Gỡ 'nút thắt' để các doanh nghiệp du lịch lữ hành bứt phá sau đại dịch

Gỡ 'nút thắt' để các doanh nghiệp du lịch lữ hành bứt phá sau đại dịch
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Khó khăn vẫn còn nhưng hoạt động ngành dịch vụ đã và đang cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Dự báo những tháng cuối năm, ngành du lịch, lữ hành tiếp tục có sự phục hồi mạnh mẽ do Chính phủ và các doanh nghiệp đã chủ động, linh hoạt ứng phó với thời kỳ mới.

Hậu quả kinh tế mà đại dịch COVID-19 để lại trên toàn cầu rất nặng nề. GDP toàn cầu ước tính đạt khoảng 84,54 nghìn tỷ USD vào năm 2020 - nghĩa là tăng trưởng kinh tế giảm 4,5% dẫn đến sản lượng kinh tế bị mất gần 2,96 nghìn tỷ USD. Năm 2021, tăng trưởng của kinh tế thế giới có phần gượng lại, nhưng vẫn ở mức thấp.

Thiệt hại kinh tế phần lớn là do đứt gãy chuỗi cung ứng làm cho sản xuất bị gián đoạn và nhu cầu giảm, ít người tiêu dùng đủ khả năng mua hàng hóa và dịch vụ có sẵn trong nền kinh tế toàn cầu. Điều này được nhìn thấy rõ ràng trong các ngành bị ảnh hưởng nặng nề, nhất là du lịch, lữ hành.

Bước sang năm 2022, khi tình hình dịch bệnh tại Việt Nam từng bước được kiểm soát, ngành du lịch và lữ hành trong nước cũng theo đó dần lấy lại đà tăng trưởng.

Cần sớm tháo gỡ "nút thắt" để du lịch lữ hành bứt phá sau đại dịch

Cần sớm tháo gỡ "nút thắt" để du lịch lữ hành bứt phá sau đại dịch

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, 9 tháng năm 2022, dịch vụ ăn uống lưu trữ và du lịch lữ hành đã phục hồi một cách tích cực sau đại dịch. Cụ thể:

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 9 tháng năm 2022 ước đạt 430,9 nghìn tỷ đồng, tăng 54,7% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, tăng 294,9%.

So với cùng kỳ năm trước, nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận mức tăng ấn tượng của ngành dịch vụ lưu trú ăn uống và du lịch lữ hành trong 9 tháng vừa qua: Cần Thơ tăng 122,5% và tăng 766,8%; Tp.HCM tăng 100,2% và tăng 151,9%; Hà Nội tăng 92,4% và tăng 386,3%; Quảng Ninh tăng 84,7% và tăng 90,3%; Đà Nẵng tăng 84,0% và tăng 634,7%;….

Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 9 tháng vừa qua tăng mạnh với tổng lượt khách đạt gần 1,9 triệu lượt khách, trong đó quý 1/2022 đạt 91 nghìn lượt khách; quý 2/2022 đạt 511 nghìn lượt khách và quý 3/2022 đạt gần 1,3 triệu lượt khách. Đồng thời hoạt động du lịch nội địa đã có bước khởi sắc tích cực. Số lượng khách du lịch nội địa có sự tăng trưởng đột biến, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của 2 lĩnh vực này.

Theo số liệu từ Tổng cục Du lịch, 9 tháng năm 2022, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 87 triệu lượt khách, vượt xa so với kế hoạch cả năm là 60 triệu lượt khách; trong đó khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,7 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 400.000 tỷ đồng.

Chia sẻ về những khó khăn của doanh nghiệp du lịch, lữ hành sau đại dịch Covid-19, Ths Nguyễn Đức Việt – Giám đốc Công Ty TNHH SAVINGBOOKING.COM cho biết, “Chính phủ đã có nhiều hành động thiết thực hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp du lịch, lưu trú, lữ hành… thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí để giúp doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc sử dụng quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp, qua đó góp phần tháo gỡ khó khăn về dòng tiền cho các doanh nghiệp du lịch để khôi phục, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư hạ tầng, nâng cao chất lượng du lịch, đáp ứng nhu cầu của du khách. Đồng thời, nhà nước đã cấp vốn điều lệ cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch nhằm tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp; hỗ trợ tích cực ngành du lịch phát triển phục hồi.

Tuy vậy, để doanh nghiệp du lịch lữ hành tiếp cận dòng tiền và nguồn tiền để duy trì hoạt động của doanh nghiệp là bài toán nan giải của hầu hết các đơn vị. Bên cạnh đó, hiện các đường bay quốc tế mở cửa khá tốt nhưng tần suất bay cần gia tăng, giá cả hợp lý để các doanh nghiệp lữ hành và đơn vị kinh doanh có thể tồn tại. Nhân lực phục vụ ngành du lịch đã chuyển nghề trong đại dịch cũng khiến các doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn khi trở lại với đường đua tăng trưởng”.

Ths Nguyễn Đức Việt – Giám đốc Công Ty TNHH SAVINGBOOKING.COM

Ths Nguyễn Đức Việt – Giám đốc Công Ty TNHH SAVINGBOOKING.COM

Và để gỡ 'nút thắt' để các doanh nghiệp du lịch, lữ hành bứt phá khỏi các vướng mắc như hiện nay, theo Ths Nguyễn Đức Việt, cần khơi thông các thủ tục tạo thuận lợi cho du khách quốc tế đến Việt Nam bằng cách nên tăng thời hạn thị thực lên 30-45 ngày hoặc gia tăng miễn thị thực cho nhiều vùng, lãnh thổ, quốc gia nhằm thu hút khách du lịch quốc tế.

Để phù hợp với tình hình mở cửa như hiện nay, các sản phẩm du lịch mới của các doanh nghiệp cần phải tập trung vào các điểm lưu trú, nghĩ dưỡng, các tour trải nghiệm đồng quê, du lịch xanh, du lịch bền vững, xây dựng các sản phẩm đặc thù theo khu vực theo nhu cầu từng thị trường, thị phần khách hàng.

Bên cạnh đó, việc gia tăng các sự kiện thể thao quy mô, sự kiện truyền thông số nhằm thúc đẩy nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. Du lịch nội địa vẫn là trọng tâm và đòn bẩy chính cho tăng trưởng ngành du lịch. Do vậy, các ngành dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch, lữ hành, vận tải, … cần tạo được mối liên kết chặt chẽ và tương hỗ nhau nhiều hơn.

“Để đạt được mục tiêu tăng trưởng, doanh nghiệp cần phải cố gắng hoạch định mục tiêu dài hạn và phát triển từng mục tiêu ngắn hạn, cụ thể hóa những kết quả phải đạt được sau một khoảng thời gian xác định như tính khả thi của ngành du lịch, tính cụ thể của sản phẩm dịch vụ mới có tính nhất quán và linh hoạt theo nhu cầu của du khách nội địa và quốc tế trong những năm tiếp theo”- Ông Việt chia sẻ.

Cùng bàn về giải pháp giúp du lịch Việt Nam “vượt khó” sau đại dịch, Tiến sĩ Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch kiến nghị rằng, cần tiếp tục hoàn thiện các quy định, hướng dẫn bảo đảm an toàn dịch bệnh của ngành du lịch, đổi mới chính sách, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch chủ động triển khai kế hoạch, đề án phục hồi, phát triển sản phẩm du lịch mới lạ, đặc sắc. Ngoài ra, thúc đẩy xu hướng du lịch không tiếp xúc thông qua tăng cường ứng dụng công nghệ kỹ thuật số, trí tuệ nhân tạo trong phục vụ du lịch.

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam cũng cho rằng, mặc dù số lượng khách du lịch quốc tế thấp hơn khách nội địa nhưng lại chiếm phần lớn doanh thu của ngành du lịch. Do đó, phục hồi và phát triển du lịch quốc tế ở Việt Nam không chỉ là yêu cầu cấp bách của hơn 40.000 doanh nghiệp và hơn 2 triệu lao động du lịch, mà còn là yêu cầu cấp bách của hàng triệu người dân và hàng chục ngàn cơ sở dịch vụ trong cả nước đang làm kinh tế dựa vào ngành du lịch.

Khó khăn vẫn còn nhưng hoạt động dịch vụ đã và đang cho thấy nhiều tín hiệu khả quan. Dự báo những tháng cuối năm, các ngành thương mại dịch vụ tiếp tục có sự phục hồi do Việt Nam đã chủ động và linh hoạt mở cửa trở lại đối với các hoạt động kinh tế, hoạt động dịch vụ tăng trưởng mạnh mẽ và khách quốc tế đến Việt Nam không ngừng gia tăng.

Đọc thêm

Khách tây thích thú trải nghiệm nhiều hoạt động du lịch ở Ninh Bình

 Nhóm 17 nữ du khách người Mỹ vừa có một buổi trải nghiệm đầy hào hứng tại cánh đồng xã Sơn Hà, huyện Nho Quan, Ninh Bình.
(PLVN) - Những năm gần đây, du lịch Ninh Bình đặc biệt để lại ấn tượng tốt đẹp đối với du khách từ nhiều nước trên thế giới tới tham quan, trải nghiệm. Để phát triển và thu hút khách hơn nữa, gần đây Ninh Bình đã cho triển khai các các tour dân dã khác như: tour cưỡi trâu, cấy lúa hay tour thêu thủ công truyền thống, bắt cá bằng nơm…

Mù Cang Chải, không lỡ hẹn mùa lúa vàng

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng Khim Nọi - Thị trấn Mù Cang Chải. (Ảnh trong bài: PV)
(PLVN) - Hàng năm vào dịp tháng 10, bước vào mùa lúa vàng, du khách thập phương rủ nhau về trẩy hội. Năm 2024, cơn bão số 3 (Yagi) đi qua khiến thiên đường ruộng bậc thang Mù Cang Chải có một mùa vàng đáng nhớ.

Cẩn trọng với những “bí kíp” du lịch mạo hiểm qua mạng

Du lịch mạo hiểm hấp dẫn, nhưng cũng đi kèm rất nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa. Nguồn: Trekking Camping)
(PLVN) - Nghiên cứu mới nhất của nền tảng du lịch Klook chỉ ra rằng, năm 2024, mạng xã hội chính là công cụ thiết yếu để chia sẻ trải nghiệm, thúc đẩy yếu tố lan tỏa và nhu cầu du lịch. Cụ thể, hơn 80% khách du lịch châu Á - Thái Bình Dương và đến 91% du khách Việt Nam đã đặt các dịch vụ du lịch dựa trên các đề xuất và đánh giá từ người sáng tạo nội dung, trong đó định dạng phổ biến nhất với người Việt Nam là video (63%) vì có sức hút trực quan mạnh mẽ.

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc

Bản Cát Cát Sa Pa bức tranh văn hóa đa sắc màu vùng Tây Bắc
(PLVN) -  Bản Cát Cát là một bản làng cổ của người Mông nằm trong thung lũng Mường Hoa, cách trung tâm thị trấn Sapa khoảng 2km. Nơi đây được mệnh danh là viên ngọc quý của du lịch Sapa bởi những nét đẹp hoang sơ, mộc mạc nhưng không kém phần độc đáo.

Rộn ràng những lễ hội hoa thu hút du khách

Các mùa Festival hoa Đà Lạt thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Cường Bùi)
(PLVN) - Lễ hội Hoa tam giác mạch lần thứ X với chủ đề “Miền hoa thương nhớ” sẽ chính thức diễn ra từ ngày 9 - 21/11/2024 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

Hấp dẫn Tuần lễ Hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đang Ya năm 2024

Tuần lễ hoa dã quỳ- Núi lửa Chư Đang Ya hứa hẹn đem đến cho người dân, du khách trải nghiệm thú vị.
(PLVN) - Ngày 8/11, UBND tỉnh Gia Lai khai mạc Tuần lễ Hoa dã quỳ - Núi lửa Chư Đang Ya năm 2024 tại sân nhà Rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya, huyện Chư Păh) với nhiều chương trình, hoạt động nghệ thuật hấp dẫn mang đậm bản sắc dân tộc Tây Nguyên.

Du lịch âm nhạc bùng nổ những tháng cuối năm

 Du lịch âm nhạc Việt Nam bùng nổ mạnh mẽ vào những tháng cuối năm. (Ảnh: GDCS)
(PLVN) - Thời gian vừa qua, du lịch âm nhạc đang trở thành một sản phẩm được đầu tư mạnh mẽ ở Việt Nam. Bằng những concert (sự kiện) hấp dẫn, độc đáo, du lịch âm nhạc đang có dấu hiệu bùng nổ vào những tháng cuối năm 2024, hứa hẹn là động lực để Việt Nam đưa du lịch âm nhạc vươn tầm quốc tế trong tương lai.

Các địa phương tích cực nâng cấp điểm đến du lịch

Các địa phương đang tích cực nâng cấp các điểm đến du lịch để thu hút du khách tới nghỉ dưỡng, tham quan. (Ảnh minh họa: Hoàng Tuấn)
(PLVN) - Nhiều năm trở lại đây, ngành du lịch ở các tỉnh, địa phương có những bước phát triển mạnh mẽ ở cả lượng khách và tổng thu từ việc làm du lịch. Từ đó, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Có được kết quả đó, ngoài làm mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, công tác bảo vệ, giữ gìn cảnh quan môi trường luôn được coi là nhân tố quyết định.