Góp ý dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam: Phát huy sức mạnh tổng hợp vào sự nghiệp bảo vệ biên giới

Bộ đội Biên phòng phá chuyên án A1-220, thu giữ tàng trữ tang vật hơn 13.000 viên ma túy tổng hợp
Bộ đội Biên phòng phá chuyên án A1-220, thu giữ tàng trữ tang vật hơn 13.000 viên ma túy tổng hợp
(PLVN) - Khi được thông qua, Luật Biên phòng Việt Nam sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện “mục tiêu kép” - hoàn thiện hệ thống pháp luật về biên giới quốc gia và xây dựng lực lượng Bộ đội Biên phòng, thể chế Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia trong tình hình mới mà Đảng đã đề ra Nghị quyết số 33-NQ/TW, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong giai đoạn hiện nay.

Công tác biên phòng là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị

Những ngày qua, Dự thảo Luật Biên phòng Việt Nam (BPVN) đã làm “nóng” hội trường Quốc hội. Các đại biểu đã tập trung cho ý kiến về tên gọi, phạm vi điều chỉnh của Dự thảo Luật; nhiệm vụ của lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP); lực lượng phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng; bảo đảm về chế độ, chính sách biên phòng; kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện có dấu hiệu vi phạm tại biên giới, cửa khẩu...

Năm 2018, Quân ủy Trung ương đã trình Bộ Chính trị thông qua 3 chiến lược quan trọng gồm: Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự và Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Việc xây dựng Luật BPVN nhằm thể chế hóa đầy đủ mục tiêu, quan điểm của Đảng theo tinh thần của Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, thể hiện toàn diện, đầy đủ nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng, chính sách Nhà nước về nhiệm vụ biên phòng.

Luật BPVN là cơ sở để cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành vào cuộc thực hiện nhiệm vụ biên phòng, đảm bảo bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.

Thực tế, trong những năm qua, Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững độc lập dân tộc. Đặc biệt, Việt Nam đã thành công trong công tác phân giới, cắm mốc trên tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Việt Nam - Lào và tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã hoàn thành gần 90%, đồng thời, cơ bản phân định rõ vùng biển vịnh Bắc Bộ. Đây là thành quả vô cùng lớn của Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị.

Cùng với thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân, sự ra đời của Luật BPVN tạo thêm thế trận biên phòng toàn dân, thành một hệ thống các thế trận để giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Công tác biên phòng được xác định là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, chứ không phải nhiệm vụ của quân đội hay của BĐBP.

Luật Biên giới quốc gia 2003 là luật nền, quy định chung về biên giới quốc gia, đường biên giới, khu vực biên giới; công tác quản lý, bảo vệ, xây dựng biên giới. Dự thảo Luật BPVN quy định cụ thể các nhiệm vụ, lực lượng thực thi nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới. Trong nhiệm vụ xây dựng, quản lý biên giới, lực lượng nào nòng cốt, lực lượng nào chuyên trách, lực lượng nào tham gia đều đã được xác định rõ.

Phòng, chống tội phạm ở khu vực biên giới: nhiệm vụ quan trọng của Bộ đội Biên phòng

Việc có hay không có sự chồng lấn trong hoạt động của BĐBP và các lực lượng khác như Công an, Hải quan là nội dung được các đại biểu thảo luận và tranh luận sôi nổi. Khoản 3 Điều 15 Dự thảo Luật BPVN quy định quyền hạn của BĐBP được kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới cửa khẩu theo quy định của pháp luật.

Theo Đại biểu Bùi Thanh Tùng (TP Hải Phòng), quy định như thế này còn khá chung chung và có khả năng sẽ có sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát đối với phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh của lực lượng hải quan trong địa bàn hoạt động hải quan và các nghị định hướng dẫn tại cùng một khu vực biên giới cửa khẩu.

Đại biểu đề nghị cần xác định rõ phạm vi thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, xử lý phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của BĐBP để tránh chồng chéo. Tranh luận với Đại biểu Bùi Thanh Tùng, Đại biểu Nguyễn Bá Sơn (TP Đà Nẵng) khẳng định: “Qua kiểm tra lại Luật Hải quan, tôi thấy các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên cửa khẩu hải quan là trình tự thủ tục hành chính, thông qua hoạt động thông quan trên cửa khẩu.

Còn Luật BPVN thì quy định: “Áp dụng các biện pháp này khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật trên khu vực biên giới cửa khẩu theo quy định của pháp luật”. Vì vậy, hoạt động của 2 lực lượng này không chồng chéo nhau”. Thực tiễn, BĐBP đang trực tiếp kiểm soát xuất nhập cảnh tại 117 cửa khẩu biên giới đất liền và 37 cửa khẩu cảng do Bộ Quốc phòng quản lý. BĐBP luôn phối hợp chặt chẽ với các lực lượng tại cửa khẩu như hải quan, kiểm dịch, cảng vụ trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.

Tình hình an ninh, an toàn tại các cửa khẩu do Bộ Quốc phòng quản lý luôn ổn định, tạo điều kiện tốt nhất trong xuất nhập cảnh cho cá nhân, tổ chức, tạo hình ảnh đẹp trong bạn bè quốc tế. Đại biểu Võ Đình Tín (Đắk Nông) cho rằng, việc quy định giao cho BĐBP nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và xử lý vi phạm pháp luật là chưa phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành, chưa bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Đề nghị chỉ nên quy định theo hướng BĐBP có nhiệm vụ phối hợp với Công an nhân dân trong phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật ở khu vực biên giới. Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (An Giang) bày tỏ quan điểm không đồng tình với việc giao cho công an quản lý an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới.

Ông nhấn mạnh, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới hoàn toàn khác với ở trong nội địa. Bởi vì nhiệm vụ này không thể tách rời và luôn luôn là một phần của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Theo Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, từ năm 1996 trở về trước, khi Bộ Công an quản lý BĐBP thì Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ này.

Từ năm 1996, khi giao lực lượng BĐBP thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Chính trị đã có Nghị quyết 11-NQ/TW ngày 8/8/1995 giao BĐBP thực hiện nhiệm vụ này và được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật. Khoản 2 Điều 31 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 đã giao BĐBP chủ trì, phối hợp với các lực lượng thực thi nhiệm vụ duy trì an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên biên giới; khoản 2 Điều 35 Luật Quốc phòng quy định giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ về bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, đảm bảo an ninh, trật tự ở khu vực biên giới, cửa khẩu, hải đảo, vùng trời (Luật Quốc phòng được ban hành trước Luật Công an năm 2018).

Vì vậy, quy định như Dự thảo Luật BPVN vừa phù hợp với thực tiễn và các chủ trương của Đảng chính sách của Nhà nước, tránh được những bất cập trong công tác xây dựng, bảo vệ biên giới trong tình hình mới. Nói rõ thêm về nội dung này, Đại biểu Bùi Đức Hạnh (Thừa Thiên - Huế) nêu rõ: Trong thực tế, qua 61 năm trưởng thành với 4 lần chuyển giao từ Bộ Quốc phòng sang Bộ Công an và ngược lại, BĐBP đều giữ nguyên nhiệm vụ, là “lực lượng chuyên trách giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu biên giới”.

“Thực tế trên biên giới, BĐBP đã phối hợp rất chặt chẽ với lực lượng công an và các lực lượng khác giữ gìn an ninh biên giới, tạo cho biên giới bình yên, không có điểm nóng, đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm biên giới, cùng phối hợp đấu tranh chuyên án, phối hợp phá chuyên án lớn, những đường dây vận chuyển ma túy từ nước ngoài về, thu hàng tấn ma túy trên thế giới...

Cho nên quy định như Dự thảo Luật là hoàn toàn phù hợp, không có gì trái với văn bản pháp luật hiện hành, không vướng mắc”, Đại biểu Bùi Đức Hạnh nhấn mạnh.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:
Trao nhiệm vụ cho Bộ đội Biên phòng là phù hợp
Nói về nội dung Dự thảo Luật BPVN quy định BĐBP có chức năng duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới cửa khẩu, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết, quy định này xuất phát từ một số cơ sở lý luận thực tiễn.
Cụ thể, các nghị quyết và văn bản pháp luật hiện hành đều xác định BĐBP là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các cơ quan và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực ở biên giới cửa khẩu.
Trải qua hơn 60 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, do tính chất đặc điểm, nhiệm vụ, BĐBP có 28 năm thuộc Bộ Công an, 32 năm thuộc Bộ Quốc phòng. Dù ở Bộ Công an hay Bộ Quốc phòng, BĐBP luôn khẳng định rõ vị trí, vai trò là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, tình hình an ninh trật tự trên các tuyến biên giới, vùng biển luôn được giữ vững ổn định, được Đảng, Nhà nước đánh giá cao, chính quyền và nhân dân cả nước tin cậy.
Thực tiễn chứng minh BĐBP luôn chủ động, phối hợp với các lực lượng ở khu biên giới như công an, hải quan, kiểm ngư, cảng vụ... thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Đặc biệt, BĐBP đã phối hợp với chính quyền địa phương, với lực lượng bảo vệ biên giới nước láng giềng giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội; duy trì thực hiện các điều ước quốc tế về biên giới, cửa khẩu và đấu tranh phòng, chống có hiệu quả với các loại tội phạm, nhất là tội phạm về an ninh quốc gia, ma túy, mua bán người..., góp phần quan trọng, ổn định tình hình ở khu vực biên giới, vùng biển, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, BĐBP luôn tuân thủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình và các lực lượng theo quy định của pháp luật. “Vì vậy, Dự thảo Luật quy định BĐBP có chức năng duy trì an ninh trật tự ở khu vực biên giới cửa khẩu là có cơ sở và hoàn toàn phù hợp với thực tiễn”.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Khối nam sĩ quan Cảnh sát Nhân dân đã hợp luyện diễu binh qua lễ đài. Sở Chỉ huy đã tổ chức huấn luyện theo chương trình chi tiết được phê duyệt, đảm bảo không đốt cháy giai đoạn và yêu cầu cán bộ huấn luyện chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tổ chức luyện tập. (Ảnh: Dân Trí)

Khoảnh khắc ấn tượng trong luyện tập diễu binh, diễu hành mừng Chiến thắng 30/4

(PLVN) - Bất chấp nắng nóng gay gắt, các đơn vị quân đội, công an từ nhiều quân binh chủng, bộ tư lệnh thuộc Bộ Quốc phòng và Bộ Công an, gồm nhiều nữ quân nhân, vẫn hăng say, nỗ lực luyện tập, hợp luyện chuẩn bị cho diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.

Đọc thêm

Làm rõ các tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính

Quang cảnh cuộc họp Hội đồng thẩm định.
(PLVN) - Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính (ĐVHC) các cấp, trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Chính phủ đang xây dựng dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) ban hành.

Khoa học và công nghệ nâng cao tiềm lực quốc phòng

Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Ủy viên Trung ương Đảng Nguyễn Mạnh Hùng mới chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ giai đoạn 2021 - 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 và những năm tiếp theo.

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brazil

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva gặp gỡ phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Nhận lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống nước Cộng hòa Liên bang Brazil Luiz Inácio Lula da Silva dẫn đầu Đoàn đại biểu Cấp cao nước Cộng hòa Liên bang Brazil thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 27 đến ngày 29/3/2025.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng dự Lễ khánh thành tuyến đường kết nối từ quốc lộ 19 đến Becamex VSIP Bình Định
(PLVN) -  Ngày 27/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã dự Lễ khánh thành dự án Xây dựng tuyến đường nối từ Quốc lộ 19 đến Khu công nghiệp Becamex VSIP Bình Định. Đây được xem là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Định với tổng mức đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.

Những cống hiến của thanh niên Quân đội có sức lan tỏa mạnh mẽ

Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao Bằng khen cho 10 Gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quân. (Ảnh: Lam Hạnh)
(PLVN) - Ngày 26/3, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Lễ tuyên dương Gương mặt trẻ tiêu biểu (GMTTB), Gương mặt trẻ triển vọng (GMTTV) toàn quân năm 2024. Chương trình nhằm vinh danh 70 điển hình xuất sắc (10 GMTTB, 60 GMTTV) của tuổi trẻ Quân đội trên mọi lĩnh vực công tác. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự, phát biểu chỉ đạo.

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'

Tuổi trẻ 'tâm trong - trí sáng - hoài bão lớn'
(PLVN) -  Ngày 24/3/2025 vừa qua, nhân Tháng Thanh niên năm 2025 và chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025), Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp tổ chức chương trình Thủ tướng Chính phủ đối thoại với thanh niên Việt Nam năm 2025.

Sẽ giải quyết các vấn đề phát sinh khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận một cửa cấp xã. (Ảnh minh họa. Nguồn: hanoi.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Dự thảo Luật dự kiến sẽ được trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5 tới đây. Trong Tờ trình về dự án Luật, cơ quan soạn thảo đã đề xuất hướng giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan khi thay đổi tổ chức chính quyền địa phương từ 3 cấp sang 2 cấp.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
(PLVN) - Ngày 25/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27 của của Ban Chỉ đạo đến nay.

Cần đột phá trong triển khai Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Chiều 25/3, tại Hà Nội, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTƯ MTTQ) Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải báo chí toàn quốc phòng, chống tham nhũng (PCTN), lãng phí, tiêu cực lần thứ 5, năm 2024 - 2025.