng đầu tiên ra mắt tại đây, tuy nhiên do dịch bệnh Covid-19 nên năm 2021 Giáo sư chỉ giảng bài trực tuyến.

Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán cho biết, GS Ngô Bảo Châu đã lên tiếng trả lời báo chí về vấn đề này. "Một hoạt động rất bình thường của các nhà khoa học mà người ta cũng cố tình bóp méo để cho giật gân, chúng tôi thiết nghĩ không cần trao đổi thêm gì ngoài phát biểu chính thức của GS. Ngô Bảo Châu vì như vậy vô tình lại giúp lan truyền fake news (bạn có thể tìm hiểu lý lịch khoa học của những nhà khoa học nổi tiếng thế giới sẽ thấy có chức danh giáo sư thỉnh giảng tại các trường, viện). GS Châu hiện nay biên chế của ông là Giáo sư ở Đại học Chicago và trách nhiệm ở Việt Nam là Giám đốc khoa học của Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán".

Trao đổi qua mail sáng 24/1, GS Ngô Bảo Châu cho biết: "Cách đây mấy năm tôi có đi Cáp Nhĩ Tân một vài lần thỉnh giảng và tham gia hội đồng đánh giá hoạt động của viện nghiên cứu bên đấy.

Trong một chuyến đi như thế, ông hiệu trưởng trường Cáp Nhĩ Tân có buổi tiếp chính thức, tặng kỷ niệm chương, và thông báo là trường luôn tiếp đón tôi bất kỳ lúc nào ở tư cách giáo sư thỉnh giảng. Tôi có đi thỉnh giảng, hợp tác nhiều nơi, nên tôi không thấy việc đi thăm Cáp Nhĩ Tân có gì đặc biệt hơn.

Thường khi đi thỉnh giảng ở đâu đó, tôi sẽ quay lại một vài lần để công việc đi đến một kết quả gì đó, chứ không thuần túy chỉ đi cho biết. Vì thế tôi chấp nhận lời mời của ông hiệu trưởng với ý định sẽ còn quay lại đó hai ba lần, hợp tác nghiên cứu với một nhà toán học ở đó. Tuy nhiên vì dịch nên chưa quay lại được, và trong thời gian đó thì có thêm nhiều kế hoạch khác phát sinh nên thực tế là không rõ có đi thăm Cáp Nhĩ Tân trong tương lai gần nữa không.

GS Ngô Bảo Châu nói: "Cái tin tôi đổi tên thành Wu thì hài hước đấy. Chắc là trường họ đưa tin về buổi gặp ông hiệu trưởng kia bằng tiếng Trung. Người Trung Quốc thường thì họ sẽ phiên âm tên người Việt Nam qua chữ vuông của họ. Sau đó chắc google dịch lại sẽ thành như thế. Quay lại thì thành tin vịt trên mạng Việt Nam".

"Thông tin trên mạng là không chính xác. Tôi không có trong biên chế ở trường đại học nào ở Trung Quốc. Trường Cáp Nhĩ Tân cách đây mấy năm tôi có qua bên đấy thăm ngắn hạn, tham gia hội đồng đánh giá … và có ý định quay lại thăm ngắn ngày thêm một vài lần nữa nhưng chưa thực hiện được. Nói chung, tôi không có ý định đi làm việc lâu dài ở bất kỳ chỗ nào ở Trung Quốc mà chỉ đi thỉnh giảng, hợp tác khoa học" - GS Ngô Bảo Châu khẳng định.

GS Ngô Bảo Châu cho biết thêm, hiện nay biên chế của ông là giáo sư ở Đại học Chicago. Trách nhiệm ở Việt Nam là giám đốc khoa học ở Viện nghiên cứu cao cấp về toán. Trong 5 năm từ 2020-2025, ông thỉnh giảng ở College de France ở Pháp. Đi thỉnh giảng các nơi khác chỉ là các chuyến đi ngắn.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Sau bài viết nam sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết tại Quảng Bình: Rà soát chất lượng học sinh toàn huyện Minh Hóa

Trường THCS Hồng Hóa. (Ảnh: Nguyên Phong)
(PLVN) - UBND huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình), Phòng GD&ĐT huyện cho biết sẽ rà soát lại kiến thức cơ bản của học sinh ở tất cả các trường học trên địa bàn để phân loại và có phương án nâng cao chất lượng giáo dục. Riêng trường hợp học sinh lớp 6 gần như không biết đọc, biết viết, sẽ đưa về cấp tiểu học để phụ đạo thêm.

'Thổi hồn' vào thư viện trường học

Nhiều trường học ở Việt Nam đã áp dụng các mô hình thư viện mới để thu hút học sinh. (Ảnh minh họa, nguồn: lamdong.gov.vn)
(PLVN) - Công nghệ thông tin phát triển, những thú vui trên mạng xã hội khiến học sinh không còn mặn mà với những thư viện truyền thống nữa. Hiện nay, nhà trường và ngành Giáo dục đang có những nỗ lực đổi mới sáng tạo các mô hình, hoạt động ở thư viện, nâng cao văn hóa đọc cho học sinh.

Nuôi dưỡng tình yêu sách thời mạng xã hội

Người trẻ vẫn chọn đọc sách, yêu sách giữa thời buổi mạng xã hội lên ngôi. (Nguồn: Tạp chí công dân & khuyến học)
(PLVN) - Giờ đây, mạng xã hội lên ngôi với biết bao điều hay ho, hấp dẫn. Thế nhưng, tình yêu sách vẫn luôn là dòng chảy âm thầm mà bền bỉ, được nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ. Để rồi, thế giới số bao la không thể làm lu mờ sức hút của sách, mà còn là công cụ để vun đắp thêm lòng say mê với sách, với việc đọc.

Nhiều điểm mới trong chương trình 'Tiếp sức mùa thi' năm 2024

Buổi gặp mặt báo chí, triển khai Chương trình “Tiếp sức mùa thi” 2024 được tổ chức sáng (16/4), tại Hà Nội.
(PLVN) - Chương trình “Tiếp sức mùa thi” năm nay triển khai nhiều nội dung và hình thức mới: mở sớm tổng đài tư vấn tâm lý, tổ chức hành trình tiếp sức tinh thần tại các điểm trường trên cả nước, tập trung hướng đến hỗ trợ các thí sinh thi vào lớp 10, thí sinh tham gia các kỳ thi đánh giá năng lực và học sinh có nguyện vọng du học ở nước ngoài...

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của học sinh, sinh viên

Ảnh minh họa
(PLVN) - Đa số sinh viên cả nước đều được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày, một số trường đại học cho sinh viên nghỉ dài hơn, có nơi kéo dài 8 ngày. Lịch nghỉ và học bù của học sinh sẽ được điều chỉnh phù hợp.

Hoàn thiện chính sách phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh thuộc gia đình định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. (Nguồn ảnh: baochinhphu.vn)
(PLVN) - Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp giáo dục và đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi có những chuyển biến đáng kể. Để phát huy những kết quả đã đạt được, cần tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách đã ban hành, đồng thời nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục đối với khu vực này.