Gói 7.000 tỷ gia cố đường sắt, vì sao chia đôi?

Sau khi được đầu tư nâng cấp, tải trọng toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ cùng cấp 4,2 tấn/m
Sau khi được đầu tư nâng cấp, tải trọng toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam sẽ cùng cấp 4,2 tấn/m
(PLO) -  “Tổng công ty hay Ban của Bộ điều hành dự án đều như nhau cả. Điều quan trọng, là cuối cùng gói 7.000 tỷ sẽ được “rót” vào đường sắt để ngành có cơ hội thay đổi, phát triển…”, Chủ tịch HĐTV Đường sắt Việt Nam Vũ Anh Minh nói với PLVN.

Người đứng đầu ngành Đường sắt đưa ra lời giải thích như vậy sau khi Bộ GTVT quyết định giao Ban quản lý dự án (PMU) đường sắt và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cùng làm đại diện chủ đầu tư 4 dự án cấp bách, nhằm tăng năng lực thông qua và đảm bảo kiểm soát an toàn giao thông đường sắt, với tổng mức đầu tư 7.000 tỷ đồng từ nguồn trái phiếu Chính phủ.

Được biết, trước khi gói đầu tư này được Thường vụ Quốc hội thông qua,  Tổng công ty Đường sắt Việt Nam là đơn vị trực tiếp lập dự án, với 4 hợp phần, cụ thể: Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, tổng mức đầu tư dự kiến 1.600 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt đoạn Nha Trang - Sài Gòn, tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô, tổng đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng; gia cố hầm yếu kết hợp mở mới 3 ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang, với tổng mức đầu tư dự kiến 1.800 tỷ đồng.

Liên quan các tiểu dự án này, một số ý kiến đặt câu hỏi: vì sao PMU Đường sắt lại “xuất hiện” ở giai đoạn sau của dự án dù khâu chuẩn bị dự án không tham gia?

“Quan điểm của tôi là, Tổng công ty hay Ban của Bộ điều hành dự án đều như nhau cả. Điều quan trọng là cuối cùng gói 7.000 tỷ sẽ được “rót” vào đường sắt để ngành có cơ hội thay đổi, phát triển. Tôi đã nói rõ việc này để anh, em bên dưới hiểu và khẩn trương tập trung cho công việc. “Ôm” nhiều việc quá mà không trôi chảy thì có nên không?”, lời Chủ tịch Đường sắt Việt Nam Vũ Anh Minh.

Chủ tịch Vũ Anh Minh: "Ôm" nhiều việc quá mà không trôi chảy thì có nên không?"
Chủ tịch Vũ Anh Minh: "Ôm" nhiều việc quá mà không trôi chảy thì có nên không?"

Theo chỉ đạo của Bộ GTVT, tới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ quản lý, điều hành các dự án liên quan đến tăng cường kết cấu đường, gia cố hầm. Còn PMU Đường sắt sẽ điều hành các dự án liên quan đến phần cầu và nâng cấp các công trình đoạn Hà Nội - Vinh.

“Giá trị mà hai đơn vị được giao triển khai gần ngang nhau. Về phía tổng công ty thì đang nỗ lực hoàn thiện các thủ tục liên quan để năm 2019 có thể triển khai các tiểu dự án thuộc phạm vi của mình”, ông Minh thông tin và nói thêm, việc phân giao như vậy là để hai đơn vị chuẩn bị, còn khi triển khai thực tế, đơn vị nào không đảm bảo tiến độ, Bộ sẽ ra quyết định điều chuyển khối lượng công việc từ Ban về tổng công ty hoặc ngược lại.

Được biết, các dự án này sau khi hoàn thành sẽ nâng cấp toàn tuyến đường sắt Bắc - Nam lên cùng cấp tải trọng 4,2 tấn/m. Năng lực thông qua của tuyến này sẽ từ 18 đôi tàu/ngày đêm lên 23 - 25 đôi tàu/ngày đêm và có thể khai thác với vận tốc bình quân tàu khách 80 - 90km/h, tàu hàng 50 - 60km/h. Dự kiến, dự án trên sẽ kết thúc vào đầu năm 2021.

Tin cùng chuyên mục

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.

Đọc thêm

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.