Góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần có chế tài xử lý nghiêm các dự án “treo”

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hôm qua (3/3), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội; Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh đều đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Nhiều ý kiến đề nghị dự thảo luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.
Quang cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai tại Hà Nội.
Quang cảnh Hội nghị lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Đất đai tại Hà Nội.

Có thể giao đất trực tiếp, không cần đấu giá, đấu thầu

Hội nghị của Ủy ban MTTQ TP Hồ Chí Minh do bà Phan Kiều Thanh Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban chủ trì. Tại Hội nghị, đa số các đại biểu cho rằng, thời gian qua, nhiều dự án đã có quy hoạch nhưng chậm triển khai thực hiện đến hơn chục năm, ảnh hưởng rất lớn đến quyền của người sử dụng đất, cụ thể như: không cho phép xây dựng, sửa chữa gây thiệt hại cho người dân, làm phí tài nguyên đất trong khi người dân lại không có đất để sản xuất, kinh doanh...

Do đó, đề nghị cần làm rõ hơn quyền của người sử dụng đất trong vùng quy hoạch đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đặc biệt, dự thảo luật cần quy định chế tài xử lý và thực hiện nghiêm khi xuất hiện các dự án “treo” để đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất và việc sử dụng đất hiệu quả, tránh lãng phí.

Đại biểu Đặng Thanh Bình (Quận 1) cho rằng, dự thảo Luật bãi bỏ quy định về khung giá đất là hoàn toàn hợp lý, việc bỏ khung giá đất, xây dựng bảng giá đất sát với giá thị trường, Nhà nước và người dân đều có lợi. Tuy nhiên, theo điều 154 dự thảo, bảng giá đất chỉ áp dụng cho một số mục đích, còn mục đích khác như bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, thu tiền khi giao đất cho các tổ chức lại phải định giá cho từng dự án sẽ phát sinh thêm nhiều giá đất.

Do vậy, đại biểu Đặng Thanh Bình cho rằng cần định giá đất bám sát giá thị trường, hoàn toàn có thể giao đất trực tiếp, không cần phải đấu giá, đấu thầu. Nếu làm tốt khâu định giá đất thì mọi chế định sẽ tốt. Ngược lại, nếu định giá đất không tốt sẽ phát sinh bất cập, tranh chấp, bất bình đẳng xã hội. Vì vậy, cần xây dựng giá đất tiệm cận với giá thị trường.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng Nhà nước cần tập trung nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống thông tin đất đai, tăng cường chất lượng công tác định giá để định giá đất sát với giá thị trường, góp phần xây dựng thị trường bất động sản công bằng, minh bạch, hài hòa lợi ích của các bên…

Hướng dẫn việc bảo đảm người có đất bị thu hồi có điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ

Hội nghị của Ủy ban MTTQ TP Hà Nội do ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban chủ trì.

Góp ý về vấn đề tranh chấp đất đai, ông Bùi Sinh Quyền (Hội đồng tư vấn về Kinh tế, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội) cho biết, khoản 1, Điều 225 dự thảo Luật quy định UBND các cấp có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất làm căn cứ cho TAND giải quyết theo thẩm quyền khi có yêu cầu. Điều khoản này cần phải quy định rõ về thời hạn cung cấp và chế tài đối với việc chậm trễ hoặc không cung cấp thông tin mà không có lý do chính đáng của người có trách nhiệm, tránh việc cung cấp bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự, hạn chế tiêu cực trong việc thụ lý vụ án.

Còn Luật gia Lê Gia Ánh (Hội đồng tư vấn Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội) góp ý, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật chưa thể hiện đầy đủ nội hàm của Luật; có những nội dung quan trọng nhưng chưa được đề cập như “thu hồi đất, trưng dụng đất”, “bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”… Do đó, Luật gia Lê Gia Ánh đề nghị Ban soạn thảo cần bổ sung cho hoàn chỉnh.

Ngoài ra, về nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất được quy định tại khoản 2, Điều 89 của dự thảo Luật, ông Lê Gia Ánh đề nghị cần làm rõ hơn và có hướng dẫn cụ thể để bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, bảo đảm thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.

Luật sư Hoàng Thị Nhàn (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho biết, tại điểm b khoản 2 Điều 224 dự thảo Luật quy định: “Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác”. Về nội dung này, dự thảo Luật cần làm rõ cách thức UBND xã phải phối hợp với Ủy ban MTTQ cùng cấp.

Luật sư Hoàng Thị Nhàn cũng nhấn mạnh, cần quy định cụ thể, rõ ràng các tổ chức thành viên của Mặt trận là những tổ chức nào, tránh việc hiểu nhầm, hiểu sai, áp dụng không thống nhất. Đối với quy định “các tổ chức xã hội khác” của UBND xã, Luật sư đề nghị làm rõ là những tổ chức nào để tránh việc hiểu sai, vận dụng mỗi nơi một kiểu…

Thị trường BĐS kỳ vọng khởi sắc khi các quy định mới đi vào cuộc sống. (Ảnh: VGP)

Sớm đưa 3 luật liên quan bất động sản vào cuộc sống: Gỡ khó cho thị trường, thúc đẩy kinh tế phát triển

(PLVN) - Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) 2023 và Luật Đất đai 2024 đều có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025, tuy nhiên các Luật này đang được kỳ vọng sẽ được thi hành trước 6 tháng (từ 1/7/2024) để kịp thời tháo gỡ khó khăn cho thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tọa đàm “Quy định mới về NOXH: từ chính sách đến thực thi” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức chiều 10/5

Quy định mới về nhà ở xã hội: Hiện thực hóa tinh thần Luật Nhà ở (sửa đổi)

(PLVN) - Luật Nhà ở (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Tuy nhiên để sớm đưa những chính sách tốt đẹp về nhà ở nói chung và nhà ở xã hội (NOXH) nói riêng đi vào cuộc sống, Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng…
Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

Đà Nẵng bán, cho thuê hơn 400 căn nhà ở xã hội

(PLVN) - Sở Xây dựng Đà Nẵng mới có thông báo về việc mở bán và tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuê căn hộ tại dự án chung cư nhà ở xã hội khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu).
Luật Đất đai có nhiều nội dung mới mang tính đột phá quan trọng. (Ảnh: T.M)

Khơi dậy tiềm năng, phát huy nguồn lực từ đất đai

(PLVN) -Chiều 25/4, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Điều 252 Luật Đất đai năm 2024 với sự chủ trì của Phó Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Chi Lan, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định.