Góc nhìn pháp lý vụ bản thu âm Quốc ca bị đòi bản quyền

Phần hát Quốc ca bị ngắt lời “vì lý do bản quyền”.
Phần hát Quốc ca bị ngắt lời “vì lý do bản quyền”.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Theo chuyên gia pháp lý, ca khúc “Tiến quân ca” hiện thuộc sở hữu của toàn bộ người dân Việt Nam. Bất kỳ ai cũng có quyền tài sản với tác phẩm này, trong đó bao gồm quyền làm tác phẩm phái sinh.

Tối 6/12, vào 19h30, trên sân vận động Bishan (Singapore) diễn ra trận đấu giữa Đội tuyển Việt Nam - Lào ở bảng B, AFF Cup 2020. Hàng triệu người hâm mộ bóng đá trong nước đã háo hức dõi theo trận đấu trên các phương tiện truyền thông như truyền hình, nền tảng số YouTube, mạng xã hội...

Tuy nhiên, trong phần hát Quốc ca mở đầu trận đấu, khán giả theo dõi trên kênh YouTube bất ngờ không nghe được lời hát Quốc ca với lý do “bản quyền”. Theo đó, trên màn hình trận đấu hiện dòng thông báo: “Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ”.

Nguyên nhân của vụ việc này là do trước đó, trong trận đấu giữa Việt Nam và Arab Saudi diễn ra tối 6/11 tại Việt Nam, kênh YouTube của FPT đã không thể kiếm tiền với lý do dùng bản ghi “Tiến quân ca” được sản xuất bởi hãng đĩa nước ngoài Marco Polo. Chính vì e ngại sự việc tương tự xảy ra, nhiều kênh Youtube phát sóng trận đấu ngày 6/12 đã tắt tiếng ở phần lễ chào cờ.

Sự việc này đặt ra câu hỏi: Ai có quyền đối với bản ghi âm của ca khúc “Tiến quân ca”?

Luật sư (LS) Trịnh Thúy Huyền, Giám đốc Công ty Luật Apra cho biết, với mỗi tác phẩm, cần phải phân biệt hai khái niệm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả. Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009: “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Như vậy, với ca khúc “Tiến quân ca”, quyền tác giả sẽ thuộc về cố nhạc sĩ Văn Cao và khi cố nhạc sĩ mất vào năm 1995, những người thừa kế của ông sẽ có quyền đối với tác phẩm này.

LS Trịnh Thúy Huyền

LS Trịnh Thúy Huyền

Sau này, ca khúc “Tiến quân ca” đã được gia đình cố nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cả phần nhạc và phần lời cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam. Vì vậy, ca khúc “Tiến quân ca” hiện nay thuộc sở hữu của toàn bộ người dân Việt Nam, bất kỳ ai cũng có quyền tài sản đối với tác phẩm này, trong đó gồm cả quyền làm tác phẩm phái sinh. “Bất cứ người dân Việt Nam nào cũng có quyền được tạo bản ghi âm của ca khúc “Tiến quân ca”, LS Huyền nói.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Như vậy, quyền với bản ghi âm của ca khúc “Tiến quân ca” là quyền liên quan đến quyền tác giả.

Theo Điều 30 Luật Sở hữu trí tuệ về quyền của nhà sản xuất, ghi âm, ghi hình: “Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây: Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình; nhập khẩu, phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được”. Và “nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng”.

Như vậy, đơn vị sản xuất bản ghi âm ca khúc “Tiến quân ca” là chủ thể duy nhất nắm giữ những quyền theo quy định trên với bản ghi do mình sản xuất. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào sử dụng bản ghi âm vì mục đích thương mại, hay nói cách khác, sử dụng nhằm sinh lợi nhuận về kinh tế hoặc lợi ích khác đều phải có sự cho phép của đơn vị sản xuất, trừ một số trường hợp sử dụng không phải xin phép, không phải trả tiền quy định tại Điều 32 Luật Sở hữu trí tuệ: “Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học của cá nhân; tự sao chép một bản nhằm mục đích giảng dạy, trừ trường hợp cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng đã được công bố để giảng dạy; trích dẫn hợp lý nhằm mục đích cung cấp thông tin; tổ chức phát sóng tự làm bản sao tạm thời để phát sóng khi được hưởng quyền phát sóng”.

LS Huyền cho rằng, trong sự việc này, đơn vị sản xuất có thể “đánh bản quyền” nếu các đơn vị tổ chức trận bóng sử dụng bản ghi ca khúc “Tiến quân ca” do họ sản xuất mà không có sự đồng ý. Trong trường hợp các đơn vị tổ chức trận bóng sử dụng bản ghi âm chính thức của ca khúc “Tiến quân ca” được công bố trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ thì họ có thể sử dụng miễn phí, không cần phải xin phép.

Tin cùng chuyên mục

Khu đất trong vụ án. (Ảnh: Bùi Yên)

Vụ “phù phép” giấy ủy quyền tại Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh): Khởi tố công chứng viên để điều tra hành vi “thiếu trách nhiệm”

(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết vừa khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Duy Thức, Công chứng viên (CCV) Văn phòng Công chứng (VPCC) Đầm Sen (VPCC này nay đã đổi tên) để điều tra hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Nguyễn Duy Thức bị xác định thực hiện công chứng Hợp đồng ủy quyền sai quy trình theo Luật Công chứng dẫn đến hậu quả là 2 đối tượng (đã bị tuyên án) thực hiện hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền 15,7 tỷ đồng.

Đọc thêm

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án

Cà Mau: Thiếu sót trong xây dựng, bồi thường, tái định cư một số dự án
(PLVN) - Thanh tra tỉnh Cà Mau vừa ban hành Kết luận thanh tra 30/KL-TT (KLTT) về việc thanh tra các dự án, hạng mục công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Theo KLTT, một số chủ đầu tư các dự án có hạn chế, thiếu sót như: UBND tỉnh; Sở NN&PTNT; Ban Quản lý dự án (BQLDA) công trình xây dựng Cà Mau; BQLDA công trình NN&PTNT; Ban ODA và NGO; BQLDA xây dựng công trình giao thông Cà Mau; Trung tâm Phát triển quỹ đất Cà Mau; UBND huyện Ngọc Hiển, UBND TP Cà Mau, UBND huyện Năm Căn.

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo

Tiếp sự việc công dân phản ánh bị cơ quan đăng ký đất đai 'làm khó': Phó Chủ tịch UBND Hà Nội có chỉ đạo
(PLVN) - Sau khi tiếp nhận công văn gửi kèm đơn của bà Nguyễn Thị Vân Khánh (ngụ phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm) có nội dung phản ánh Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Chi nhánh quận Hai Bà Trưng ra quyết định ngăn chặn không phù hợp pháp luật, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mới có chỉ đạo.

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

Đề xuất các hình thức, biện pháp cứu trợ, hỗ trợ khi tình trạng khẩn cấp xảy ra. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) - Bộ Quốc phòng đang dự thảo Luật Tình trạng khẩn cấp nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ và nâng cao hiệu quả pháp lý của hệ thống pháp luật về tình trạng khẩn cấp; tạo lập cơ sở pháp lý, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành pháp luật nhằm tăng cường tính chủ động trong việc ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp, góp phần bảo vệ Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai yêu cầu kiểm điểm 2 viên chức

Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Đông Sơn. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Ông Nguyễn Bá Khương (ngụ xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa) phản ánh việc cán bộ lập thủ tục, hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) không đúng quy định. Mới đây, Văn phòng Đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) Thanh Hóa đã có Văn bản 407/TB-VPĐKĐĐ ngày 22/11/2024 thông báo kết quả giải quyết tố cáo.

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Quy định mới về dựng lại hiện trường, giải quyết vụ TNGT đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. (Ảnh: bocongan.gov.vn)
(PLVN) - Bộ Công an đã ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT); trong đó, một trong những nội dung đáng chú ý là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bán sang nước ngoài sẽ bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Mua bán người hiện nay diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi như lừa "việc nhẹ, lương cao" hoặc mai mối "lấy chồng ngoại quốc". Những hành vi lợi dụng lòng tin để lừa bán người ra nước ngoài sẽ bị xử lý nghiêm khắc, với mức án có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Theo quy định mới tại Thông tư số 73/2024/TT-BCA của Bộ Công an về quy định công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông, kể từ 1/1/2025, Cảnh sát giao thông được dừng phương tiện tham gia giao thông đường bộ để kiểm soát.