Giữ gìn bản sắc làng quê

Làng quê là nơi "chôn nhau, cắt rốn" của không biết bao thế hệ người Việt, là nơi bảo lưu không biết bao nhiêu giá trị truyền thống, góp phần làm nên diện mạo ngàn năm của nước Việt Nam. Dù đi bất cứ nơi đâu, là người Việt Nam ai cũng nhớ về quê hương với lũy tre làng, với "cây đa, bến nước, sân đình", với những kỷ niệm tuổi thơ, với cha mẹ, ông bà, với tình làng, nghĩa xóm.

Làng quê Việt Nam
Làng quê Việt Nam

Làng quê là nơi "chôn nhau, cắt rốn" của không biết bao thế hệ người Việt, là nơi bảo lưu không biết bao nhiêu giá trị truyền thống, góp phần làm nên diện mạo ngàn năm của nước Việt Nam. Dù đi bất cứ nơi đâu, là người Việt Nam ai cũng nhớ về quê hương với lũy tre làng, với "cây đa, bến nước, sân đình", với những kỷ niệm tuổi thơ, với cha mẹ, ông bà, với tình làng, nghĩa xóm. Bản sắc làng quê không có hình dạng cụ thể, mà âm thầm, lắng đọng trong mỗi con người, trong mỗi nếp nhà, mảnh vườn, hay trang nghiêm mà rộn ràng sức sống trong các nghi thức và hoạt động vui chơi của ngày đầu xuân. Tùy theo từng vùng miền, từng địa phương, mỗi làng quê Việt Nam lại có dấu ấn riêng, có nét đặc sắc riêng. Nhưng dù riêng đến đâu, làng vẫn là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa cổ  truyền, tìm về với văn hóa làng là tìm về với cội nguồn của tổ tiên, ông bà, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục và tạo dựng để có thế hệ chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Những năm gần đây, các chuyển biến trong đời sống xã hội chung đang tác động mạnh mẽ đến cách thức tổ chức, đến nền nếp, thói quen sinh hoạt của làng quê. Bên cạnh một số nơi đang có xu hướng đô thị hóa, ở nhiều làng quê, nhà cửa được xây dựng khang trang mọc lên san sát. Hệ thống "điện - đường - trường - trạm" không còn là ước mơ mà đã thành hiện thực. Nhiều vật dụng văn minh hiện đại có mặt trong từng ngôi nhà, cửa hàng cung cấp dịch vụ in-tơ-nét tốc độ cao cũng đã len lỏi vào nhiều ngõ ngách. Tuy nhiên, ở một số nơi, đình và chùa làng đang trở thành địa điểm cầu cúng tấp nập kẻ vào người ra, hội làng trở thành cơ hội cho cờ bạc, đỏ đen. Ở vùng ven đô, làng trở thành phố đã kéo theo nhiều thay đổi lớn về văn hóa, nhất là văn hóa ứng xử của người dân trong làng. Nhiều thiếu nữ mới ngày nào còn ngại ngùng, nay đã bạo dạn khoác lên mình các bộ trang phục theo mốt mới. Nhiều trai làng tóc nhuộm vài ba mầu vuốt keo dựng đứng, phóng xe máy vèo vèo giữa đường làng. Ở một vài nơi, hiệu làm đầu và quán ka-ra-ô-kê mở cửa đến nửa đêm. Để rồi một bộ phận thanh thiếu niên, thậm chí cả một số người đứng tuổi ở làng quê đang ngày càng xa rời cội nguồn văn hóa, và hình như với họ, "hồn làng" đã trở thành giá trị không nhiều thiêng liêng nữa?

Nền nếp của làng, nền nếp và gia phong của từng dòng họ, từng gia đình trong làng là kết quả của sự bồi đắp và trao truyền, phải trải qua rất nhiều thế hệ mới tạo dựng lên được. Xã hội phát triển cần có sự cân bằng trong đời sống vật chất và tinh thần giữa làng với phố, giữa thành thị với nông thôn. Đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làng Việt Nam cũng phải chuyển mình để có thể thích ứng với sự phát triển. Phát triển nhưng giữ được bản sắc thật sự là bài toán khó nhưng thiết nghĩ, phải cần tìm ra lời giải. Muốn vậy, cần xác định rõ một số tiêu chí để phát triển làng Việt Nam trong thời đại mới, không nên vì một số lợi ích trước mắt mà làm tổn hại những giá trị văn hóa lâu đời - gốc rễ của người Việt Nam chúng ta./.

Minh Anh

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.