Giúp phụ nữ yếu thế thay đổi cuộc đời

Các thí sinh đạt giải cuộc thi tài năng ngành tóc. (Ảnh: BTC)
Các thí sinh đạt giải cuộc thi tài năng ngành tóc. (Ảnh: BTC)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Trải qua hơn 15 năm với sứ mệnh trao quyền để thay đổi cuộc sống, hàng chục ngàn phụ nữ yếu thế đã tự tin khẳng định mình thông qua chương trình đào tạo kỹ năng trong ngành làm đẹp “Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”. Chương trình đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám mơ ước và quyết tâm vượt qua khó khăn để thành công trong cuộc sống.

Niềm hạnh phúc đong đầy

“Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” là chương trình hỗ trợ những người có hoàn cảnh sống khó khăn, đặc biệt là phụ nữ dễ bị tổn thương về kinh tế và xã hội, nạn nhân của bạo hành và những thanh, thiếu nữ đã rời khỏi gia đình hoặc bỏ học. Khóa đào tạo thợ tóc cung cấp kỹ năng cao cấp trong ngành làm đẹp và hỗ trợ việc làm cho 100% người học, giúp họ cải thiện cuộc sống nhờ việc làm ổn định và thu nhập khá của ngành nghề này tại Việt Nam.

Chương trình “L'Oreal Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” đã được trao giải thưởng Platinum The Global CSR Award 2020 trong hạng mục “Nâng cao quyền năng cho phụ nữ” bởi Tổ chức Pinnacles Group, Bằng khen của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2015) và Doanh nghiệp FDI tiêu biểu về phát triển cộng đồng từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2009).

Rưng rưng niềm xúc động, chị Nguyễn Thị Bích (24 tuổi, Yên Bái) tâm sự: “Tôi lấy chồng từ năm 21 tuổi. Gia đình chồng có trang trại nuôi 50 con lợn. Tôi vừa mang thai, vừa phải chăm sóc đàn lợn. Công việc vất vả cộng thêm không được bồi dưỡng thai nhi, tôi bị kiệt sức và hư thai. Đau đớn vì mất con, sức khỏe lại yếu, tôi thu mình trong góc nhà. Chồng tôi thấy vậy liên tục mắng chửi tôi là “đồ vô tích sự, có con không biết giữ”. Khi uống rượu say, chồng lại hành hạ, đánh đập tôi. Tôi sống trong cảnh bị bạo hành tinh thần và thể xác suốt ba năm trời. Sau lần mang thai đó, gia đình chồng giục có con nhưng tôi không mang thai thêm được. Đi khám, bác sĩ nói tôi không thể có thai nữa. Biết tôi không thể có con, chồng tôi và gia đình nhà chồng càng hắt hủi, chửi rủa và đánh đập tôi. Không thể chịu được nữa, tôi đã li hôn và về nhà bố mẹ.

Không có nghề, không có việc làm để tự nuôi mình, tôi chán chường, bế tắc cùng cực. May thay, trong một lần chia sẻ hoàn cảnh mình với một người bạn, tôi được giới thiệu vào học chương trình đào tạo kỹ năng ngành tóc và làm đẹp miễn phí. Lúc đầu tôi khá lo lắng vì từ trước tới nay chỉ biết làm ruộng, chăm sóc đàn lợn, chân tay vụng về làm sao biết cầm kéo, cầm máy sấy tóc làm đẹp cho người khác. Nhưng rồi, được sự động viên của mọi người, tôi bình tâm hơn. Nhờ hướng dẫn tận tình của các chuyên gia cộng thêm sự quyết tâm, học chăm chỉ, sau 16 tuần học, tôi đã biết cách gội đầu, cắt tóc, uốn tóc… Được người thân cho vay vốn, tôi mở cửa hàng làm tóc nho nhỏ ở ngay nhà bố mẹ tôi. Thu nhập tăng lên hàng năm theo lượng khách và tay nghề của tôi. Trung bình tôi kiếm được từ 10 - 12 triệu đồng/tháng. Số tiền đó, tôi có thể tự nuôi mình, để dành trả nợ và phụ giúp sinh hoạt phí cho bố mẹ. Tôi thấy hạnh phúc khi tự mình đi trên đôi chân của mình”.

Đào tạo kỹ năng để phụ nữ yếu thế tự tin hơn. (Ảnh: BTC)

Đào tạo kỹ năng để phụ nữ yếu thế tự tin hơn. (Ảnh: BTC)

Cũng đong đầy niềm hạnh phúc, chị La Thị Ái (32 tuổi) sau khi ra tù đã được học nghề làm đẹp qua dự án “L’Oréal - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” và chị cũng có thu nhập kha khá nghề này. Sau 5 năm tích lũy được chút vốn liếng và tay nghề vững vàng, chị mở cửa hàng spa làm tóc, chăm sóc da thu hút nhiều khách hàng. Chị Ái đã tìm được người chồng hiểu vợ và có con gái 2 tuổi đáng yêu. Chị Ái nghẹn lại vì xúc động: “Tôi không ngờ người đã từng đi tù như tôi lại có được cuộc sống tốt đẹp và niềm hạnh phúc gia đình như thế này. Tôi không bị kỳ thị nữa. Tôi biết ơn và càng cố gắng để bước tới tương lai tươi sáng hơn, rũ bỏ quá khứ đau buồn đầy nước mắt”.

15.000 phụ nữ yếu thế tự tin hướng tới tương lai

Chương trình “Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” được sáng lập tại Việt Nam với sự hỗ trợ tài chính từ L’Oréal Việt Nam đã cung cấp liên tục các chương trình đào tạo kỹ năng ngành tóc và làm đẹp ở các địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa trên cả nước cho mọi phụ nữ, thanh niên nam nữ có hoàn cảnh khó khăn và tạo điều kiện cho họ tham gia vào mạng lưới salon tóc trên toàn quốc.

Từ khi ra mắt vào năm 2009, chương trình đã tiếp cận và thay đổi cuộc sống của hơn 15.000 phụ nữ, giúp họ độc lập tài chính và tự tin hướng tới tương lai. Trong đó có hơn 200 phạm nhân nữ từ Trại giam Đồng Sơn của Bộ Công an đã nhận được sự trợ giúp của chương trình và đã tạo lập cuộc sống ổn định sau khi học xong.

Nói về sự ra đời “L’Oréal - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”, bà Nguyễn Ngọc Tuyết Trinh - nhà sáng lập chương trình này cho hay: “Hơn chục năm trước, tôi tình cờ gặp được một phụ nữ kể chuyện trong nước mắt về hoàn cảnh gia đình chồng tước đoạt quyền nuôi con khi đứa bé còn trong tháng tuổi và đẩy cô ra khỏi nhà. Thương con nhưng vì không có tiền nên cô đành phải chấp nhận ra đi. Tôi lại đọc được những câu chuyện về hoàn cảnh thương tâm của hàng trăm cô gái trẻ bị lừa bán qua biên giới chỉ qua chiêu trò học nghề có việc làm kiếm tiền phụ giúp gia đình qua những trang báo.

Tôi hiểu rằng chỉ khi nào người phụ nữ được độc lập về tài chính thì họ mới có được quyền lựa chọn cuộc sống cho chính mình và được sống cuộc sống của mình. Chúng tôi đã quyết định tạo ra chương trình đào tạo nghề và cung cấp việc làm trong ngành làm đẹp - một ngành mà tiềm năng phát triển rất tốt và lâu dài cho những người phụ nữ yếu thế để mang đến cho họ quyền năng vươn lên trong cuộc sống. Chúng tôi không chỉ chọn những người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn mà mục tiêu chính là tìm đến những người phụ nữ quyết tâm vươn lên, thay đổi cuộc đời mình. Như tài xế của một chuyến tàu, bạn không thể đưa hành khách về đích nếu hành khách ấy không sẵn sàng, thậm chí không dũng cảm bước lên chuyến tàu cùng bạn, để cùng trải qua một hành trình về được điểm đến”.

Thay đổi cuộc sống cho các gia đình khó khăn. (Ảnh: T.N)

Thay đổi cuộc sống cho các gia đình khó khăn. (Ảnh: T.N)

Với thành công và hiệu quả đạt được tại các tỉnh, thành, chương trình “L'Oreal - Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” đã nhận được nhiều yêu cầu từ các tổ chức phi lợi nhuận trong và ngoài nước, Hội Chữ thập đỏ, Hội Doanh nhân Đức, lực lượng Biên phòng... và sự giúp đỡ của các sở, ban, ngành, đối tác đã phối hợp thực hiện chương trình đào tạo ngành tóc tại các địa phương vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh: Hậu Giang, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Điện Biên và đảo Thạnh An, Cần Giờ…

Học viên của chương trình được cung cấp toàn bộ sản phẩm, dụng cụ, trang thiết bị cho việc học, tham gia vào các chương trình hoạt động làm đẹp cho cộng đồng khó khăn và đã phục vụ cho hơn 75.000 người dân từ các vùng sâu, vùng xa không có điều kiện tiếp cận các dịch vụ chăm sóc tóc và da.

Trải qua 15 năm với biết bao thăng trầm, khó khăn và thử thách, chương trình “Vì cuộc sống tốt đẹp hơn” đã mang đến cho ngành tóc hơn 10.000 thợ tóc và hàng ngàn tiệm tóc tham gia vào thị trường tóc. Chương trình đã mang lại cuộc sống mới cho rất nhiều gia đình.

Không thể phủ nhận thực tế rằng phụ nữ có khả năng thay đổi cuộc sống. Những người phụ nữ được trao quyền đúng cách, được đối xử công bằng, tôn trọng,... họ có thể làm nên nhiều điều kỳ diệu. Đây chính là mục tiêu của “Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”, là tham vọng giúp cho phụ nữ yếu thế trở nên mạnh mẽ hơn, giúp họ luôn hướng về phía trước, khuyến khích họ lao động để thể hiện vai trò của mình trong sự phát triển đất nước.

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập chương trình “Trao quyền cho phụ nữ Việt - “Vì cuộc sống tốt đẹp hơn”, tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Cuộc thi “L’Oréal Sắc màu cuộc sống” - một sân chơi dành cho những tài năng trẻ đã vượt lên nghịch cảnh để khẳng định bản thân trong ngành tóc. “Sắc màu cuộc sống” không chỉ là một cuộc thi tài năng mà còn là nơi để những câu chuyện truyền cảm hứng của 300 học viên được lan tỏa, trở thành nguồn động lực tinh thần cho cộng đồng phụ nữ yếu thế”.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

Nông dân Bạc Liêu lao đao tìm thương lái mua lúa

(PLVN) - Theo thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu, nông dân tại các địa phương xuống giống hơn 46.800 ha lúa trên đất tôm (lúa - tôm), hơn 34.500 ha lúa Thu Đông. Đồng thời, Bạc Liêu có hơn 32 nghìn ha lúa lấp vụ Hè Thu và gần 2 nghìn ha giống lúa cao sản… Tuy nhiên, ngày cận Tết, giá lúa giảm sâu khiến nhiều hộ dân đứng ngồi không yên.

Đọc thêm

Đứt gân cơ khi chơi Pickleball

Bệnh nhân đứt gân cơ vai trái được kỹ thuật viên tập các bài tập làm mạnh các nhóm cơ vùng vai và cánh tay trái
(PLVN) - Một người đàn ông tỉnh Quảng Ninh bất ngờ bị đứt gân cơ trong quá trình chơi Pickleball và phải nhập viện điều trị.

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư

Nghiên cứu ADN mở ra cơ hội mới trong điều trị ung thư
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học Australia đã phát hiện ra rằng quá trình sửa chữa ADN có thể xác định cách các tế bào ung thư chết sau xạ trị, từ đó giúp cải thiện tỷ lệ điều trị và chữa khỏi ung thư.

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du

Khánh thành cột cờ Tổ quốc tại quần đảo Nam Du
(PLVN) - Ngày 14/1, UBND huyện Kiên Hải (tỉnh Kiên Giang) phối hợp với các cơ quan, đơn vị, trường đại học cùng lực lượng vũ trang tổ chức lễ thượng cờ và khánh thành cột cờ Tổ quốc quần đảo Nam Du, tọa lạc tại xã An Sơn, huyện đảo Kiên Hải.

Công an tỉnh Sihanouk thăm, chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang

Toàn cảnh buổi thăm, tặng quà Tết
(PLVN) - Đoàn công tác Công an tỉnh Sihanouk (Vương quốc Campuchia), do Thiếu tướng Sô Bun Na Rith, Phó Giám đốc Công an tỉnh làm Trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 Công an tỉnh Kiên Giang. Tiếp đón đoàn có Đại tá Đào Hải Đăng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Kiên Giang, cùng lãnh đạo một số phòng nghiệp vụ của Công an tỉnh.

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi

Giám đốc Sở Du lịch Nghệ An xin nghỉ hưu trước tuổi
(PLVN) - Việc ông Nguyễn Mạnh Cường, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Nghệ An quyết định xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, luôn đặt lợi ích tập thể lên đầu, tất cả vì sự nghiệp chung của đất nước.

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn thăm, tặng quà tết tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai

Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn tặng quà cho bà Nguyễn Thị Xuyến ở thôn Cánh Chủ, xã Bình Yên (huyện Thạch Thất). Ảnh: Hoàng Sơn
 - Sáng 14-1, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Dân vận Thành ủy Đỗ Anh Tuấn đã đến thăm, tặng quà tết gia đình tiêu biểu, thương binh tại huyện Thạch Thất và huyện Quốc Oai; động viên và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ Công an xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai) nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa

Nhếch nhác Bãi Đá Ông Địa
(PLVN) -Bãi Đá Ông Địa, tọa lạc tại phường Phú Hài, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, từ lâu đã trở thành một trong những điểm đến yêu thích của du khách và người dân địa phương.