Góc khuất đằng sau ngành công nghiệp đẻ thuê ở Ukraine

Cô Andrea Viez và chồng vui mừng ôm cậu con trai được sinh ra từ người mẹ đẻ thuê Ukraine.
Cô Andrea Viez và chồng vui mừng ôm cậu con trai được sinh ra từ người mẹ đẻ thuê Ukraine.
(PLVN) - Những giọt nước mắt sung sướng vì hạnh phúc chảy trên khuôn mặt của Andrea Viez khi cô bế trên tay cậu con trai bé bỏng của mình, được sinh ra từ người mẹ đẻ thuê người Ukraine. 

Sau 9 năm cố gắng để có một đứa con, cuối cùng cô Andrea Viez cũng có thể cảm nhận được hơi ấm từ cậu con trai mới chào đời. Tất cả là nhờ vào ngành công nghiệp đẻ thuê đang bùng bổ ở Ukraine, ngành mang lại “ánh sáng” hi vọng cho hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn. “Thằng bé thật tuyệt vời”, người mẹ đến từ Argentina, đã gần 50 tuổi, vừa khóc vừa nói với giọng rưng rưng xúc động. 

Thế nhưng, trong khi ngành công nghiệp đẻ thuê thực giấc mơ được làm cha, làm mẹ của những người hiếm muộn, đây cũng là một ngành kinh doanh lợi nhuận cao và nhiều mặt tối, khi người ta lo ngại rằng, nhiều phụ nữ Ukrainesẽ bị lợi dụng.

“Ukraine đang trở thành một cửa hàng bán trẻ sơ sinh trực tuyến quốc tế”, Ủy viên quốc gia về quyền trẻ em Mykola Kuleba cảnh báo hồi tháng trước, đồng thời lên án việc “bóc lột” phụ nữ Ukraine và kêu gọi cấm dịch vụ đẻ thuê đang bùng nổ ở quốc gia này.

Hiện nay, Ukraine là một trong số ít quốc gia cho phép thương mại hóa dịch vụ đẻ thuê với người nước ngoài. Vấn đề này bất ngờ gây chú ý khi Covid-19 bùng phát. Theo đó, khi những lệnh phong tỏa hạn chế đi lại đã khiến cho nhiều ông bố, bà mẹ ở nước ngoài không thể tới Ukraine đón những đứa con của mình từ những người đẻ thuê.

Một công ty dịch vụ đẻ thuê tại địa phương đã xử lý việc này bằng cách quay video hàng chục em bé sơ sinh nằm trong cũi tại một khách sạn ở ven thủ đô Kiev, sau đó đăng lên mạng, gửi cho những phụ huynh ở nước ngoài. Từ đây, cộng đồng mạng ở khắp nơi trên thế giới biết đến ngành công nghiệp này ở Ukraine. 

Phòng khám BioTexCom hy vọng thu hút sự chú ý của dư luận đến hoàn cảnh những em bé mắc kẹt. Video tỏ ra hữu hiệu, Chính phủ đã can thiệp để giúp đỡ các gia đình như cô Andrea Viez xin được giấy phép đặc biệt tới Ukraine đón con sau vài tuần.

Được biết, dù đã tồn tại từ những năm 2000 nhưng ngành công nghiệp này chỉ bắt đầu bùng nổ ở Ukraine sau khi Ấn Độ và Thái Lan bắt đầu cấm người nước ngoài sử dụng dịch vụ đẻ thuê từ 5 năm trước.

Ukraine là một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, nên rất nhiều người phụ nữ bị hấp hẫn bởi số tiền chỉ 42.000 USD, dù nó chỉ bằng một nửa so với giá đẻ thuê với Mỹ. Tuy không có dữ liệu chính thức, các chuyên gia ước tính khoảng 2.500-3.000 trẻ em được sinh ra mỗi năm ở Ukraine, được các bố mẹ ở nước ngoài thuê đẻ. Trong số này, khoảng 1/3 khách hàng là người Trung Quốc. 

“Ngành công nghiệp này ở Ukraine thiếu sự quản lý của nhà nước, tràn lan sự lạm dụng và tham nhũng”, ông Sergiy Antonov, người điều hành một công ty luật chuyên tư vấn các vấn đề sinh sản cho biết.

Không chỉ vậy, nhiều người mẹ đẻ thuê đôi khi không được nhận đúng số tiền được hứa hoặc bị bố trí ăn nghỉ trong điều kiện tồi tệ suốt giai đoạn thai kỳ. Trong vài trường hợp, các cặp bố mẹ còn phát hiện ADN đứa con mình thuê đẻ không trùng khớp.

Cuối cùng, những người mẹ đẻ thuê bất đắc dĩ phải nuôi đứa con này. Thậm chí, các quan chức nghi ngờ, nhiều phòng khám lợi dụng việc thuê đẻ làm vỏ bọc dịch vụ mua bán con nuôi trái phép. “Tình hình rất rối loạn và không kiểm soát”, ông Antonov nói.

Cô Olga Korsunova, 27 tuổi, được trả 400 USD một tháng trong suốt thai kỳ và nhận 1.500 USD sau sinh. “Tôi sẽ không gọi việc này là bóc lột bởi không ai ép buộc chúng tôi cả”, cô nói khi ở trong căn hộ nhỏ thuê tại Kiev cùng con trai 8 tuổi. Tuy nhiên theo Korsunova, người đang mang thai hộ lần thứ tư, cho biết phụ nữ “thường xuyên” gặp khó khăn khi đòi số tiền được hứa hẹn. Họ thường được thuê đẻ qua môi giới, những người sẽ giữ lại một phần hoa hồng. 

Cô Korsunova từng mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng cô bắt đầu đẻ thuê sau khi cô và con trai chạy trốn khỏi miền đông Ukraine năm 2014. Cô thừa nhận vì khó khăn tài chính nên phụ nữ Ukraine “phải đánh đổi một phần sức khỏe để lấy tiền”.

Một người phụ nữ đẻ thuê khác có tên Olga, 26 tuổi, nói rằng cô rất vui khi có thể giúp đỡ những cặp vợ chồng hiếm muộn. Hiện cô đang mang song thai cho một cặp vợ chồng Trung Quốc. “Chúng sẽ được bố mẹ yêu thương tới hết cuộc đời”, Olga chia sẻ. 

Olga bình thường làm nghề bồi bàn, thu nhập 135 USD một tháng. Đây là lần đẻ thuê thứ hai của cô. Olga hy vọng sẽ mở được quán cà phê của riêng mình khi nhận số tiền 15.000 USD sau sinh. Nhưng cô thừa nhận rằng, nếu như có một công việc và nguồn thu nhập ổn định, cô sẽ không làm việc này.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.