Góc tối 'sân sau'

“Sân sau” của bị can Chung là Cty có tên Arktic
“Sân sau” của bị can Chung là Cty có tên Arktic
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Phải đến khi CQĐT Bộ Công an ra kết luận điều tra vụ án bị can Nguyễn Đức Chung “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” khi còn đương chức Chủ tịch UBND TP Hà Nội; dư luận mới tường tận được những ngõ ngách tối tăm khuất tất của dạng doanh nghiệp “sân sau” là như thế nào.

“Sân sau” của bị can Chung là Cty có tên Arktic, chỉ vừa “sơ sinh” đã kinh doanh chế phẩm Redoxy 3C, xe làm sạch đường, máy nghiền cây… cho các đơn vị liên quan trực thuộc UBND Hà Nội.

Từ cuối 2015, khi ông Chung nhậm chức Chủ tịch TP, vợ ông đã thành lập Cty Arktic, góp 5 tỷ đồng (100% vốn điều lệ) đứng tên con trai mình và một người khác. Toàn bộ hồ sơ đăng ký thành lập, đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Cty Arktic đều do vợ ông Chung thực hiện và tự ký giả chữ ký của con trai.

Chỉ nửa năm sau đó, vợ ông Chung làm hồ sơ “chuyển nhượng cổ phần” để thay đổi thành viên góp vốn sang “Giám đốc mới” (hiện bị đề nghị truy tố cùng bị can Chung) và một người khác. Đây chỉ là cách làm để hợp pháp hoá việc “độc quyền nhập khẩu” một số mặt hàng sau này. Không có việc mua, bán, không có việc thanh toán tiền giữa các bên “chuyển nhượng vốn góp”. Trụ sở chính của Arktic vẫn tại số 12 Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, chính là siêu thị Minh Hoa của gia đình ông Chung.

Sau khi đã tạo pháp nhân, dù không đăng ký ngành nghề kinh doanh hóa chất, Arktic đã bắt đầu “kinh doanh”, đơn hàng đầu tiên là chế phẩm Redoxy 3C. Trên cơ sở chỉ đạo, điều hành, tạo điều kiện của ông Chung và “đặt hàng” của Cty Thoát nước Hà Nội, Arktic đã có 13 phiếu đặt hàng, mở tờ khai hải quan để nhập chế phẩm Redoxy 3C giá hơn 115 tỷ đồng; bán lại cho Cty Thoát nước Hà Nội để lấy hơn 151 tỷ đồng, “thu lời” hơn 36 tỷ.

“Oách” ở chỗ sau khi nhập khẩu chế phẩm Redoxy 3C, dù chưa ký hợp đồng mua bán, và không có kho bãi; Cty Arktic chuyển thẳng về để ở kho của Cty Thoát nước Hà Nội. “Oách” hơn nữa, trước đó giám đốc Cty Thoát nước Hà Nội còn phải mang tiền túi 4,6 tỷ của gia đình để “ứng” cho Cty Arktic thực hiện nhập khẩu chế phẩm này.

Những “thương vụ” sau này như xe quét hút Hako, máy nghiền cây bán cho các Cty đã trúng các gói thầu vệ sinh môi trường trên địa bàn TP Hà Nội, cho các đơn vị mua để tài trợ UBND TP Hà Nội… cũng “thuận lợi” như vậy.

Nếu cứ mở doanh nghiệp mà được “tạo điều kiện” như Arktic, thì ai cũng ham mở Cty mà không đắn đo một điều gì: Không cần vốn, không cần kinh nghiệm, không cần cạnh tranh, không cần tìm thị trường… chỉ cần ký mà đút túi mỗi “thương vụ” hàng chục tỷ.

Thủ đoạn của các đối tượng lợi dụng chức vụ quyền hạn để “chăm bẵm” Cty sân sau của mình, như vậy là đã nhận diện được, đã bị “chỉ mặt đặt tên”. Điều quan trọng hơn khi đóng lại hồ sơ vụ án này, là pháp luật cần có thêm những quy định để phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng nêu trên. Làm sao phải có những quy định pháp luật càng kín kẽ, chặt chẽ, rõ ràng trong lĩnh vực này; để những đối tượng manh nha có ý định phạm tội phải dập tắt ý tưởng xấu ngay từ trong trứng nước.

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.