Giun dài 7cm chui ra qua da người đàn ông

Hình ảnh giun ở khoảng cách 1/3 dưới đùi phải bệnh nhân. Ảnh: CDC Yên Bái
Hình ảnh giun ở khoảng cách 1/3 dưới đùi phải bệnh nhân. Ảnh: CDC Yên Bái
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Ngứa và nổi sẩn trên bề mặt da cổ, người đàn ông ở Yên Bái gãi và rút ra đoạn giun dài khoảng 7 cm...

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái vừa ghi nhận 1 trường hợp nhiễm bệnh giun rồng. Bệnh nhân là nam, 42 tuổi, trú tại xã Đào Thịnh, huyện Trấn Yên, ở nhà làm ruộng.

Người bệnh cho biết, cách ngày vào viện khoảng 2 tuần, bệnh nhân thấy ngứa vùng cổ, gãi và nổi sẩn trên bề mặt da như mề đay. Sau đó 3 ngày tại vị trí gãi thấy những nốt ngoằn nghèo nổi dưới da căng tức, tại vị trí vùng cổ trên xương đòn phải xuất hiện nốt sẩn u cục. Bệnh nhân ngứa, gãi thì thấy xuất hiện một đầu giun màu trắng. Bệnh nhân tự rút ra được đoạn giun khoảng 7 cm thì giun bị đứt, vị trí lôi giun ra sưng đỏ, ngứa và mưng mủ. Bệnh nhân sốt, mệt mỏi, chóng mặt.

Sau 5 ngày đi khám tại phòng khám tư nhân, bệnh nhân được xử trí rạch ổ áp xe và được tư vấn vào bệnh viện. Bệnh nhân tới Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương khám và điều trị.

Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, cơ thể bệnh nhân xuất hiện thêm 1 nốt sẩn ở mặt dưới 1/3 đùi dưới phải, kéo ra được đoạn giun khoảng 0,5cm, tại vùng ngực trái có một u cục chưa có biểu hiện gì thêm. Sau 7 ngày điều trị bằng nội khoa và chích rạch lấy giun, sức khỏe bệnh nhân ổn định và được cho xuất viện.

Bệnh nhân cho biết thường xuyên đi rừng, hay ngủ lán rừng quế, từng ăn gỏi cá, tiết canh, các món tái và ăn thịt chuột đồng, mấy năm nay không tẩy giun, sán. Nguồn nước của gia đình là dùng nước giếng khoan và nước sinh hoạt thải ra ngoài suối cạnh nhà bệnh nhân. Hiện tại sức khỏe bệnh nhân ổn định, đã ra viện và đang nghỉ ngơi tại nhà.

Những điều cần biết về bệnh giun rồng

Bệnh giun rồng có tên khoa học là Dracunculus medinensis gây bệnh ở người và động vật. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa và xâm nhập vào cơ thể qua nước uống hoặc thức ăn như ăn tái, sống từ các động vật thủy sinh (cá, ếch, nhái, tôm…) có chứa ấu trùng giun rồng. Mọi lứa tuổi đều có thể bị nhiễm bệnh, nhưng chủ yếu là độ tuổi lao động.

Những dấu hiệu khi mắc bệnh giun rồng

Khi mới mắc bệnh thường không phát hiện có triệu chứng đặc biệt nào. Khoảng 1 năm sau khi mắc bệnh, khi giun cái bắt đầu di chuyển và phát triển trong các mô dưới da, người bệnh có thể có các dấu hiệu: Sốt nhẹ, chóng mặt, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, mẩn đỏ, tê cứng và ngứa tại chỗ giun khu trú.

Vài ngày tiếp theo, vết sưng tấy vỡ tiết ra dịch vàng, tại ổ tổn thương phát hiện một đoạn con giun màu trắng từ trong chui ra ngoài (thường là phần đầu con giun), nếu không có tác động thì con giun thường tự chui ra ngoài hoàn toàn sau 3 - 6 tuần.

Một số trường hợp người bệnh tự kéo nhưng làm đứt nửa chừng sẽ khiến ấu trùng giun và các chất độc giải phóng ra ngoài lây lan theo đường đi của giun làm cho tình trạng viêm nhiễm trầm trọng hơn, nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng huyết, viêm cứng khớp, áp xe do giun chết trước khi thải ra ấu trùng giun hoặc uốn ván.

Phòng bệnh giun rồng

Thực hiện tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi; sử dụng các dụng cụ trong chế biến thực phẩm chín và sống riêng biệt (thớt, dao, máy xay, bát, đĩa…) đặc biệt vệ sinh tay sau chế biến thực phẩm sống.

Nấu chín kỹ khi sử dụng các thực phẩm thủy sinh như ếch, cá, tôm…. Chôn, đốt hoặc rắc vôi bột phần ruột, đầu…sau khi chế biến hạn chế phát tán nguồn lây. Không cho chó, mèo ăn sống các thực phẩm thủy sinh.

Những người bệnh đang trong giai đoạn tiến triển của bệnh Guinea không tắm, rửa tại ao hồ, hoặc các nguồn nước sinh hoạt khác để tránh phát tán ấu trùng ra môi trường. Đồng thời cần làm sạch vết thương, băng bó thường xuyên vùng da bị bệnh cho đến khi lấy hết hoàn toàn giun ra khỏi cơ thể.

Đọc thêm

Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh lây lan, bùng phát dịp Tết

Số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương. (Bệnh nhi điều trị sởi tại Khoa Nhi, BV Thanh Nhàn - Ảnh: Hoài Giang)
(PLVN) - Tết cận kề, nhu cầu đi lại và giao lưu của người dân tăng cao, làm gia tăng nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh. Để đón một cái Tết an lành, việc chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, từ xa không chỉ là trách nhiệm của ngành Y tế mà còn là nghĩa vụ của mỗi người dân.

Tử vong do ngộ độc cá nóc

Tử vong do ngộ độc cá nóc
(PLVN) - Chiều 6/1, UBND xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận xác nhận một vụ ngộ độc nặng do ăn cá nóc xảy ra trên địa bàn, khiến một người tử vong và bốn người khác phải nhập viện điều trị .

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

Nỗi lo ngại toàn cầu từ Virus HMPV ở Trung Quốc sau 5 năm dịch COVID-19?

(PLVN) - Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc gần đây đã báo cáo sự gia tăng các ca bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm cả HMPV, vào mùa đông. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chưa coi đây là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu, nhưng sự gia tăng ca bệnh đã thúc đẩy các cơ quan chức năng tăng cường hệ thống giám sát.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.

Rủi ro tiềm ẩn trong “cơn sốt” làm đẹp đón Tết

Các bác sĩ xử trí một ca biến chứng sau nâng mũi làm đẹp. (Ảnh: BV Trung ương Quân đội 108)
(PLVN) - Trong vòng một tháng qua, các bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều trường hợp biến chứng nghiêm trọng do làm đẹp. Thậm chí, một số ca rơi vào tình trạng nguy kịch, tưởng chừng không thể vượt qua “cửa tử”.

Câu chuyện bảo hiểm y tế khi đồng bào 'lên vùng'

Chị Rơ Ô H’Hóp trong một buổi truyền thông về bệnh lao.
(PLVN) - Việt Nam là một trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao và lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, năm 2020 có trên 172.000 người mắc và 10.400 người chết vì bệnh lao tại Việt Nam…