Giữ hồn Việt qua nhạc cụ dân tộc

Đàn đá là một trong những nhạc cụ dân tộc lâu đời nhất ở Việt Nam.
Đàn đá là một trong những nhạc cụ dân tộc lâu đời nhất ở Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những năm qua, nhiều chương trình âm nhạc đã được tổ chức nhằm quảng bá sự đa dạng, độc đáo của nhạc cụ truyền thống các dân tộc Việt Nam, động viên đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị âm nhạc, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Di sản văn hóa

Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Nghệ thuật chế tác và múa khèn của người H'Mông tỉnh Điện Biên” do UBND tỉnh Điện Biên vừa tổ chức tại huyện Tủa Chùa vào ngày 14/10/2022.

Khèn (tiếng H'Mông gọi là khềnh, kềnh, kỳ) là nhạc cụ độc đáo thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống và là vật linh thiêng trong các nghi lễ của người H'Mông. Chế tác và diễn xướng các bài khèn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản của người H'Mông trong đời sống hiện nay. Nghệ thuật khèn của người H'Mông tỉnh Điện Biên là di sản văn hóa phi vật thể được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia theo Quyết định số 65/QĐ-BVHTTDL ngày 12/1/2022.

Tại Lễ công bố, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên Vừ A Bằng cho biết, kết quả này không chỉ là niềm vui, tự hào của nhân dân các dân tộc trong tỉnh, mà sẽ là tiền đề, là động lực để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nói chung và huyện Tủa Chùa nói riêng thực hiện thành công hơn nữa công tác giữ gìn, phát huy di sản văn hóa các dân tộc, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Việt Nam là một quốc gia đa sắc tộc, mỗi một dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng, ngôn ngữ riêng, trong đó có nền âm nhạc mang sắc thái riêng, bao gồm kho tàng dân ca, nhạc cụ phong phú gắn liền với đời sống tinh thần, vật chất và tâm linh của đồng bào.

Nhạc cụ của người Thái Tây Bắc gồm bộ hơi: các loại pí – (sáo dọc), khèn bè; bộ dây: đàn tính, nhị và bộ gõ: trống, chiêng, chũm chọe, quả nhạc…; trong đó chủ đạo là bộ gõ và bộ hơi. Bộ gõ này có vai trò rất quan trọng trong đời sống nghệ thuật và tâm linh. Bộ gõ là vật linh thiêng của mỗi bản, không bao giờ được để mất, không để kẻ thù chiếm đoạt, không được đổi chác, mua bán.

Nhạc cụ của người Ê Đê có: cồng chiêng, trống, sáo, khèn, bro, gôc, kni, đàn, đinh năm, đinh ktuk, T’rưng, Ana Kongan được nhiều người yêu thích. Đặc biệt, văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Hiện nay, tại các vùng có cồng chiêng như ở Tây Nguyên, hàng năm có tổ chức lễ hội cồng chiêng rất lớn.

Nhạc cụ truyền thống của người H’Mông Tây Bắc bao gồm khèn, kèn, trống, chiêng, sáo, cây gậy tiền, đàn nhị, khèn môi, kèn lá. Các nhạc cụ được chế tác tại chỗ, từ bàn tay khéo léo, sự sáng tạo của chính những người sử dụng. Mỗi nhạc cụ có một công thức tạo tác và được sử dụng vào mục đích khác nhau. Điểm chung của các nhạc cụ truyền thống ở các bản H’Mông là sự kết hợp tổng hòa của các nhạc cụ trong các nghi lễ cổ truyền sẽ tạo ra những âm điệu độc đáo, riêng biệt trong văn hóa của đồng bào H’Mông nơi đây.

Nguy cơ mai một

Một trong những nhạc cụ dân tộc lâu đời nhất ở Việt Nam phải kể đến đàn đá. Đây là nhạc cụ thô sơ nhất được làm bằng những viên đá với kích thước to nhỏ và độ dày mỏng khác nhau. Khi chơi đàn đá, người chơi dùng gùi gõ vào những viên đá để tạo ra âm vực khác nhau. Những viên đá to, dày mang âm vực trầm lắng, những viên đá nhỏ, mỏng cho âm thanh vang và xa… Bên cạnh đó là các nhạc cụ từ tre, trúc, nứa… là cầu nối giữa con người với thiên nhiên, giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc anh em, giữa Việt Nam với các dân tộc khác trên thế giới.

Trước đây, ở các bản làng, hầu hết mọi người đều biết hát dân ca, chơi nhạc cụ truyền thống và trình diễn các bài múa, nhưng đến nay, số nghệ nhân này còn rất ít, phần lớn là những người đã cao tuổi, còn giới trẻ đã không mấy mặn mà với âm nhạc dân tộc. Thậm chí có nơi, người trẻ không biết tiếng của đồng bào dân tộc mình nên không biết hát giao duyên, không biết hát các làn điệu dân ca của đồng bào các dân tộc mình, dẫn đến nguy cơ mai một âm nhạc dân tộc.

Trong công cuộc bảo vệ, gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc Việt, nhạc cụ dân tộc là yếu tố được các nhà nghiên cứu văn hóa quan tâm hàng đầu. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc trở nên cấp bách và có ý nghĩa vô cùng to lớn, nhằm không ngừng nâng cao đời sống về mọi mặt của đồng bào các dân tộc.

Đọc thêm

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên

Những điều kỳ diệu trong 1 ngày ở Thái Nguyên
Trong 2 ngày 24, 25/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Đoàn Famtrip gồm các thành viên đại diện cho hơn 50 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch 3 miền Bắc - Trung - Nam, các cơ quan thông tấn báo chí... với mục đích phát triển du lịch địa phương.  Chuyến Famtrip đã khiến các thành viên trong đoàn được trải qua những cung bậc cảm xúc kỳ diệu.

Nữ HLV gặt hái nhiều thành công nhờ tình yêu cầu mây mãnh liệt

HLV Trần Thị Thu Hoài là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023
(PLVN) - Huấn luyện viên Bộ môn Cầu mây, Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục Thể thao Hà Nội Trần Thị Thu Hoài đạt Huy chương Vàng Vô địch thế giới năm 2013, 2016, 2022 cùng nhiều Huy chương tại các giải ASIAD, Vô địch châu Á… Gần đây nhất, Thu Hoài được vinh danh là 1 trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023.

'Con đường văn sĩ'- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng

“Con đường văn sĩ”- sự khao khát cống hiến của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (ảnh Bảo Châu)
(PLVN) - Trong suốt những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết khao khát cống hiến, Nguyễn Huy Tưởng chọn nhật kí là nơi vừa giãi bày vừa luyện viết. Những trang nhật kí được viết trong suốt những năm 1938 đến trước Cách mạng tháng Tám1945 là những trang tư liệu chân thực về con đường lập thân lập nghiệp của người thanh niên - công chức sở Thuế quan trở thành nhà văn, nhà hoạt động xã hội và nhà cách mạng trẻ tuổi Nguyễn Huy Tưởng.

Linh thiêng lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trở thành một phong tục đẹp, một dấu ấn văn hóa tâm linh trong đời sống của các thế hệ người dân đảo Lý Sơn.
(PLVN) - Hôm nay, 24/4 (nhằm ngày 16/3 Âm lịch), tại Nghĩa Tự An Hải, huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), Ban Khánh tiết Đình làng An Hải, huyện Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa. Đây là nghi lễ truyền thống bao đời nay của các tộc họ trên đảo Lý Sơn, nhằm kết nối lịch sử, hiện tại và tương lai.

'Đại tiệc' âm nhạc xuyên suốt dịp lễ 30/4-1/5 tại Đà Lạt

Cuộc thi nhảy Dalat Best Dance Crew 2024 hứa hẹn sôi động, hấp dẫn.
(PLVN) - Ngoài 2 chương trình lễ hội âm nhạc chính diễn ra từ 27 đến 30/4, tại các khu du lịch, phòng trà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) đều có các chương trình ca hát để phục vụ người dân, du khách trong dịp nghỉ lễ ngày Chiến thắng 30/4 và ngày Quốc tế lao động 1/5 năm nay.

Những 'địa chỉ đỏ' tại Nghệ An nên đến dịp 30/4-1/5

Khách tham quan tại Bảo tàng Nghệ An. Ảnh: Bùi Hoàng Ý
(PLVN) - Lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục, từ thứ Bảy, ngày 27/4 đến hết thứ Tư, ngày 1/5 - thời gian lý tưởng để mọi người đi tham quan cùng người thân và bạn bè. Sau đây là những điểm đến lịch sử đầy ý nghĩa tại Nghệ An mà du khách có thể lựa chọn đến trong kỳ nghỉ này.

Du lịch Việt cần 'chuyển mình' để đón khách 'chịu chi'

Du lịch Việt Nam cần đầu tư về chất lượng hơn số lượng. (Ảnh minh họa - Hồ Tùng Phương)
(PLVN) - Trong những năm gần đây, trên bản đồ du lịch thế giới, Việt Nam thường gắn liền với điểm đến có mức giá rẻ, thu hút được nhiều tệp khách khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế phát triển du lịch toàn cầu, ngành Du lịch Việt Nam cần phải “chuyển mình” để đón những lượt khách “chịu chi”, nâng tầm sản phẩm du lịch.