“Gõ cửa” - lời nhắc nhở về sự trả giá cho hành vi vi phạm về động vật hoang dã
Một cảnh trong phim ngắn truyền thông "Gõ cửa". Ảnh ENV.
0:00 / 0:00
0:00
Nam miền Bắc
Nữ miền Bắc
Nữ miền Nam
Nam miền Nam
(PLVN) -Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) vừa ra mắt phim truyền thông thứ 56 có tựa đề “Gõ cửa”. Tiếng gõ cửa lặp lại trong phim như một lời nhắc nhở rằng bất kỳ ai, dù vô tình hay cố ý, cũng phải trả giá cho các hành vi vi phạm về động vật hoang dã.
Phim truyền thông thứ 56 có tựa đề “Gõ cửa” nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về các vi phạm thường gặp liên quan đến động vật hoang dã (ĐVHD) và những hậu quả pháp lý đáng tiếc đến từ các hành vi này.
Trong phim thể hiện một loạt các hành vi có thể là vi phạm về ĐVHD của nhiều người ở những độ tuổi, giới tính và địa vị xã hội khác nhau. Trong số đó, có những người lầm tưởng rằng mình đang làm một việc hết sức bình thường mà không ý thức được đó là hành vi vi phạm pháp luật có thể dẫn đến những hậu quả pháp lý đáng tiếc.
Bà Nguyễn Phương Dung – Phó Giám đốc, ENV chia sẻ: “Những hành động tưởng chừng như vô hại như sử dụng thuốc có nguồn gốc từ ĐVHD, đeo trang sức ngà voi, trang trí nhà cửa bằng tiêu bản ĐVHD, nuôi khỉ làm thú cưng, tàng trữ hay quảng cáo bán chim hoang dã trên Internet thực tế lại là mối đe dọa nghiêm trọng đến đa dạng sinh học của đất nước".
Chỉ trong 9 tháng đầu năm 2023, ENV đã ghi nhận 2.760 vụ việc với 8.661 vi phạm về ĐVHD. Cơ quan chức năng đã tịch thu hơn 2.000 cá thể ĐVHD còn sống và bắt giữ các đối tượng có liên quan trong 110 vụ vi phạm.
Trong số 145 vụ án về ĐVHD được đưa ra xét xử trong giai đoạn này, hình phạt tù đã được áp dụng cho các đối tượng phạm tội của 63 vụ án. Cũng trong thời gian này, ENV ghi nhận được tổng mức phạt hành chính được áp dụng cho các đối tượng quảng cáo, nuôi nhốt và buôn bán ĐVHD trái phép là 13,4 tỷ đồng.
“Hiểu rõ quy định pháp luật và không buôn bán, nuôi nhốt hoặc tiêu thụ ĐVHD trái phép để tránh các hậu quả pháp lý đáng tiếc” - bà Dung cảnh báo.
(PLVN) - Sáng thấy trời lạnh, tôi nói với con trai để ba chở đi học cho đỡ lạnh. Bình thường con trai tôi đang học lớp 6 phải đạp xe chừng 2km để tới trường. Con bảo, thích vậy cho chủ động và không phải ba mẹ đón đưa.
(PLVN) - Buông tay khỏi những nốt đàn, Nhật thở dài đứng lên. Người bố đi từ trong phòng ra. Nhìn ánh mắt Nhật, ông nói: “Mới gặp chút khó khăn đã…”. Người bố hiểu tâm trạng con qua tiếng đàn.
(PLVN) - Những lúc không bận bịu lên lớp hay bài vở, giáo án, anh vẫn thường miệt mài xem gì đó trên điện thoại, soạn gì đó trên máy tính, lúi húi ghi chép gì đó trong quyển sổ tay nhỏ mang bên người. Bạn bè hỏi, anh bảo anh đang học. Bạn bè đôi khi đùa, sao đi làm thầy giáo rồi mà cứ học học nữa học mãi vậy, định học đến giáo sư à? Thì anh chỉ cười thủng thẳng: Sự học là sự nghiệp suốt đời mà.
(PLVN) - Thi thoảng thầy kể về một câu chuyện nào đó của những năm về trước vô tình tôi bắt gặp hình ảnh của chính mình trong đó, chỉ thế thôi không cụ thể một niềm nhớ nào.
(PLVN) - Lúc còn là trẻ con, chắc hẳn ai cũng thích chơi trò cô dâu, chú rể. Chỉ là sau này đến tuổi biết ngại ngùng, người ta mới đâm ra rụt rè trước những lời gán ghép vợ chồng. Tôi cũng chẳng là ngoại lệ, hồi học lớp một, tôi khoái làm cô dâu vô cùng. Một ngày tôi đòi làm đám cưới cả chục lần với thằng Thống Linh hàng xóm. Thống Linh chắc cũng thích làm chồng tôi, vì chẳng bao giờ nó tỏ ra khó chịu trước lời những đề nghị kết hôn trắng trợn ấy.
(PLVN) - Sau ngày giỗ đầu của mẹ tôi, bố mời mọi người đến họp gia đình. Trong cuộc họp, tiếng ông nội sang sảng quyền lực, tiếng chú Hảo buông bải nước đôi, tiếng cô Hậu thẽ thọt xa xót. Chỉ có tiếng bố trầm lắng nhưng lại như những nhát búa nện vào trái tim đang tuổi nổi loạn của tôi.
(PLVN) - Trận bão về sớm hơn thường lệ. Gió ầm ào gào rít như muốn tàn phá tất cả. Ngoài kia, cây cối bị vặn ngả nghiêng, rõa rượi, lá bị bứt xáo xác, bay chíu chít.
(PLVN) - Cứ sáng sớm hơn 4 giờ bố sẽ gọi tôi dậy. Vệ sinh cá nhân xong là đi học. Nhà tôi cách trường hơn 10 cây số. Cả làng chỉ có mình tôi đi bộ nên sáng nào cũng vậy, bố đều đi cùng cho tới khi gặp được người đi chợ thì ông mới quay về.
(PLVN) - Sáng đi học, chiều vừa chăn bò, cắt cỏ. Nếu không cắt cỏ thì phải vơ lá. Thôi thì đủ các loại lá, lá tre, lá vải, gốc cây ngô, dây bù lào già (cây bí đỏ)… để về làm củi đun.
(PLVN) - Diva Hồng Nhung, ca sĩ Khánh Linh… và một số nghệ sỹ khác đã đến khai mạc Triển lãm tranh nghệ tụ Việt Nam - Hồng Kông (Trung Quốc). Triển lãm diễn ra từ 11/10 -21/10/2024 tại tầng 2 Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
(PLVN) - Có một lần, một người bạn của tôi đăng lên mạng thông tin “Tìm bố lạc”. Trong bài viết ấy, bạn nói rằng bố bạn đã bỏ nhà đi mấy hôm nay. Kèm theo thông tin ấy là tấm ảnh một người đàn ông hơn 65 tuổi, trông còn minh mẫn, nét mặt sáng sủa, hiền lành.
(PLVN) - Đó là lúc canh khuya sương lạnh, trên con đường vắng tanh, có người mẹ, người chị kẽo kẹt gánh hàng rong ra chợ. Ánh lửa bập bùng từ bếp lò than sáng lên màu hồng tươi trong đêm đen, chuyển động nhịp nhàng theo bước chân chạy lúp xúp, rong ruổi, đánh thức sự sống ngày mới.
(PLVN) - Rồi thì trong họ cũng không biết được rằng tình cảm ai nặng hơn: một người vốn luôn vui vẻ, chân thành lại vì một người chỉ cần nhắc đến tên là rơi lệ; và một người vốn lúc nào cũng lạnh nhạt, hờ hững với đời lại trở thành một người lãng mạn, biết quan tâm. Tình yêu muôn loại, ta sẽ không thể nào biết được toàn tâm, toàn ý vì một người hay thay đổi vì một người, cái nào sâu nặng hơn.
(PLVN) - An đến khi những cơn mưa mùa thu vẫn lất phất gõ đều trên mái hiên gỗ. Quán nằm trong con hẻm nhỏ. Giàn hoa phong sương vẫn biêng biếc lá. Bao năm rồi, quán vẫn cũ kỹ nằm nghe tàu lửa chạy sầm sập qua. Những bản tình ca cũng da diết như ngày nào. Chỉ có người ta sẽ trôi vào guồng quay bất tận của thời gian rồi dần dà thay đổi, chứ cái quán này muôn đời vẫn vậy, trừ khi ông lão họa sĩ mất đi mà thôi.
(PLVN) - Hướng đến kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức triển lãm 3D trực tuyến “Hỡi đồng bào Thủ đô!”.
(PLVN) - Trong thời đại số hóa, mạng xã hội không chỉ là nơi kết nối và chia sẻ, mà còn trở thành “sân khấu” để nhiều người phô diễn. Sống ảo, "phông bạt" trên mạng đang dần trở thành một hiện tượng đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.