Góp ý tài liệu hướng dẫn kỹ năng tuyền thông dự thảo chính sách

Toàn cảnh Hội thảo
Toàn cảnh Hội thảo
(PLVN) - Ngày 26/4, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý, thẩm định Tài liệu hướng dẫn kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) với sự chủ trì của TS. Lê Vệ Quốc, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật.

Nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Phát biểu tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc nêu rõ: Ngày 09/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Nghị quyết đã đặt ra yêu cầu về đổi mới công tác PBGDPL với phương châm lấy người dân làm trung tâm, bảo đảm tối đa quyền làm chủ của nhân dân, trong đó, trước hết phải nói đến quyền làm chủ về thông tin, đặc biệt là thông tin chính sách, pháp luật.

Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc khẳng định tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật.

Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Lê Vệ Quốc khẳng định tầm quan trọng của công tác truyền thông dự thảo chính sách pháp luật.

Trước đó, ngày 30/3/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng VBQPPL giai đoạn 2022 – 2027”. Gần đây nhất, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký ban hành Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 21/3/2023 về tăng cường công tác truyền thông chính sách.

Điều đó cho thấy truyền thông dự thảo chính sách nói chung và truyền thông dự thảo chính sách pháp luật nói riêng, đặc biệt là các chính sách có tác động lớn đến xã hội là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị.

“Mục đích cuối cùng và cao nhất đó là đảm bảo cho các chính sách được soạn thảo mang tính thực chất, mang trí tuệ của xã hội, mang hơi thở cuộc sống, đảm bảo khả thi, bền vững, góp phần thiết thực ổn định phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh”, ông Quốc nhấn mạnh.

Ông Quốc cho biết, Bộ Tư pháp được giao nhiệm vụ chủ trì triển khai thực hiện Đề án 407, trong đó có nội dung về xây dựng, củng cố đội ngũ người làm công tác truyền thông chính sách pháp luật thông qua bồi dưỡng, tập huấn. Một trong những công cụ thiết yếu đó là bộ tài liệu hướng dẫn các kỹ năng cần thiết. Đây không phải vấn đề mới nhưng thực tế chưa được chú trọng thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, Bộ Tư pháp cần sự đồng hành, hỗ trợ của các cơ quan, ban, ngành và các chuyên gia để việc xây dựng bộ tài liệu đảm bảo chính xác, toàn diện, hiệu quả.

Giới thiệu nội dung bộ tài liệu, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên cho biết: Bộ Tài liệu hướng dẫn gồm 3 phần. Phần 1 là những vấn đề chung về truyền thông dự thảo chính sách, phần 2 là kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách và phần 3 là Phụ lục tài liệu.

Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên cho biết tài liệu hướng dẫn có 11 kỹ năng quan trọng.

Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật Phan Hồng Nguyên cho biết tài liệu hướng dẫn có 11 kỹ năng quan trọng.

Tài liệu hướng dẫn có 11 kỹ năng quan trọng bao gồm: Kỹ năng xây dựng kế hoạch truyền thông dự thảo chính sách; Kỹ năng xác định chính sách, nội dung chính sách cần truyền thông trong quá trình xây dựng VBQPPL. Kỹ năng xây dựng tài liệu truyền thông dự thảo chính sách. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Kỹ năng tổ chức diễn đàn, đối thoại lấy ý kiến doanh nghiệp về dự thảo chính sách, dự thảo VBQPPL. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách tại địa bàn cơ sở thông qua loại hình văn hóa thông tin cơ sở. Kỹ năng tích hợp, chia sẻ, đăng tải thông tin nội dung dự thảo chính sách và những vấn đề liên quan trên Cổng Thông tin điện tử PBGDPL quốc gia, các phần mềm về PBGDPL. Kỹ năng truyền thông dự thảo chính sách, pháp luật cho một số đối tượng đặc thù. Kỹ năng góp ý, phản biện xã hội đối với các dự thảo chính sách của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. Kỹ năng cung cấp thông tin, tiếp nhận, xử lý thông tin góp ý và phản hồi ý kiến góp ý đối với dự thảo chính sách. Quản trị an ninh thông tin trong truyền thông chính sách, pháp luật.

Thật sự mang tính “cầm tay chỉ việc”

Góp ý tại Hội thảo, TS. Trần Kim Liễu, Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, ĐH Luật Hà Nội đánh giá bộ tài liệu khá chi tiết, dễ hiểu, mang tính “cầm tay chỉ việc”. Tuy nhiên, bà Liễu đề nghị cần làm rõ khái niệm “chính sách có tác động lớn đến xã hội”, nghiên cứu bổ sung các công cụ hỗ trợ công tác này (bao gồm nhân sự, kỹ thuật, nguồn kinh phí) đồng thời góp ý cụ thể về cách sắp xếp các kỹ năng trong bộ tài liệu.

TS. Trần Kim Liễu (trái) và TS. Lương Ngọc Vĩnh (phải) đưa ra những góp ý cụ thể tại Hội thảo.

TS. Trần Kim Liễu (trái) và TS. Lương Ngọc Vĩnh (phải) đưa ra những góp ý cụ thể tại Hội thảo.

Còn TS. Lương Ngọc Vĩnh, Trưởng khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng cần xác định rõ mục đích, ý nghĩa của công tác truyền thông chính sách đó là: bảo đảm quyền của người dân trong việc tham gia hoạch định chính sách, gia tăng hàm lượng chất xám của chính sách, tăng tính khả thi, tạo đồng thuận xã hội... Từ đó để người dân nhận thức được tầm quan trọng của công tác này.

TS. Lương Ngọc Vĩnh đề nghị cần làm rõ công tác truyền thông chính sách nằm ở đâu trong chu trình xây dựng chính sách; xác định rõ quy trình truyền thông; nghiên cứu bổ sung hệ thống khái niệm, rõ ràng, đặc biệt là khái niệm “chính sách”, “truyền thông”, cần phân biệt rõ với tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật. Vì thời gian truyền thông chính sách pháp luật diễn ra trong thời gian ngắn nên theo TS.Vĩnh cần nghiên cứu sử dụng loại hình kỹ năng đơn giản, tiết kiệm để người dân có thể nhanh chóng tiếp cận, góp ý.

Trong khi đó, bà Đỗ Thị Thanh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Bộ Tư pháp nhấn mạnh tới các tiêu chí đã được xác định tại Đề án 407. Theo đó, truyền thông chính sách áp dụng đối với các dự thảo chính sách có đủ các tiêu chí: Là các chính sách được ban hành trong các VBQPPL mà Luật Ban hành VBQPPL quy định phải lập đề nghị xây dựng VBQPPL trước khi tiến hành soạn thảo, trừ các nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật; Tác động trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của người dân, tổ chức, doanh nghiệp; Được xác định là những vấn đề khó, nhạy cảm, dư luận xã hội quan tâm hoặc có nhiều ý kiến khác nhau về nội dung dự thảo chính sách; Chính sách có tác động trên phạm vi cả nước hoặc trên phạm vi toàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trên cơ sở đó, tài liệu hướng dẫn cần bám sát các tiêu chí để xây dựng các kỹ năng cho phù hợp.

Bà Đỗ Thị Thanh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật lưu ý về các tiêu chí đã được xác định tại Đề án 407.

Bà Đỗ Thị Thanh Hương, Phó Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật lưu ý về các tiêu chí đã được xác định tại Đề án 407.

Ngoài ra, Hội thảo cũng nhận được nhiều ý kiến của đại diện các Bộ, ngành, các chuyên gia, trong đó chủ yếu đề nghị rà soát lại cấu trúc tài liệu để tránh trùng lặp, làm rõ các khái niệm, xác định nguyên tắc, quy trình thực hiện truyền thông, hoàn thiện nội dung các kỹ năng đảm bảo ngắn gọn, sâu sắc, thật sự mang tính “cầm tay chỉ việc”...

Đọc thêm

Nhiều giải pháp linh hoạt tháo gỡ khó khăn trong công tác thi hành án dân sự

Ông Văn Đình Minh- Cục trưởng Cục THADS Hà Tĩnh phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Hữu Anh
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2024, công tác Thi hành án dân sự (THADS) trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh gặp nhiều khó khăn, số việc, số tiền phải thi hành đều tăng cao trong khi đó thị trường bất động sản trầm lắng, các vụ việc liên quan đến đất đai, đánh bạc, lừa đảo có số lượng người bị hại lớn, tài sản thi hành án khó xử lý... ngành thi hành án đã khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt đạt kết quả đáng khích lệ trên tất cả các mặt công tác.

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ

Cảm xúc của các đại biểu lần đầu tiên được ra Đảo Bạch Long Vĩ
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2024 và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đã có những ngày trải nghiệm thật thú vị tại đảo Bạch Long Vĩ.

Truyền thông chính sách góp phần tạo sự đồng thuận xã hội

Cảnh Buổi làm việc.
(PLVN) - Ngày 26/4, Tổ Thư ký giúp việc của Hội đồng phối hợp Phổ biến, giáo dục pháp luật Trung ương (Tổ Thư ký) đã có buổi làm việc tại Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT) về tình hình thực hiện Quyết định số 407/QĐ-TTg ngày 30/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Tổ chức truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật giai đoạn 2022 – 2027” (Quyết định số 407).

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA

Diễn đàn cấp cao Việt Nam – Nhật Bản: Thúc đẩy hợp tác pháp luật và tư pháp trong khuôn khổ Dự án JICA
(PLVN) -Sáng 26/4, Bộ Tư pháp và các cơ quan đối tác pháp luật và tư pháp Việt Nam phối hợp với Bộ Tư pháp Nhật Bản, JICA Nhật Bản, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn cấp cao lần thứ nhất trong khuôn khổ Dự án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật tại Việt Nam” giai đoạn 2021 -2025 - một dự án hợp tác quốc tế gắn chặt và là biểu tượng cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp.

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”

Tổ chức thành công hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024”
(PLVN) - Trong không khí tuổi trẻ cả nước hướng tới chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) và kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/1924), Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp và Đoàn Thanh niên Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam tổ chức hành trình “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương năm 2024” tại đảo Bạch Long Vĩ .

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý

Trao Quyết định tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Bộ Tư pháp cho ông Đỗ Xuân Quý
(PLVN) - Ngày 25/4, Đảng ủy Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị Ban thường vụ Đảng ủy tháng 04/2024. Đồng chí Đặng Hoàng Oanh, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp; đồng chí Trần Tiến Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Kim Tinh, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Bộ Tư pháp chủ trì Hội nghị.

Bắc Kạn giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024

Hội nghị giới thiệu văn bản pháp luật mới năm 2024 tại Bắc Kạn (Ảnh: Hoàng Thu)
(PLVN) - Ngày 24/4, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội nghị triển khai các Luật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, Kỳ họp thứ 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 5 thông qua. Hội nghị được tổ chức trực tiếp và truyền hình trực tuyến tới các huyện, thành phố trong tỉnh.

Đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả

Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp.
(PLVN) - Ngày 24/4, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng chủ trì cuộc họp Tổ công tác về lập đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Tham dự cuộc họp còn có đại diện Vụ Pháp luật, Văn phòng Chính phủ, đại diện cơ quan pháp chế một số bộ, ngành.

Hải Phòng: Chi cục THADS quận Đồ Sơn hoàn thành cưỡng chế chuyển giao quyền sử dụng đất

Lực lượng tham gia cưỡng chế di chuyển tài sản của người phải THA ra khỏi khu vực cưỡng chế.
(PLVN) - Ngày 24/4, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) quận Đồ Sơn đã phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để chuyển giao quyền sử dụng đất cho Công ty TNHH Một thành viên Du lịch và Vui chơi Giải trí Đồ Sơn (địa chỉ tại Khu dân cư số 8, đường 353, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn).