Gỡ vướng cho vận tải đường thủy nội địa

Vận tải đường thủy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
Vận tải đường thủy chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Giá cước thấp, vận chuyển an toàn… nhưng vận tải đường thủy ở Việt Nam lại ít được doanh nghiệp lựa chọn. Để vận tải đường thủy phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cần thiết phải đầu tư hạ tầng đồng bộ cho lĩnh vực này.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc phát triển logistics vận tải thủy và vận tải ven biển diễn ra chiều qua (14/10), ông Bùi Thiên Thu – Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (ĐTNĐ) cho biết, với 2.360 sông, kênh có tổng chiều dài khoảng 42.000km và 9 hệ thống sông lớn đổ ra biển, tổng chiều dài đường thủy cả nước đang được khai thác là hơn 17.000km.

Vận tải thủy có ưu điểm là giá cước vận chuyển thấp, độ an toàn cao và ít ảnh hưởng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, hiện vận tải thủy chỉ chiếm khoảng 19% tổng lượng hàng hóa trong nước, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Theo Cục ĐTNĐ Việt Nam, hiện 70% hàng hoá tại cảng biển là hàng container. Tuy nhiên, hàng container đi đường thủy lại rất ít. Ví dụ, Hải Phòng đạt 1,8%, TP HCM đạt 10%.

“Vừa qua, khi thực hiện quy hoạch 5 lĩnh vực GTVT, từ giai đoạn nghiên cứu, Bộ GTVT xác định vận tải thủy là một lĩnh vực trọng điểm của quốc gia. Vận tải thủy không chỉ đóng vai trò trung chuyển hàng hóa giữa các cảng thủy mà còn kết nối với các cảng biển, cảng nội địa ICD” - Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể.

Nguyên nhân quan trọng khiến hàng container không đi đường thủy là do hạ tầng chưa đồng bộ. Nhiều cầu như cầu Đuống (Hà Nội), cầu Bình Triệu Vũ, cầu Đồng Nai… có tĩnh không thấp, các tàu chở container ba lớp không thể đi qua. Ngoài ra, nhiều cảng biển hiện nay không có cầu bến cho các phương tiện thủy nội địa làm hàng, thiếu các cảng cạn ICD.

Một số khó khăn khác được chỉ ra như: phương tiện thủy chủ yếu vẫn là phương tiện loại nhỏ, hoạt động trên tuyến ngắn, năng suất thấp, phương tiện chở hàng trên cả nước mới có 639 chiếc. Việc kết nối giữa vận tải đường thủy với đường bộ và cảng biển chưa thuận lợi.

Các doanh nghiệp vận tải thủy hầu hết là tư nhân, phát triển tự phát, manh mún, năng lực tài chính thấp và phương tiện cũ; chưa có chính sách hỗ trợ để thúc đẩy vận tải hàng container bằng đường thủy nội địa.

Khẳng định thời gian qua, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) luôn quan tâm đến phát triển vận tải thủy và vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nhưng Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cũng thừa nhận, đến nay vận tải thủy phát triển chưa tương xứng với lợi thế, tiềm năng của đất nước và có sự chênh lệch lớn vận tải thủy phía Nam và phía Bắc.

Vì vậy, các địa phương cần chú trọng hơn vấn đề xây dựng cảng đường thủy và cảng cạn ICD, đảm bảo kết nối được ít nhất từ hai phương thức vận tải trở lên, trong đó chủ yếu là đường bộ và đường thủy nội địa.

Thời gian qua, hầu như không có các dự án đường thủy dọc sông Hồng do vướng quy hoạch và đê điều của các địa phương. Tuy nhiên, hiện sông Hồng có nhiều hồ thủy điện đầu nguồn, luồng nước đã được điều tiết tốt hơn.

Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần nghiên cứu, đề xuất sửa đổi một số nội dung để có thể triển khai các dự án cảng thủy nội địa dọc sông Hồng, góp phần phát triển mạng lưới logistics khu vực phía Bắc.

Theo Cục trưởng Cục ĐTNĐ Bùi Thiên Thu, trong kế hoạch trung hạn 2021 – 2025 của Bộ GTVT có nội dung quan trọng liên quan đến việc đầu tư các dự án đường thủy nội địa. Do đó, thời gian tới, hệ thống đường thủy nội địa sẽ được đầu tư, cải tạo, làm mới với hy vọng sẽ đáp ứng tốt hơn nhu cầu vận tải đường thủy của người dân, doanh nghiệp.

Tin cùng chuyên mục

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Khởi công Đường cao tốc TP HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

(PLVN) - Ngày 14/12, tại tỉnh Bình Phước diễn ra Lễ động thổ khởi công công trình Đường cao tốc TP HCM -Thủ Dầu Một - Chơn Thành, đoạn qua tỉnh Bình Phước và công bố giai đoạn 2 Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, đồng thời khánh thành giai đoạn 1 nhà máy sản xuất lốp ô tô của Công ty TNHH HAOHUA (Việt Nam). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự các sự kiện.

Đọc thêm

2 người tử vong trên quốc lộ

Hiện trường vụ tai nạn giao thông xảy ra trên Quốc lộ 9, đoạn qua thị trấn Cam Lộ.
(PLVN) - Trong 2 ngày (10 và 11/12), trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9 qua địa bàn tỉnh Quảng Trị xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông khiến 2 người tử vong.

Cảnh sát giao thông Hà Nội: Triển khai mô hình 'Ngã tư an toàn giao thông'

CSGT sẽ đẩy mạnh xử lý các lỗi không chấp hành hệ thống biển báo, vạch kẻ đường. (Ảnh: Trường Thắng)
(PLVN) - Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CSGT (Công an TP Hà Nội), hiện nay tại một số nút giao trọng điểm trên các tuyến trục chính ra, vào TP, tình trạng lộn xộn, thiếu an toàn vẫn diễn ra. Mô hình "Ngã tư an toàn giao thông" được triển khai để góp phần giải quyết tình trạng này.

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện

'Hình hài' siêu dự án Sân bay Long Thành dần lộ diện
(PLVN) - Trên công trình xây dựng sân bay Long Thành (huyện Long Thành, Đồng Nai) hiện có gần 4.000 kỹ sư, công nhân trong nước và quốc tế, gần 2.000 máy móc, phương tiện, trang thiết bị thi công đang ngày đêm làm việc với mục tiêu cao nhất là đẩy nhanh tiến độ để hoàn hoàn thành trong năm 2025 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc mới đây.

Đề xuất hợp lý của Cục Cảnh sát giao thông

Ảnh minh họa
(PLVN) - Chạy xe trên đường, nếu xao nhãng chỉ 1 giây, là có thể tàn cả 1 đời. Nếu vượt đèn đỏ, hậu quả còn có thể nguy hại hơn, thảm khốc hơn. Thế nhưng mới đây, một camera giao thông tại Hà Nội ghi lại được cảnh 164 lượt phương tiện vượt đèn đỏ ở một ngã tư chỉ trong 2 phút. Đó là một thực tế vô cùng đáng báo động, không chỉ xảy ra ở Hà Nội, mà còn ở một số địa phương khác.