Gỡ vướng trong thỏa thuận thi hành án dân sự

Gỡ vướng trong thỏa thuận thi hành án dân sự
(PLVN) - Trong Thi hành án dân sự (THADS), việc các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc thi hành án có ý nghĩa rất quan trọng khi không chỉ góp phần giúp các bên giữ được mối quan hệ tình cảm với nhau mà còn giúp việc thi hành án được giải quyết nhanh gọn, rút ngắn thời gian, đỡ tốn kém về công sức tiền bạc để tổ chức thi hành.

Vấn đề thỏa thuận thi hành án được Điều 6 Luật THADS quy định rõ: “Đương sự có quyền thoả thuận về việc thi hành án, nếu thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội. Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận. Theo yêu cầu của đương sự, Chấp hành viên có trách nhiệm chứng kiến việc thoả thuận về thi hành án. Trường hợp đương sự không thực hiện đúng thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thi hành phần nghĩa vụ chưa được thi hành theo nội dung bản án, quyết định”.

Vấn đề này cũng đã được hướng dẫn chi tiết tại Điều 5 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, quy định tại Điều 5 đã bộc lộ một số bất cập, đòi hỏi cần được sửa đổi. 

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 5 quy định về thỏa thuận chung của các đương sự trong quá trình thi hành án, khoản 3 Điều 5 quy định các đương sự có quyền thỏa thuận về việc không yêu cầu THA một phần hoặc toàn bộ yêu cầu THA. Tuy nhiên, tại 2 khoản này đều chưa quy định rõ nội dung thỏa thuận phải được lập thành văn bản.

Đồng thời, khoản 3 Điều 5 quy định việc thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật…trong khi khoản 2 Điều 5 chưa quy định việc thỏa thuận của các đương sự không được vi phạm điều cấm của pháp luật dẫn đến có quan điểm cho rằng việc thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật…chỉ áp dụng trong trường hợp thỏa thuận tại khoản 3 Điều 5.

Do đó, Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 62/2015/NĐ-CP cần quy định theo hướng: Thỏa thuận phải lập bằng văn bản thể hiện rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, thời hạn thực hiện thỏa thuận, hậu quả pháp lý đối với việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nội dung đã thỏa thuận, có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên tham gia. Đương sự phải chịu trách nhiệm đối với nội dung thỏa thuận không được vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, không đúng với thực tế, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba hoặc nhằm trốn tránh phí thi hành án.

Một vướng mắc khác mà cơ quan THADS gặp phải đó là theo quy định hiện hành thì trường hợp các đương sự thỏa thuận không yêu cầu thi hành án thì cơ quan THADS ra Quyết định đình chỉ thi hành án. Tuy nhiên, chưa quy định trong trường hợp này đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại dẫn đến việc đương sự cho rằng điều luật không quy định nên sau một thời gian lại tiếp tục nộp đơn yêu cầu thi hành án, nếu cơ quan THADS không thụ lý giải quyết thì phát sinh khiếu nại, tố cáo về việc cơ quan THADS không ra quyết định thi hành án khi vẫn còn thời hiệu yêu cầu. 

Để giải quyết các vướng mắc trên, căn cứ quy định tại Điều 52 Luật THADS thì việc thi hành án đương nhiên kết thúc khi có quyết định đình chỉ thi hành án. Khi việc thi hành án đã kết thúc thì về nguyên tắc đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại. Do đó, Dự thảo Nghị định cần quy định rõ: Đương sự không có quyền yêu cầu thi hành án trở lại đối với nội dung đã đình chỉ thi hành án.  

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP: “Người yêu cầu Chấp hành viên chứng kiến việc thỏa thuận ngoài trụ sở cơ quan THADS mà phát sinh chi phí thì phải thanh toán các chi phí hợp lý cho cơ quan THADS”. Tuy nhiên, việc người yêu cầu phải chịu chi phí trên là không phù hợp vì THADS không phải là dịch vụ. Do đó, Dự thảo cần quy định rõ trường hợp đương sự thỏa thuận trực tiếp mà yêu cầu chấp hành viên chứng kiến thì việc chứng kiến phải được thực hiện tại trụ sở cơ quan THADS để tránh phát sinh các chi phí.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đoàn Bộ Tư pháp viếng đồng chí Khamtay Siphandone

 Đoàn Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu viếng đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
(PLVN) - Ngày 4/4, Đoàn Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.

Khám phá 9.468 vụ phạm tội về trật tự xã hội, triệt phá 9 băng, nhóm tội phạm

Cảnh họp báo.
(PLVN) - Chiều 4/4, Bộ Công an tổ chức họp báo, cung cấp thông tin về các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (CAND) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tình hình, kết quả các mặt công tác công an Quý I/2025. Chủ trì họp báo là Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng Bộ Công an.

Bộ Công an phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống

Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.
(PLVN) - Chiều 4/4, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động đợt sinh hoạt chính trị đặc biệt kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (19/8/1945 – 19/8/2025) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (19/8/2005 – 19/8/2025). Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an chủ trì buổi Lễ.

Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 08 tội danh

Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình tại 08 tội danh
(PLVN) - Tại Tờ trình Dự án sửa đổi Bộ luật hình sự, Bộ Công an đề xuất bỏ hình phạt tử hình và thay thế hình phạt tử hình bằng hình phạt tù chung thân không xét giảm án ở một số tội danh, trong đó có Tội tham ô tài sản (Điều 353) và Tội nhận hối lộ (Điều 354).

Hội Luật gia Việt Nam: 7 thập niên góp phần kiến tạo nền tư pháp hiện đại

Tập thể Ban Thường vụ Hội Luật gia khóa XIV nhiệm kỳ 2024 – 2029. (Ảnh chụp tại Đại hội Đại biểu Hội Luật gia Việt Nam khóa XIV ngày 14/1/2025).
(PLVN) - Với hành trình 70 năm xây dựng và phát triển (4/4/1955 - 4/4/2025), Hội Luật gia Việt Nam (HLGVN) với vị thế là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực pháp luật; quy tụ hơn 102.000 hội viên trên cả nước, bao gồm các luật gia có chuyên môn sâu rộng, đã và đang công tác tại các cơ quan thuộc các ngành lập pháp, hành pháp, tư pháp, an ninh, quốc phòng, kinh tế - xã hội... Đây chính là nguồn lực quý giá, giúp Hội không ngừng phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, góp phần quan trọng vào quá trình hoàn thiện thể chế pháp luật, xây dựng Nhà nước pháp quyền trong kỷ nguyên mới.

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng

Nhiều khó khăn, thi hành án vẫn tăng gần 10.088 tỷ đồng
(PLVN) -Trong bối cảnh số việc, số tiền phải thi hành đều tăng so với cùng kỳ năm 2024, nhiều vụ việc giá trị phải thi hành án đặc biệt lớn, nhiều vướng mắc phát sinh.. nhưng 6 tháng đầu năm 2025 toàn Hệ thống Thi hành án dân sự đã khắc phục khó khăn, đề ra nhiều giải pháp linh hoạt để duy trì ổn định kết quả thi hành án, trong đó, kết quả thi hành xong về tiền tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ thi hành.

Thi hành xong hơn 9.781 tỷ từ án tham nhũng, kinh tế

Thi hành xong hơn 9.781 tỷ từ án tham nhũng, kinh tế
(PLVN) -6 tháng đầu năm 2025, kết quả thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế, nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo đạt kết quả đáng khích lệ. Theo đó, đã thi hành xong 2.061 việc với số tiền hơn 9.781 tỷ đồng.