Góp ý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi): Doanh nghiệp lo ngại còn 'rào cản'

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Góp ý dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi), cộng đồng doanh nghiệp ủng hộ việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thúc đẩy chuyển đổi số và phát triển kinh tế số. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng lo lắng, cho rằng một số qui định trong dự thảo Luật chưa phù hợp.

Một số nội dung còn ý kiến khác nhau

Hôm qua (23/3), Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo lấy ý kiến của các DN trong và ngoài nước về dự thảo Luật Viễn thông (sửa đổi). Ông Đậu Anh Tuấn, Phó Tổng Thư ký, Trưởng Ban Pháp chế VCCI cho biết, Luật Viễn thông (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 diễn ra vào tháng 5- 6/2023.

“Như vậy, thời gian không còn nhiều, trong khi theo phản ánh của DN, bên cạnh những thủ tục hành chính mới phát sinh, dự thảo còn có những qui định có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh của các DN trong vào ngoài lĩnh vực viễn thông, và chưa thực sự nắm bắt những xu hướng phát triển công nghệ…” - ông Tuấn nói.

Tại Hội thảo, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại về việc dự thảo Luật mở rộng phạm vi áp dụng để điều chỉnh cả các dịch vụ không phải là dịch vụ viễn thông, như: các dịch vụ hội thoại, tin nhắn, hội họp trên các nền tảng Internet, dịch vụ điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu (dịch vụ OTT).

Ủng hộ việc xây dựng một môi trường pháp lý nói chung và sửa đổi Luật Viễn thông nói riêng tạo thuận lợi và giúp thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển kinh tế số là rất quan trọng, đại diện Liên minh Internet châu Á (AIC), bà Đào Thị Nga cho rằng dự thảo Luật đã được mở rộng đáng kể về phạm vi quản lý bao gồm cả các ngành không phải là dịch vụ viễn thông, đặt thêm gánh nặng pháp lý cho DN, khiến lợi ích tiềm năng của nền kinh tế số gặp rủi ro bởi những tác động tiêu cực ngoài ý muốn.

Trong khi đó, ông Vũ Tú Thành, Phó Giám đốc điều hành Hội đồng DN Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) cho rằng, theo pháp luật các nước và thông lệ quốc tế thì các dịch vụ trên đều không phải là dịch vụ viễn thông nên được điều chỉnh bởi những văn bản pháp luật riêng. “Nếu dự thảo Luật được thông qua, các loại hình dịch vụ trên sẽ phải xin cấp giấy phép viễn thông và chịu sự điều chỉnh như những dịch vụ viễn thông truyền thống. Điều này không phù hợp và sẽ dẫn đến gánh nặng hành chính, làm tăng chi phí hoạt động không cần thiết cho các nhà cung cấp dịch vụ…” - ông Thành nêu ý kiến.

Theo đại diện USABC, các quy định trong dự thảo sẽ tạo nên những “rào cản” đối với đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong lĩnh vực điện toán đám mây và dịch vụ trung tâm dữ liệu – là những dịch vụ vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế số. “Sự phát triển của hai loại hình dịch vụ này rất cần huy động mọi nguồn lực bao gồm cả vốn và công nghệ từ mọi thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt là từ khu vực ĐTNN. Việc quản lý các dịch vụ này như các dịch vụ viễn thông với những hạn chế về vốn góp của nhà ĐTNN, qui định về cấp phép như đối với dịch vụ viễn thông, hoặc buộc các DN nước ngoài phải ký kết hợp đồng thương mại với DN viễn thông trong nước là những quan ngại lớn của các nhà ĐTNN vào lĩnh vực này” - đại diện USABC phân tích.

Sẵn sàng lắng nghe đóng góp từ doanh nghiệp

Theo Luật sư điều hành Công ty Luật BMVN Trần Mạnh Hùng, việc quản lý các dịch vụ OTT như những dịch vụ viễn thông là bất hợp lý vì các dịch vụ này khác với dịch vụ viễn thông về bản chất. Cụ thể, các dịch vụ như tin nhắn, hội thoại hay hội họp trên các nền tảng Internet (hay còn được gọi là các “dịch vụ OTT”) chỉ có thể được cung cấp trên cơ sở người sử dụng dịch vụ đã kết nối Internet, tức là người sử dụng đã sử dụng dịch vụ viễn thông.

Các dịch vụ OTT được cung cấp trên các nền tảng kỹ thuật số mở, không thu phí, không có số thuê bao và không sử dụng các tài nguyên viễn thông như tần số hay kho số viễn thông như các dịch vụ viễn thông. Vì vậy, các nước trong khu vực và trên thế giới cũng không áp dụng các tiêu chuẩn và quy định điều chỉnh dịch vụ OTT giống như đối với dịch vụ viễn thông truyền thống.

Theo Luật sư Trần Mạnh Hùng, các qui định trong dự thảo Luật như yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ OTT xuyên biên giới phải có hợp đồng thương mại với một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hoặc đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam sẽ là những “rào cản” đối với các dịch vụ OTT hoạt động tại Việt Nam.

Đặc biệt, Luật sư Trần Mạnh Hùng nhấn mạnh, những người sử dụng dịch vụ OTT đều đã phải có thuê bao hay quan hệ hợp đồng trực tiếp hoặc gián tiếp với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông rồi nên không có cơ sở pháp lý hay thực tiễn nào để các nhà cung cấp dịch vụ OTT phải ký một hợp đồng thương mại với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông.

Đại diện Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (Amcham), bà Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch Amcham Hanoi cũng lo lắng đối với những qui định về dịch vụ điện toán đám mây. Cụ thể, pháp luật về đầu tư và DN hiện không có quy định nào về việc dịch vụ điện toán đám mây là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng không có bất kỳ hạn chế nào đối với dịch vụ này. Tuy nhiên, dự Luật lại đang áp đặt một số điều kiện như dịch vụ này phải được cấp giấy phép viễn thông hay hạn chế sở hữu ĐTNN, hay phải lập văn phòng đại diện đối với những dịch vụ điện toán đám mây xuyên biên giới.

Ngoài ra, theo nhiều ý kiến, một xu hướng trong ngành viễn thông đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm hiện nay là phát triển dịch vụ viễn thông qua vệ tinh (do những lợi thế về độ bao phủ trong khi không phải đầu tư lắp đặt các hệ thống cáp biển hay đường truyền vốn cần đầu tư lớn và tính ổn định cao) nhưng nội dung này chưa được đưa vào dự thảo Luật.

Do đó, đại diện một số hiệp hội và DN kiến nghị Luật Viễn thông (sửa đổi) cần dự đoán trước xu thế này và có những quy định khuyến khích hoặc cho phép các dịch vụ Internet vệ tinh xuyên biên giới được cung cấp nếu DN cung cấp dịch vụ này có văn phòng đại diện tại Việt Nam hoặc ký kết hợp đồng thương mại với một DN viễn thông trong nước.

Tiếp thu ý kiến tại Hội thảo, đại diện Ban soạn thảo, ông Nguyễn Hồng Thắng, Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhấn mạnh mục đích của việc sửa Luật Viễn thông lần này. Đồng thời cho biết, trong quá trình soạn thảo, BST đã tham khảo pháp luật của một số nước.

Về ý kiến dự thảo điều chỉnh dịch vụ OTT không phải là dịch vụ viễn thông, ông Thắng cho biết, qua tham khảo, có nước cũng đang quan sát, nhưng cũng có nước đã điều chỉnh (Nhật Bản, Hàn Quốc…), hay đang lấy ý kiến (Ấn Độ…), Ban soạn thảo đã mạnh dạn đưa nội dung vào dự thảo Luật.

“OTT là xu thế tất yếu, là nền tảng quan trọng sẽ thay thế dịch vụ viễn thông, nhưng hiện nay chúng ta chưa có luật quản lý. Do vậy, Ban soạn thảo đề nghị các đơn vị đóng góp cung cấp cụ thể các qui định của các nước cũng như thực tế tác động như thế nào ở chuyên ngành cụ thể của mình để Ban soạn thảo có thông tin sâu hơn để điều chỉnh phù hợp. Rất mong ý kiến đóng góp của DN và Ban soạn thảo sẵn sàng lắng nghe” - đại diện Ban soạn thảo cho hay.

Đọc thêm

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.

Công bố Quyết định chỉ định nhân sự Bí thư Đảng ủy HUD

Ông Nguyễn Đức Phong - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối trao quyết định cho ông Đậu Minh Thanh.
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa công bố Quyết định số 2275-QĐ/ĐUK về việc chỉ định ông Đậu Minh Thanh - Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ và giữ chức Bí thư Đảng uỷ HUD, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

PVOIL có Tổng giám đốc mới

Chủ tịch HĐTV Cao Hoài Dương (bìa phải) trao quyết định cho tân Tổng Giám đốc PVOIL.
(PLVN) -  Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL) vừa tổ chức Lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ, chức danh Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc PVOIL

Giải nhất Un women weps awards năm 2024: Nỗ lực không ngừng nghỉ của Vietnam Airlines vì một xã hội bình đẳng và phát triển bền vững

Ông Lê Đức Cảnh - Phó Tổng giám đốc Vietnam Airlines - tại lễ trao tặng Un women weps awards năm 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều ứng cử viên sáng giá, Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines - đã vinh dự được trao giải nhất Un women weps awards năm 2024 ở hạng mục “Bình đẳng giới thông qua tham gia cộng đồng và quan hệ đối tác”. Với việc được giải nhất của hạng mục này, Vietnam Airlines sẽ là ứng cử viên của Un women weps awards năm 2024 khu vực Châu Á.

Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Quy định đánh thuế phù hợp với thuốc lá, nước giải khát có đường

Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường chiều ngày 27/11/2024. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Chiều 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và nước giải khát có đường được các đại biểu thảo luận sôi nổi.

Tháo gỡ các 'điểm nghẽn' pháp lý, khẩn trương đưa các nguồn lực xã hội bị đình trệ, lãng phí hoạt động trở lại

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
(PLVN) -  Đó là yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu ra trong buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp (ngày 7/11/2024). Một trong những “điểm nghẽn” đang nhận được sự quan tâm đặc biệt là tháo gỡ vướng mắc cho các dự án PPP đã đưa vào khai thác vận hành. Các chuyên gia cho rằng, sửa Luật PPP là giải pháp tiên quyết để thúc đẩy nguồn lực xã hội tham gia đầu tư PPP.

Chủ tịch Vietcombank tham gia BCH Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ

Ông Nguyễn Thanh Tùng
(PLVN) - Đảng ủy Khối Doanh nghiệp TƯ vừa tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Ban Bí thư về việc chỉ định tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Doanh nghiệp TƯ, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đối với ông Nguyễn Thanh Tùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại CP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank).

Chờ tỉnh và huyện để kéo dây giải tỏa công suất Nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4

Đại diện NPTPMB báo cáo lãnh đạo EVNNPT về tiến độ Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái.
(PLVN) - Ban Quản lý Dự án truyền tải điện (NPTPMB) hạ quyết tâm hoàn thành Dự án đường dây 220kV Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 - rẽ Mỹ Xuân - Cát Lái trong quý III/2025 để có thể cùng các đơn vị thuộc Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) thực hiện việc giải tỏa công suất Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4.

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'

PJICO kiên định với mục tiêu kinh doanh 'an toàn, hiệu quả và bền vững'
(PLVN) - Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO - mã chứng khoán: PGI) vừa tổ chức phiên họp Hội đồng quản trị lần thứ 03 nhiệm kỳ thành viên Hội đồng quản trị 2024 - 2029 đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh doanh 9 tháng đầu năm, các giải pháp trọng tâm quý IV /2024, đồng thời định hướng xây dựng kế hoạch năm 2025.