Gỡ bỏ thách thức với cơ cấu dân số Việt Nam: Cần tư duy làm luật đồng hành

Dân số không chỉ là số lượng, mà là chất lượng, không chỉ là hiện tại mà là tương lai. (Ảnh minh họa: Nguồn VGP)
Dân số không chỉ là số lượng, mà là chất lượng, không chỉ là hiện tại mà là tương lai. (Ảnh minh họa: Nguồn VGP)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Dân số được xem là “mẫu số chung” cho bài toán phát triển kinh tế - xã hội, nhưng trong giai đoạn hiện nay, công tác dân số Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức. Đã đến lúc chính sách dân số không chỉ dừng lại ở mục tiêu kiểm soát dân số như giai đoạn trước, mà phải chuyển mình thành một hệ thống đồng hành với người dân - nhất là các gia đình trẻ.

Đối mặt với một “cấu trúc dân số méo mó”

Ngày 25/4/2025, Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố Báo cáo Quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch đầu tiên. Báo cáo đưa ra phát hiện quan trọng về xu hướng sinh, tử và kết hôn. Theo đó, tổng tỷ suất sinh đang giảm, thấp hơn mức sinh thay thế là 2,1 con/phụ nữ. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn tồn tại, kéo dài trong nhiều năm vượt xa mức cân bằng là 104 - 106 bé trai/100 bé gái, diễn ra phổ biến ở các tỉnh khu vực phía Bắc, điển hình là Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang.

Theo báo cáo, tuổi trung bình khi sinh con của phụ nữ đang có xu hướng tăng dần. Có sự khác biệt lớn về tuổi trung bình khi sinh con của người mẹ chia theo dân tộc của mẹ.

Bên cạnh đó, tỷ lệ vô sinh, hiếm muộn ở Việt Nam đang ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có tới 7,7% các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản gặp khó khăn trong việc có con. Điều đáng nói là tình trạng này không chỉ giới hạn ở các cặp đôi lớn tuổi, mà ngày càng phổ biến trong giới trẻ, thậm chí có những người chỉ mới ở độ tuổi 25 - 30 cũng đã phải đối mặt với nguy cơ hiếm muộn.

Nguyên nhân bắt nguồn từ nhiều yếu tố như ô nhiễm môi trường, thực phẩm kém an toàn, áp lực công việc, lối sống căng thẳng và thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Ngoài ra, xu hướng kết hôn muộn và ít con ở giới trẻ hiện nay cũng góp phần làm giảm tỷ lệ sinh. Nếu không có những chính sách can thiệp kịp thời, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một “cấu trúc dân số méo mó”, vừa già hóa nhanh, vừa thiếu hụt thế hệ kế cận…

Chính sách dân số - từ kiểm soát sang đồng hành

Những con số này và thực tế chuyển biến lớn của xã hội hiện đại cho thấy, chính sách dân số Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức mới đòi hỏi tư duy làm luật đổi mới, toàn diện và nhân văn hơn.

Cụ thể, Việt Nam đang bước vào giai đoạn dân số già hóa nhanh, trong khi tỷ lệ sinh không đạt mức thay thế. Đây là nghịch lý đáng lo ngại bởi một đất nước không thể phát triển bền vững nếu thiếu hụt lao động trẻ và phải gánh nặng chi phí an sinh cho người cao tuổi. Trước thực trạng này, tư duy làm luật về dân số cần được đổi mới theo hướng tiếp cận chủ động và bền vững. Thay vì chỉ giới hạn ở các điều khoản hành chính cứng nhắc, Luật Dân số trong tương lai cần xác định rõ quyền sinh sản là một phần của quyền con người, từ đó tạo hành lang pháp lý phù hợp thực tiễn hơn nữa cho việc hỗ trợ sinh sản, đặc biệt là thụ tinh trong ống nghiệm, hiến tặng tinh trùng/trứng, tư vấn tiền hôn nhân và chăm sóc sức khỏe sinh sản toàn diện.

Gần đây, đề xuất tăng thời gian nghỉ thai sản từ 6 tháng lên 7 tháng đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận. Nhiều người ủng hộ cho rằng việc kéo dài thời gian nghỉ sinh là cần thiết trong bối cảnh phụ nữ hiện đại chịu nhiều áp lực từ công việc, gia đình và xã hội. Thời gian nghỉ dài hơn không chỉ giúp mẹ hồi phục sức khỏe, chăm sóc con nhỏ tốt hơn mà còn giúp tăng tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu - một yếu tố then chốt trong phát triển thể chất và trí tuệ trẻ em.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến lo ngại về gánh nặng tài chính cho quỹ bảo hiểm xã hội và doanh nghiệp. Trước những luồng ý kiến trái chiều, nhiều chuyên gia đề xuất một giải pháp linh hoạt hơn: cho phép lao động nữ lựa chọn thời gian nghỉ thai sản trong khung từ 6 đến 9 tháng, với mức hỗ trợ tài chính tương ứng. Quan trọng hơn, chính sách này không nên chỉ được nhìn nhận dưới góc độ quyền lợi lao động, mà cần được đánh giá trong mối liên hệ với các mục tiêu dài hạn về dân số và phát triển nguồn nhân lực quốc gia.

Hiện dự án Luật Dân số đang được xây dựng với các chính sách cơ bản trong luật chính là những vấn đề trọng tâm của công tác dân số trong tình hình mới, bao gồm: duy trì mức sinh thay thế; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh; thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao sức khỏe dân số; và lồng ghép các yếu tố dân số trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội…

Trao đổi với truyền thông, GS.TS. Nguyễn Đình Cử - nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề về xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân nêu quan điểm, hiện nay có những thay đổi khác biệt về các vấn đề kinh tế, xã hội, dân số cần pháp luật điều chỉnh để giải quyết toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và nâng cao chất lượng dân số, bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Có thể thấy, dân số không chỉ là số lượng, mà là chất lượng, không chỉ là hiện tại, mà là tương lai. Một bộ luật tiên tiến, đồng hành và nhân văn sẽ không chỉ giúp giải quyết bài toán sinh nở, mà còn là chìa khóa bảo vệ tương lai đất nước trước những biến động toàn cầu…

“Việc xây dựng Luật Dân số thay thế Pháp lệnh Dân số hiện nay là rất cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý để thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới, trực tiếp là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới; có các biện pháp ứng phó với tốc độ già hóa dân số nhanh trong thời gian tới, tận dụng hiệu quả lợi thế của thời kỳ cơ cấu dân số vàng phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước; hướng đến năm 2045 Việt Nam là nước có dân số chất lượng tốt, lực lượng lao động đông đảo, thu nhập cao... nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế”, Thứ trưởng Bộ Y tế, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương phát biểu tại Hội thảo Góp ý, hoàn thiện chính sách trong Luật Dân số và gợi ý chính sách chuyển đổi nhân khẩu học của các nền kinh tế châu Á - Thái Bình Dương do Cục Dân số, Bộ Y tế tổ chức tháng 8/2024.

Đọc thêm

Hướng dẫn bố trí, sắp xếp người không chuyên trách khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp

Trường hợp cần thiết, UBND cấp xã có thể sắp xếp, bố trí người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã vào chức danh người hoạt động không chuyên trách ở thôn, tổ dân phố - Ảnh minh họa
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp của Chính phủ vừa ký Công văn 12/CV-BCĐ gửi Tỉnh ủy, Thành ủy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc hướng dẫn một số nội dung đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

'Hơi thở thứ hai' của báo chí

Các chuyên gia tham dự phiên thảo luận (PNTĐ)
(PLVN) - Đứng trước những biến động khó lường của kỷ nguyên mới, báo chí Việt Nam đang đặt ra câu hỏi: Hơi thở thứ hai là gì? Liệu đó có phải là sự trở lại với báo chí chất lượng, tính khả tín, khám phá sự thật và định hướng dư luận?.

Nghề báo, cứ đi rồi sẽ tới...

Với “Bộ tứ trụ cột” làm nền tảng chiến lược, đất nước cần một đội ngũ người làm báo không chỉ giỏi nghề, thạo công nghệ, mà còn kiên định lý tưởng, dấn thân vì sự nghiệp phát triển đất nước. (Ảnh minh họa - Nguồn: most.gov.vn)
(PLVN) - Tháng Sáu về luôn là những ngày chộn rộn với người làm báo. Dù có người do nghề nghiệp lựa chọn, có người là chạm tới khát vọng trở thành một nhà báo, thì nghề báo luôn là một sự dấn thân và đam mê khi bạn đã “mang lấy nghiệp vào thân”...

Nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim từ mỗi hơi thuốc

Trong phút ban đầu của quá trình hút thuốc nhịp tim bắt đầu tăng lên, có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu hút thuốc. (Ảnh: Sở Y tế tỉnh Cà Mau).
(PLVN) - Theo bác sĩ Dương Thị Tú, Trung tâm Y tế huyện Cái Nước (Cà Mau), khói thuốc lá có thể gây ảnh hưởng tức thì đến tim mạch chỉ sau vài phút hút. Cụ thể, nhịp tim có thể tăng tới 30% trong 10 phút đầu tiên. Đây là phản ứng nguy hiểm cảnh báo gánh nặng lên hệ tuần hoàn ngay cả khi mới tiếp xúc với thuốc lá.

'Sứ mệnh đặc biệt' của báo chí

Báo Pháp luật Việt Nam chung tay xóa nhà tạm tại Yên Bái. (Ảnh: Đức Tuyển)
(PLVN) - Mỗi khi nhắc đến sứ mệnh của báo chí, người ta thường nhắc đến vai trò thông tin, tuyên truyền các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Thế nhưng, bên cạnh đó, báo chí còn đảm nhiệm một sứ mệnh đặc biệt: sứ mệnh nhân đạo. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng chính sách an sinh xã hội và lan tỏa những điều tốt đẹp, tích cực trong đời sống.

Bắt đầu đợt mưa dông ở Bắc Bộ

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, khoảng ngày 21-23/6 một đợt mưa dông mới sẽ diễn ra ở Bắc Bộ. Đợt mưa này sẽ gây mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to ở Bắc Bộ.

Nhà báo trẻ trong kỷ nguyên mới - Thách thức và sứ mệnh

Các nhà báo, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam được tuyên dương Nhà báo trẻ tiêu biểu năm 2025.
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số, khi thông tin lan truyền với tốc độ ánh sáng và ranh giới giữa đúng - sai, thật - giả ngày càng mong manh, trách nhiệm của nhà báo trẻ không chỉ dừng lại ở việc đưa tin nhanh, mà còn phải trở thành người dẫn đường cho nhận thức xã hội. Họ là những người đứng giữa cơn bão dữ liệu, lựa chọn sự thật, kiểm chứng đến cùng, giữ vững đạo đức nghề nghiệp và không ngừng làm mới cách thể hiện để chạm đến công chúng một cách sâu sắc.

Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam

Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề “Phụ nữ với 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam”.
(PLVN) - Hơn một thế kỷ qua, báo chí cách mạng không chỉ là công cụ tuyên truyền hiệu quả của Đảng mà còn là tiếng nói đồng hành cùng phụ nữ Việt Nam trong hành trình khẳng định vị thế, vai trò trong gia đình và xã hội.

Tòa soạn xanh - Đạo đức báo chí và sứ mệnh tuyên truyền bảo vệ môi trường

Các ấn phẩm Báo Pháp luật Việt Nam đã và đang phản ánh sâu, rộng các vấn đề môi trường cấp bách trong nước và toàn cầu. (Ảnh: PLVN)
(PLVN) - Bảo vệ môi trường là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Trong tiến trình này, báo chí nói chung, Báo Pháp luật Việt Nam nói riêng, giữ vai trò không thể thay thế trong việc tuyên truyền chính sách, phát hiện vấn đề, định hướng dư luận và thúc đẩy thay đổi hành vi xã hội. Truyền thông vì môi trường không chỉ là trách nhiệm mà còn là sứ mệnh mang tính nhân văn và bền vững đối với tương lai đất nước.

Khi người trẻ bước vào nghề báo

Phóng viên Linh Chi phỏng vấn nhân vật trong chuyến thực địa tại Vườn quốc gia Cát Bà. (Ảnh trong bài: NVCC)
(PLVN) - Hành trình bước vào nghề báo của những phóng viên trẻ luôn mở đầu bằng những trang nhật ký trong trẻo, đan xen cảm giác bỡ ngỡ, lo âu và vô số bài học vỡ lòng.

Người làm báo thời chuyển đổi số: Gánh trên vai sứ mệnh công dân số

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và các đồng chí lãnh đạo dự Lễ công bố Chuyển đổi số báo chí 2024. (Ảnh: Nguyễn Phương)
(PLVN) - Kỷ nguyên mới mở ra không chỉ bằng những bước tiến công nghệ mà còn bởi sự tái định hình toàn diện mọi thiết chế xã hội - trong đó báo chí không nằm ngoài guồng xoay đổi thay ấy. Trong bối cảnh mới, người làm báo không chỉ là người đưa tin, người kể chuyện, người “gác cổng” dư luận - mà đang dần trở thành một chủ thể tích cực trong không gian số, gánh trên vai sứ mệnh mới: sứ mệnh công dân số.

Báo chí và công nghiệp văn hóa trong kỷ nguyên mới

Các diễn giả bàn về các giải pháp tăng nguồn lực cho báo chí để làm tốt nhiệm vụ thúc đẩy văn hóa. (Ảnh: BTC).
(PLVN) - Diễn đàn “Vai trò của báo chí trong việc thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp văn hóa năm 2025” tại Hải Phòng vừa qua không chỉ là dịp tri ân những đóng góp của báo chí cách mạng Việt Nam trong suốt 100 năm qua, mà còn là bước khởi đầu quan trọng để khẳng định vị thế của báo chí trong sự nghiệp phát triển văn hóa và con người trong kỷ nguyên mới...

Hải quan chung tay vì cộng đồng không ma túy

Các đại biểu dự Lễ mít tinh. (Ảnh: Đ.P)
(PLVN) - Tại xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, Chi cục Điều tra chống buôn lậu (Cục Hải quan) vừa phối hợp với Chi cục Hải quan khu vực IX tổ chức Lễ mít tinh tuyên truyền phòng, chống ma túy năm 2025.

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài cuối: "Nhịp cầu" đưa pháp luật đến với vùng biên

Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thông qua mô hình "Bản sáng vùng biên" - Bài cuối: "Nhịp cầu" đưa pháp luật đến với vùng biên
(PLVN) - Bên cạnh nhiệm vụ bảo vệ biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho người dân. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của cấp ủy, chính quyền địa phương, các đồn biên phòng trên tuyến biên giới đã chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, củng cố thế trận lòng dân vững chắc nơi biên cương Tổ quốc.

Tăng cường công tác phòng chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ

Ảnh minh họa
(PLVN) -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 19/CT-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống, khắc phục thiệt hại do thiên tai trước mùa mưa bão năm 2025. Theo đó, Thủ tướng nhấn mạnh tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, không để gián đoạn trong chỉ đạo trong bối cảnh sắp xếp lại đơn vị hành chính và thực hiện chính quyền địa phương hai cấp.

Nữ chiến sỹ Công an gần 20 năm 'làm báo'

Thượng tá Hoàng Xuân Lý cùng các anh em tác nghiệp với phóng sự “Cần có cuộc đại phẩu thuật trong công tác quản lý bảo vệ rừng”
(PLVN) - Với gần 20 năm cầm bút, thượng tá Hoàng Xuân Lý - Phó Trưởng phòng công tác Đảng và công tác Chính trị, Công an tỉnh Hà Tĩnh, không chỉ làm nhiệm vụ của một cán bộ trong lực lượng vũ trang mà còn là cây bút sắc sảo, đầy tâm huyết với nghề báo - nghề mà chị gọi là “nghiệp duyên đặc biệt”.