Giúp con vượt qua 'ngã rẽ' giới tính

Cha mẹ cần là người bạn đồng hành, thấu hiểu, cũng cần là ngọn đèn soi đường, chỉ lối cho con giữa ngã rẽ hoang mang của sự định hình giới tính. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
Cha mẹ cần là người bạn đồng hành, thấu hiểu, cũng cần là ngọn đèn soi đường, chỉ lối cho con giữa ngã rẽ hoang mang của sự định hình giới tính. (Ảnh minh họa - Nguồn: ST)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì, nhiều thiếu niên bắt đầu đối mặt với những vấn đề về giới tính. Bên cạnh sự hoang mang trước giới tính thật sự của bản thân, nhiều em “lạc lối” vì sự lôi kéo của môi trường xung quanh và các trào lưu lệch lạc. Ở thời điểm này, vai trò của cha mẹ là cực kì quan trọng trong việc định hướng cho con trẻ, giúp con khám phá bản ngã của mình.

Con “lạc giới”, cha mẹ hoang mang

Với vợ chồng anh Nguyễn Tiến Hoàng và chị Hà Thị My, ngụ phường 7, quận 3 TP HCM thì chuyện cậu con trai duy nhất “bỗng nhiên đồng tính” là một nỗi đau lớn. Từ nhỏ đến lớn, cậu con trai luôn vâng lời, hiểu chuyện, chăm chỉ học hành, tính cách dễ mến nên anh chị rất yên tâm về con. Một ngày, anh chị phát hiện ra lá thư tình con trai mình gửi cho một người bạn cùng khối, mà người bạn ấy lại cũng là... con trai. Trong lá thư ấy, cậu thiếu niên 16 tuổi bày tỏ tình cảm thầm kín, đơn phương của mình, những nỗi khổ tâm, trăn trở khi biết mình thuộc “giới tính thứ ba”, nỗi lo lắng, muộn phiền rằng không biết đối phương có đón nhận tình cảm của mình hay là xa lánh, khinh ghét mình...

Là những người có suy nghĩ khá truyền thống, anh chị luôn mong muốn con học hành giỏi giang, sau này thành đạt, lập gia đình, sinh dưỡng con cái. Với hai vợ chồng anh Hoàng, chị My, đồng tính chính là một “căn bệnh” mà không hiểu con đã “lây lan” của ai đó. Hai anh chị quyết định đưa con đi khám ở bệnh viện, mong muốn được “điều trị” cho con trở về giới tính bình thường. Khi không được đáp ứng, hai vợ chồng hết sức muộn phiền, suy sụp, thậm chí đưa con đi nhiều đền, chùa, thầy cúng để cầu xin. Những hành động này càng khiến cho cậu con trai trở nên mặc cảm và hoảng sợ, thu mình lại. Cậu học hành sa sút, xa lánh cha mẹ, bạn bè, có dấu hiệu trầm cảm...

Thực tế, có không ít phụ huynh hành xử tương tự như cặp vợ chồng nói trên. Khi đứng trước việc con mình có thể là một người đồng tính, họ đã có những phản ứng rất mạnh, hoặc chửi bới, hăm dọa, đánh đập con, những mong dùng sự đe nẹt để “uốn nắn” con. Cũng có những bậc cha mẹ lại dùng sự kì thị, lạnh nhạt, dùng sức ép tinh thần để ép buộc con theo ý mình. Theo các chuyên gia, đây đều là những sai lầm lớn của cha mẹ, có thể gây nên nhiều hậu quả khôn lường.

TS.BS Đỗ Minh Loan - Trưởng khoa Sức khỏe vị thành niên, Bệnh viện Nhi Trung ương đã chia sẻ: “Trong quá trình làm việc với cha mẹ và các trẻ, chúng tôi nhận thấy sự hiểu biết của một số cha mẹ, trẻ vị thành niên về giới và sự đa dạng tính dục còn khá hạn chế. Thậm chí một số phụ huynh còn coi đây là một bệnh, xấu hổ vì con bị như vậy, mong muốn có thể dùng thuốc để điều trị, do đó thiếu sự hỗ trợ phù hợp và đúng đắn của cha mẹ dành cho trẻ vị thành niên”.

Thanh, thiếu niên thuộc LGBTQI+ có nguy cơ rối loạn tâm thần cao

Tại Hội thảo “Trị liệu tâm lý: Chìa khóa trong việc quản lý các vấn đề liên quan đến y học giới tính” diễn ra tại Hà Nội vào tháng 6 vừa qua, các chuyên gia đã đưa ra thống kê sơ bộ, cộng đồng LGBTQI+ (người đồng tính, song tính, chuyển giới+) ở Việt Nam khoảng 1,65 triệu người, chiếm khoảng 2% dân số. Tất nhiên, đây là thống kê chưa đầy đủ bởi còn rất nhiều trường hợp không công khai, hoặc thậm chí chưa xác định được xu hướng giới tính của mình.

Theo TS. Hồ Thu Hà, khoa Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu trên thế giới cho thấy một người LGBTQI+ có khả năng mắc rối loạn tâm thần cao gấp 3 lần. Thanh, thiếu niên LGBTQI+ có xu hướng toan tự sát, có ý tưởng tự sát và hành vi tự hại cao gấp 4 lần. 38 - 65% người chuyển giới có ý tưởng tự sát. Đây là một con số rất đáng báo động và rất cần các bậc cha mẹ quan tâm, nhận thức đúng đắn.

Tại Việt Nam, thời gian qua, dẫu xã hội đã có nhiều cởi mở, tư duy về cộng đồng LGBTQI+ thoáng hơn, nhưng tiềm tàng đằng sau bề mặt ấy vẫn là nhiều sự kì thị, phân biệt đối với cộng đồng này, mà không ít trong số đó xuất phát từ chính cha mẹ, người thân của họ. Đã có không ít trường hợp đau lòng xảy ra khi các thanh, thiếu niên tự hủy hoại mình, hoặc phải từ bỏ gia đình vì công khai giới tính thật sự.

Theo các chuyên gia, cha mẹ cần là người bạn đồng hành, thấu hiểu, cũng cần là ngọn đèn soi đường, chỉ lối cho con giữa ngã rẽ hoang mang của sự định hình giới tính. Dẫu ở trường hợp nào đi nữa, đối diện với sự việc, cha mẹ luôn cần có thái độ thật bình tĩnh, sáng suốt. Cần có kiến thức về các khía cạnh của giới tính - tính dục để có thể trò chuyện và lý giải cùng con sự đa dạng của con người trong vấn đề giới, đồng thời nhìn nhận về bản thân trẻ một cách tích cực, chính xác và tránh những ngộ nhận về giới tính. Cần tuyệt đối tránh các thái độ tiêu cực, phán xét, vì như thế càng đẩy con ra xa hơn, khiến con rơi vào khủng hoảng tâm lý, thậm chí là những vòng xoáy tệ nạn, bệnh tật.

Tin cùng chuyên mục

Cầu Sông Thai trên đường tỉnh lộ 558B ở huyện Quảng Trạch xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ sập rất cao.

Nguy cơ cao sập cầu Sông Thai

(PLVN) - Ngày 29/9, Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Bình cho biết, cầu Sông Thai trên đường tỉnh lộ 558B thuộc huyện Quảng Trạch đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập khá cao.

Đọc thêm

Cùng bà con đứng dậy sau bão lũ

Hàng chục nghìn ngôi nhà ở Lào Cai bị sập đổ, ngập nước, sụt lún do mưa lũ. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau trận oanh tạc tàn khốc của bão Yagi, cả nước hướng về đồng bào vùng lũ với những cứu trợ kịp thời, khẩn cấp và từng bước cùng bà con tái thiết, vực dậy sau bão lũ…

Giúp trẻ em vượt qua tổn thương do bão lũ

Đại diện UNICEF Silvia Danailov nhận viên lọc nước do UNICEF cung cấp cho Việt Nam. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Siêu bão Yagi (bão số 3) đã tàn phá 26 tỉnh miền Bắc. Bên cạnh con số đau thương về trẻ em thương vong do bão lũ, thì có khoảng hai triệu trẻ em đã bị gián đoạn tiếp cận đến giáo dục, hỗ trợ tâm lý và chương trình dinh dưỡng học đường. Nhiều gia đình phải đối mặt với vô vàn khó khăn trong việc phục hồi và ổn định cuộc sống, trong đó trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và chịu ảnh hưởng nhiều nhất.

Sông Hồng - 'thủy quái' dưới phù sa

Nước sông Hồng dâng cao do cơn bão Yagi. (Nguồn: Reuters/ Đức Tâm)
(PLVN) - Sông Hồng mang phù sa về châu thổ, nhưng không phải là con sông hiền hòa mà rất hung dữ, với những trận lụt lớn và cuốn phăng mọi thứ ra Biển Đông.

Có một 'khu rừng xanh' nơi đảo xa...

Những mảng xanh kỳ vỹ giữa đại dương như kéo chúng tôi lại gần hơn sau bao ngày lênh đênh trên hải trình dài.
(PLVN) - Mọi ánh mắt, mọi cảm xúc, mọi hành động của các thành viên trong đoàn chúng tôi đều hướng về những mảnh xanh trên mỗi đảo mà đoàn dừng chân trên hải trình đến với Trường Sa.

Hà Nội nỗ lực tái thiết cây xanh

Cây xanh tại phố Lý Thái Tổ, Hà Nội được dựng trồng lại, chồi non đang mọc lên ở gốc cây lớn. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Sau cơn bão số 3, khi hơn 40.000 cây xanh bị gãy, đổ, Hà Nội không chỉ mất đi vẻ đẹp mà còn đánh mất một phần lá chắn tự nhiên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống và khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu. Trước tình hình này, thành phố đã nhanh chóng triển khai kế hoạch tái thiết cây xanh, nhằm phục hồi diện mạo và xây dựng lại lá chắn xanh bền vững cho Thủ đô.

‘Vũ khí’ mới trong phòng chống sốt xuất huyết tại Việt Nam

Hội thảo tại TP Hồ Chí Minh đã quy tụ nhiều chuyên gia y tế hàng đầu khu vực phía Nam. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong hai ngày 26 và 27/9 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam phối hợp cùng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh và Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học “Vaccine: Vũ khí mới trong phòng chống sốt xuất huyết”.

'Áo mới' cho Đồng Nai

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hội nghị công bố quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và xúc tiến đầu tư tỉnh Đồng Nai vừa diễn ra, là một sự kiện vô cùng quan trọng với Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Đồng Nai.

Chống ô nhiễm nhựa: Cần phát huy vai trò 'đầu tàu' của Thủ đô

Rác thải nhựa ở Thủ đô rất cần giải pháp, quyết sách mạnh mẽ hơn. (Ảnh: Nam Nguyễn)
(PLVN) - Trong tháng 9, nhiều dự án chống ô nhiễm nhựa đã được khởi động tại các tỉnh, thành ở Việt Nam, với sự tham gia của các tổ chức quốc tế và các cơ quan, tổ chức trong nước. Các dự án này nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa, mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt là tại các khu vực đô thị và ven biển.

Thừa Thiên Huế quyết xử lý dứt điểm tàu cá '3 không', '2 không'

Thừa Thiên Huế vẫn còn hàng trăm tàu cá chưa đăng ký các thủ tục. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Thừa Thiên Huế đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn và chấm dứt với các trường hợp tàu cá cố tình vi phạm chống các hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không có báo cáo và không được quản lý (IUU), trong đó kiên quyết xử lý dứt điểm những tàu cá “3 không”, “2 không”.