Giúp nông sản Việt 'chinh phục' người tiêu dùng thế giới

Ngày càng có thêm nhiều nông sản mang thương hiệu Việt được thế giới biết đến và ưa chuộng.
Ngày càng có thêm nhiều nông sản mang thương hiệu Việt được thế giới biết đến và ưa chuộng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Việt Nam hiện là 1 trong 15 quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Nông sản Việt cũng đã có mặt tại gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, cà phê, chè, gạo, bưởi da xanh, chuối, vải thiều... là những mặt hàng đang được đông đảo "khách ngoại" ưa chuộng. Thành quả này có sự đóng góp, hỗ trợ của doanh nghiệp FDI.

Nông sản Việt "ra biển lớn" có phần hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp của các doanh nghiệp FDI.

Không thể phủ nhận, tốc độ tăng trưởng sản lượng của khu vực FDI luôn cao hơn khu vực kinh tế trong nước đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất khẩu và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Có những doanh nghiệp FDI liên kết với các đơn vị, doanh nghiệp địa phương để tham gia vào quá trình sản xuất, thu mua, chế biến nông sản Việt và xuất khẩu hàng Việt. Doanh nghiệp FDI ít nhiều đã giúp nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng tính cạnh tranh của hàng hóa Việt trên thị trường thế giới.

"Điểm danh" những nông sản Việt đang "chinh phục" người tiêu dùng thế giới:

Cà phê

Trong 11 tháng năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 90,26 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó kim ngạch XK khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8%. Đến nay, có 8 sản phẩm/nhóm sản phẩm đạt giá trị XK trên 2 tỷ USD.

Trong đó, cà phê Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,5 triệu tấn, đạt trên 3,55 tỉ USD (tăng 31,3% so với cùng kỳ). Đây là mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong những niên vụ vừa qua, khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia đứng top đầu thế giới về cà phê. Dự kiến hết năm 2022, xuất khẩu cà phê có thể đạt từ 3,9 - 4 tỉ USD.

Các thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam bao gồm: Châu Âu, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Anh. Tại thị trường châu Âu, Việt Nam là nhà cung ứng cà phê lớn thứ hai sau Brazil (22,2%), chiếm 16,1% thị phần về lượng.

Chè

Khối lượng xuất khẩu chè tháng 11 năm 2022 ước đạt 15 nghìn tấn với giá trị đạt 24 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu chè 11 tháng năm 2022 đạt 121 nghìn tấn và 204 triệu USD, tăng 5,5% về khối lượng và tăng 5,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Giá chè xuất khẩu bình quân 11 tháng năm 2022 ước đạt 1.681 USD/tấn, giảm 0,3% so với cùng kỳ năm 2021.

Gạo

Khối lượng gạo xuất khẩu tháng 11/2022 ước đạt 600 nghìn tấn với giá trị đạt 296 triệu USD, đưa tổng khối lượng và giá trị xuất khẩu gạo 11 tháng năm 2022 đạt lần lượt 6,69 triệu tấn và 3,24 tỷ USD, tăng 16,3% về khối lượng và tăng 6,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2021.

Giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam hiện đứng đầu thế giới, đang bỏ cách xa Thái Lan (nước có giá gạo bình quân cao thứ 2) là 23 USD/tấn… Dự báo thị trường gạo cuối năm, các doanh nghiệp cho rằng xu hướng tăng giá sẽ kéo dài đến cuối tháng 12. Sau khi Ấn Độ áp thuế 20% lên toàn bộ gạo xuất khẩu của nước này, thì xuất khẩu gạo của Việt Nam đột ngột tăng mạnh trong tháng 10/2022.

Bưởi da xanh

Mới đây, Hoa Kỳ đã chính thức cấp phép nhập khẩu quả bưởi tươi Việt Nam. Bưởi là loại trái cây thứ 7 của nước ta được phép nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, sau quả nhãn, vải, xoài, chôm chôm và vú sữa.

Cuối tháng 11, tại Bến Tre, lô bưởi da xanh Việt Nam 40 tấn được xuất khẩu chính thức sang Mỹ, được vận chuyển cả bằng đường hàng không và đường biển. Trong đó, khoảng 4 tấn bưởi đã được “đi máy bay” sang Mỹ, được phân phối tới các điểm bán lẻ.

Tại các cửa hàng, siêu thị tại nhiều bang khác nhau ở Mỹ, giá bưởi da xanh được niêm yết ở mức 15-22 USD/kg, tương đương 375.000-535.000 đồng/kg. Mức giá này cao gấp khoảng 16-20 lần so với giá bưởi da xanh tại thị trường nội địa.

Vải thiều

Năm 2022, vải thiều Việt Nam được dự báo là được mùa với sản lượng khoảng 320.000 tấn. Tại vùng vải thiều lớn nhất cả nước Bắc Giang, diện tích trồng vải ước tính là 28.300 ha với sản lượng vải thiều dự kiến khoảng 180.000 tấn. Tỉnh Hải Dương có khoảng 9.000 ha vải thiều, sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 60.000 tấn. Trong đó 100% diện tích trồng vải được hai tỉnh này định hướng theo quy trình sản xuất sạch an toàn.

Hiện nay, sản phẩm vải thiều không chỉ nổi tiếng trong nước mà quả vải thương hiệu Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương)... đã được xuất trên 30 quốc gia vùng lãnh thổ.

Chuối

Theo thông tin từ Hải quan Nhật Bản thì sản lượng nhập khẩu chủng loại trái chuối của nước này trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt 728.700 tấn, trị giá 80,2 tỷ Yên (tương đương 539,3 triệu USD), giảm 3,3% về lượng nhưng tăng 4,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Điều đáng nói là, trong khi nhập khẩu trái chuối từ các thị trường chính đều giảm về lượng, nhập khẩu từ Việt Nam, Peru, Indonesia, Thái Lan và Lào lại tăng trong 8 tháng đầu năm 2022.

Cụ thể, nhập khẩu trái chuối từ Việt Nam đạt 5.700 tấn, trị giá 687,9 triệu yen (tương đương 4,6 triệu USD), tăng 20,1% về lượng và tăng 37,7% về trị giá so cùng kỳ năm 2021.

Theo tính toán của Hải quan Nhật Bản thì giá chuối nhập khẩu bình quân đạt 110.000 yen/tấn, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Từ số liệu này và quan sát thị trường chung, Cục Xuất nhập khẩu cho biết, một trong những yếu tố quan trọng để thị trường Nhật Bản chấp nhận nhập khẩu trái cây Việt Nam là quy trình sản xuất, bảo vệ thực vật phải đạt chứng nhận an toàn quốc tế. Cùng với đó, vùng nguyên liệu phải được cấp mã số vùng trồng, mã cơ sở đóng gói. Người tiêu dùng tại Nhật Bản không để ý quá nhiều đến giá cả. Họ lựa chọn vì chất lượng sản phẩm và sản phẩm đó có ngon hay không.

Nhật Bản là một thị trường "khó tính" nhưng khi đã chinh phục được thị trường này, hoa quả Việt Nam trong đó có chuối, đủ uy tín để vào các thị trường khác thuận lợi hơn.

Tin cùng chuyên mục

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

Về Gia Lai thưởng thức cà phê

(PLVN) -  Buổi sáng của Pleiku, tiết trời se se, còn gì tuyệt vời hơn khi ngồi trong quán nhỏ, nghe từng cơn gió nhè nhẹ phả vào da thịt những làn hơi lành lạnh. Nhấp một ngụm cà phê nguyên chất, nghe hương cà phê bịn rịn nơi đầu lưỡi mới hiểu tại sao những ly cà phê lại cứ nhấp nhánh trong những vần thơ đến vậy.

Đọc thêm

Mặn mòi vị biển Nam Ô

Người Nam Ô làm nước mắm từ cá cơm than và hạt muối Cà Ná, Sa Huỳnh.
(PLVN) - Với việc được cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý của Cục Sở hữu trí tuệ, sản phẩm nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) càng khẳng định thêm thương hiệu. Chắt chiu từ con cá cơm than, từ hạt muối mặn mòi vị biển, nước mắm Nam Ô làm nên hồn cốt của xứ biển bãi ngang, của những người dân sống bên chân núi Hải Vân bốn mùa sóng vỗ…

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau

Phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của Cà Mau
(PLVN) - Đến nay, tỉnh Cà Mau có 142 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP. Trong đó, 29 sản phẩm 4 sao, 113 sản phẩm 3 sao. Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia xếp hạng 3 sao. Đồng thời, hoàn thiện, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu về đạt chuẩn 4 sao, 5 sao.

Thanh Hóa nỗ lực đưa sản phẩm OCOP tiếp cận người tiêu dùng

Liên hoan văn hóa ẩm thực xứ Thanh năm 2024 tại TP Sầm Sơn đưa sản phẩm OCOP Thanh Hóa đến với hàng nghìn du khách.
(PLVN) - Với mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.

Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ

 Hủ tiếu Mỹ Tho - Đặc sản nức tiếng xứ Nam kỳ
(PLVN) - Đặc sản hủ tiếu Mỹ Tho có thương hiệu trên 50 năm, được chứng nhận “Giải vàng thương hiệu thực phẩm chất lượng an toàn Việt Nam”. Vươn tầm quốc tế, hủ tiếu Mỹ Tho được công nhận vào top 100 món ẩm thực châu Á và top 10 món ăn đặc sản Việt Nam.

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam

Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam
(PLVN) - Chiều 5/7, ông Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chủ trì buổi họp cung cấp thông tin định liên quan công tác chuẩn bị Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2024.

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL

Nuôi tôm bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL
(PLVN) - Ngày 28/6, tại Cà Mau, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức Diễn đàn Khuyến nông "Nông nghiệp với chủ đề: Phát triển nuôi tôm bền vững, giảm phát thải, thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL”.

Mộc Châu Milk: Thương hiệu sữa tươi Việt có quy trình chăn nuôi và sản xuất hiện đại

Chăn nuôi bò sữa tại Mộc Châu. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Nhiều chuyên gia chăn nuôi đánh giá, cao nguyên Mộc Châu là vùng đất tốt nhất để có thể phát triển đàn bò sữa quy mô lớn với khí hậu trong lành và vùng đất màu mỡ. Không chỉ có vùng thảo nguyên xanh với những đồi cỏ, đồi ngô xanh mướt, nhắc đến cao nguyên Mộc Châu, còn phải kể đến những nông trại bò sữa có quy mô chẳng khác gì ở Hàn Quốc hay Australia cùng sự tận tụy của những người nông dân chăm chỉ.

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt

Tạo dựng thương hiệu muối Bạc Liêu là sản phẩm đặc biệt
(PLVN) - Năm 2013, sản phẩm muối ăn Bạc Liêu được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Cuối năm 2020, nghề muối Bạc Liêu đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia. Đặc biệt, đến nay có nhiều sản phẩm từ muối được công nhận sản phẩm OCOP đạt 4 sao.

Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao

14 làng đạt danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và "Làng nghề truyền thống Hà Nội".
(PLVN) - Ngày 12/4, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định và trao bằng công nhận danh hiệu làng nghề, chứng nhận sản phẩm OCOP cấp Thành phố năm 2023. Theo đó, Hà Nội có thêm 15 làng nghề và 104 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2023.