Giữ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm để phòng trường hợp bất khả kháng

Giữ Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm để phòng trường hợp bất khả kháng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc muốn duy trì Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm để trong trường hợp doanh nghiệp phá sản gặp khó khăn do bất khả kháng thì Nhà nước chủ động can thiệp bằng Quỹ này.

Tiếp tục chương trình Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, hôm nay (29/3), các đại biểu đã tập trung thảo luận về dự án Luật Kinh doanh bảo hiểm (BH) sửa đổi.

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh BH, Đại biểu Tạ Thị Yên (Đoàn Điện Biên) lưu ý, hợp đồng BH đang có nhiều thuật ngữ, điều khoản thuận lợi cho bên bán BH, nên cần có quy định rõ về quyền lợi, trách nhiệm mang tính nguyên tắc tối thiểu của doanh nghiệp BH với bên mua BH với từng loại hình BH.

Theo bà Yên, nên nghiên cứu để Luật, hay văn bản hướng dẫn dưới Luật có quy định hợp đồng mẫu với những điều khoản mang tính chất tham khảo, công khai để người dân hiểu rõ trước khi mua BH.

Cùng băn khoăn về bảo vệ quyền lợi của người mua BH, Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy (Đoàn Tây Ninh) lý giải, thực tế, hợp đồng BH là hợp đồng mẫu, không thể thay đổi, nhất là cá nhân càng không thể hiểu rõ tầm quan trọng của việc này.

Do đó, bà đề nghị bổ sung trong Luật hoặc giải thích văn bản dưới luật, “chi phí hợp lý theo thỏa thuận trong hợp đồng BH” phải được bổ sung trong hợp đồng BH, tránh trường hợp đại lý BH cố tình liệt kê chi phí không hợp lý để ép người mua BH phải chịu.

Đặc biệt, quy định về dừng trích lập Quỹ bảo vệ người được BH hiện vẫn đang nhận nhiều ý kiến khác nhau. Đại biểu Điểu Huỳnh Sang (Đoàn Bình Phước) bày tỏ đồng tình với phân tích của Ủy ban Kinh tế là không cần duy trì cả hai Quỹ (gồm Quỹ dự trữ bắt buộc và Quỹ bảo vệ người được BH) nên đề nghị không nên tiếp tục quy định về Quỹ bảo vệ người được BH tại dự thảo Luật.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Đoàn Thái Nguyên) cho rằng, nếu đề nghị giữ Quỹ bảo vệ người được BH thì cơ quan soạn thảo cần báo cáo, giải trình rõ hơn về hoạt động của Quỹ và khi chuyển sang phương thức can thiệp sau (khi doanh nghiệp BH đã mất khả năng thanh toán) sang phương thức can thiệp sớm và kết hợp mô hình quản lý trên cơ sở rủi ro thì Quỹ này sẽ thế nào.

Theo ông Thành, nếu trích nộp quỹ mà cứ tính vào phần của người tham gia BH là chưa phù hợp, nên chăng trích nộp từ hoạt động kinh doanh của cơ quan kinh doanh BH.

Giải trình về nội dung này tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, hai Quỹ trên cùng hướng tới bảo đảm trách nhiệm của doanh nghiệp BH khi mất khả năng thanh toán, góp phần bảo vệ người tham gia BH nhưng việc hình thành lại khác nhau. Quỹ dự trữ bắt buộc là từ trích 5% lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, do cơ quan BH quản lý. Còn Quỹ bảo vệ người được BH là trích 0,3% và do Bộ Tài chính quản lý.

Từ khi hình thành đến nay có hơn 1.000 tỷ đồng. Chúng tôi muốn duy trì Quỹ này để trong trường hợp doanh nghiệp phá sản gặp khó khăn do bất khả kháng thì Nhà nước chủ động can thiệp bằng Quỹ này, giống như Quỹ BH thất nghiệp vừa qua, nhằm bảo vệ quyền lợi cho người tham gia BH”, ông Phớc bày tỏ.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.