Giữ rừng lim bằng truyền thuyết “thần rừng” bắt vợ

Ngôi đình thờ thần ven rừng
Ngôi đình thờ thần ven rừng
(PLO) - Thôn Đèo Giả (xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) phần lớn là người dân tộc Cao Lan sinh sống. Ở đây, không ai không biết tới câu chuyện về thần rừng Thó linh thiêng, kỳ bí. Thực hư thế nào chưa ai rõ, chỉ biết rằng trong rừng có nhiều cây gỗ quý, nhưng ai cũng sợ, không dám bén mảng xâm phạm.
“Thần rừng” biết… bắt vợ
Thôn Đèo Giả nằm cách trung tâm huyện Lục Ngạn khoảng 40 km, lọt thỏm giữa khu rừng đại ngàn, đường đi không mấy thuận lợi. Dù cuộc sống của người dân ở đây đã hiện đại hơn trước rất nhiều, song họ vẫn có phần tách biệt với bên ngoài. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng riêng biệt của dân tộc Cao Lan. 
Đặc biệt, câu chuyện về vị thần rừng ngự trị trên khu rừng Thó, từng “đoạt mạng” một người đàn bà có chồng ở thôn Đèo Giả, đã trở thành câu chuyện truyền miệng của người dân bao năm nay. 
Người dân dường như rất e ngại mỗi khi nhắc tới khu rừng Thó, họ sợ bị “thần rừng” trách phạt. Bởi vậy, khi thấy có người hỏi thăm về khu rừng Thó, bà con đều xì xào, bàn tán với nhau bằng tiếng Cao Lan với vẻ mặt đầy khó hiểu. Sau đó, họ tìm cách lảng tránh, không tiếp chuyện. Phải mất rất nhiều thời gian, tìm đến một cao niên trong thôn, câu chuyện mới được kể lại. 
Bà Tống Thị Chựn (68 tuổi) e dè cho biết: “Khi tôi còn nhỏ, đã được nghe người già kể lại rồi. Rằng rừng Thó có vị thần ngự trị. Thần thích một người đàn bà trong thôn, dù người đàn bà đó đã có chồng con đề huề nhưng vẫn quyết bắt về làm vợ thần”.  
Theo bà Chựn, ngày đó có cặp vợ chồng rất nghèo, để mưu sinh, họ phải lặn lội vào rừng kiếm củi, kiếm rau về bán. Trong một lần lên rừng chặt gỗ, người chồng không may bị cây gỗ đè gãy một chân, từ đó, không lên rừng được nữa. 
Thương chồng thương con, người vợ vẫn ngày ngày cần mẫn một mình vào rừng kiếm củi. Thấy khu rừng cạnh làng bấy lâu nay âm u, ít người qua lại, nghĩ củi ở đó sẽ nhiều, người vợ bèn tìm đường vào chặt củi. Kể từ ngày người vợ “liều lĩnh” vào rừng mới, cuộc sống gia đình khá lên trông thấy.  Sau đó, thấy trong rừng có nhiều gỗ lim, người vợ không ngần ngại một mình đốn cây kéo ra chợ bán. Càng lúc, chị càng vào sâu trong rừng. 
Bà Chựn kể chuyện thần rừng bắt vợ
 Bà Chựn kể chuyện thần rừng bắt vợ
“Người già kể lại, hôm ấy vào rừng, không thấy chị trở ra. Mấy ngày sau, người nhà lo lắng chuẩn bị đi tìm thì bỗng chị trở về. Cả làng tá hỏa khi thấy trên người chị có nhiều vết thương và đầu óc không còn minh mẫn. Miệng chị cứ lẩm bẩm “Tôi có chồng con rồi, tôi không thể theo ông được” hoặc “Tôi đã gặp thần rừng, thần rừng muốn bắt tôi làm vợ”. Tình trạng ấy tiếp diễn nhiều ngày, khiến người nhà vô cùng lo lắng”, bà Chựn kể lại. 
Sau đó, người nhà mời thầy mo về cúng bái, thầy phán rằng người đàn bà đã bị ma rừng bắt mất hồn, không có cách nào cứu chữa. Nửa tháng sau, người đàn bà qua đời. 
Chứng kiến chuyện kỳ bí, dân làng đồn đại vì chị dám vào rừng kiếm củi, nên bị thần rừng bắt về làm vợ. “Nghe câu chuyện lạnh sống lưng, dân làng ai ai cũng sợ. Ít lâu sau, làng cử những người đàn ông khỏe mạnh lên bìa rừng xây một cái miếu để thờ cúng “thần”, mong được bình yên. Cũng từ đó, không ai dám bén bảng vào rừng nữa”, bà Chựn chia sẻ.
Sự thật về khu rừng thiêng
Tuy thế, khi tìm đến gặp ông Chung Văn Thao, trưởng thôn Đèo Giả, để tìm hiểu về câu chuyện, lại được nghe một sự thật khác hẳn. “Khu rừng Thó luôn linh thiêng trong tâm trí người dân thôn. Nhưng câu chuyện “thần rừng” bắt vợ là không có thật. Bởi người đàn bà đó chính là cô ruột của tôi, tên Chung Thị Dít”, ông trưởng thôn cười khẳng định.
Phía xa là khu rừng không ai dám bén mảng
 Phía xa là khu rừng không ai dám bén mảng
Ông Thao kể cô mình vốn là xinh đẹp có tiếng trong vùng. Việc bà Rít lấy người chồng nghèo khó, rồi ông bị gỗ đè vào chân đều là có thật. 
Vào cái ngày định mệnh, ông Thao nhớ lại, khoảng cách đây hơn 60 năm, khi ông mới lên sáu, lên bảy tuổi. Hôm ấy, đang chơi với cô con gái bốn tuổi của vợ chồng bà Dít, ông bỗng thấy nhiều người khiêng bà Dít ở đâu về trong tình trạng mình mẩy đầy máu me. 
“Người làng xì xào, bàn tán rằng cô Dít vào rừng kiếm củi, mạo phạm đến thần rừng nên bị trách phạt. Sau đó, người nhà mời thầy mo về cúng mà không đưa cô đi chữa chạy vết thương nên mấy ngày sau cô đã không qua khỏi”, nhắc tới người cô xấu số của mình, ông Thao đỏ hoe mắt.
Sau này, khi lớn lên, nhiều lần ông được cha mẹ kể, cô ông bị thương và qua đời là do bị ngã. Làm việc quá sức nên khi cố vần củi từ trên rừng xuống, bà ngất đi, lăn từ trên núi xuống. Khi người dân phát hiện, bà đã mất máu nhiều, không còn sức để chống chọi vết thương.
“Cô tôi là người đầu tiên đặt chân vào rừng Thó để kiếm củi, chặt gỗ. Vì thế, dân làng đồn thổi chuyện thần rừng báo oán rồi xây miếu thờ. Thực ra, cô tôi mất vì bị thương nặng, không được chữa trị kịp thời mà thôi”, ông trưởng thôn nhận định.
Trao đổi với câu chuyện, anh Trần Văn Sỉu, bí thư thôn Đèo Giả, cho biết, người Cao Lan vốn rất tin vào những thế lực siêu nhiên. Vì vậy, khi tai nạn xảy ra với người phụ nữ, họ mới cho rằng có vị thần rừng ngự trị trên khu rừng Thó. 
“Câu chuyện thực hư thế nào không ai biết. Nhưng nhờ đó mà bao đời nay, cây cối trong rừng Thó vẫn luôn xanh tươi, um tùm”, anh Sỉu chia sẻ.
Theo vị bí thư thôn, rừng Thó chủ yếu là cây lim, cây trám cổ thụ. Những cây gỗ to hai người cao lớn vòng tay ôm không xuể. Thế nhưng, dù biết là gỗ quý cũng chẳng ai dám động vào./.

Tin cùng chuyên mục

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.

Đọc thêm

Minh Tú ấn định lễ cưới trong tháng 4

Minh Tú ấn định lễ cưới trong tháng 4
(PLVN) - Cách đây ít phút, trên trang cá nhân của mình, Minh Tú đã đăng tải tấm ảnh xác nhận lễ cưới của cô và bạn trai - Chris (tên thân mật) sẽ diễn ra vào ngày 13/4 tới.

Tiếc nuối của Trang Nhung

Tiếc nuối của Trang Nhung
(PLVN) - Tái xuất điện ảnh sau 10 năm với “Quý cô thừa kế 2”, Trang Nhung nỗ lực song màn thể hiện của cô dừng ở mức tròn vai.

Tôn vinh, lan tỏa những giá trị đặc sắc của văn hóa đọc

Tôn vinh, lan tỏa những giá trị đặc sắc của văn hóa đọc
(PLVN) - Diễn ra từ ngày 9/3/2024 đến hết ngày 20/4/2024, cuộc thi “Sách - Người thầy, Người bạn” năm 2024 được kỳ vọng là “sân chơi” bổ ích để bạn đọc giới thiệu, chia sẻ về cuốn sách hay, yêu thích, làm thay đổi nhận thức và cuộc sống của bản thân; thể hiện suy nghĩ, cảm xúc về cuốn sách mình muốn chia sẻ, thể hiện sở thích, đam mê đọc sách và các thể loại sách mình quan tâm...

Lùm xùm tự dàn dựng scandal trong 'làng' giải trí

Một số cá nhân tự tạo scandal để mong nhanh chóng nổi tiếng. (Ảnh minh họa - Lovepik)
(PLVN) - Nhiều vụ lùm xùm trên mạng tạo ra những cuộc khẩu chiến ồn ào, với những nhân vật được dư luận chú ý. Nhưng đằng sau đó có thể là chiêu trò của một số cá nhân tự dàn dựng scandal để nổi tiếng.

Nhạc sĩ Đức Huy để cuộc sống diễn ra tự nhiên

Nhạc sĩ Đức Huy để cuộc sống diễn ra tự nhiên (ảnh BTC)
(PLVN) - Lấy tứ "những gì đến tự nhiên" trong bài hát "Và tôi cũng yêu em," nhạc sỹ Đức Huy sẽ kể chuyện đời mình một cách giản dị bằng âm nhạc. Nhạc sĩ Đức Huy để cuộc sống tự nhiên xảy ra như nó đang làm, thay vì phải uốn nắn nó.

Nâng tầm âm nhạc Việt

Bài hát “Nấu ăn cho em” (Sáng tác: Đen, Thể hiện: Đen ft PiaLinh) có mặt trong đề cử Giải thưởng Cống hiến 2024. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Điểm qua danh sách đề cử của các hạng mục Giải Âm nhạc Cống hiến, có thể thấy sự đa dạng trong đánh giá và ghi nhận những đóng góp của các nghệ sĩ đối với đời sống âm nhạc đại chúng trong một năm qua. Những sáng tạo không ngừng từ âm nhạc cổ điển đến hiện đại đã góp phần khiến âm nhạc Việt thêm sôi động, tươi mới.

Phim truyền hình huyền thoại Hàn Quốc gặp khó khi trở lại

Phim truyền hình huyền thoại Hàn Quốc gặp khó khi trở lại
(PLVN) - Thời gian tới, loạt phim truyền hình huyền thoại của Hàn Quốc sẽ trở lại màn ảnh với mục đích thu hút khán giả trung niên và lớn tuổi, giúp nhà đài phát sóng tăng tỷ suất người xem - trong thời điểm khán giả trẻ dần chuyển sang xem nội dung trên các dịch vụ phát trực tuyến.