Giọt lệ sen

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Không ai nhớ rõ ông Năm Nhẫn bắt đầu xuất hiện ở làng Đông từ lúc nào. Chỉ biết một ngày cuối đông, trời rét cắt da, có người thấy ông ngồi trầm ngâm ở quán nước đầu đình, tay cầm điếu cày sứt mẻ, mắt dõi về phía núi. Mắt ấy không phải của kẻ lạ đường, cũng không hẳn là mắt của người quê - mà là thứ ánh nhìn từng đi qua nhiều kiếp, từng chứng kiến nhiều điều, từng bị đuổi theo bởi những hình thù không ai thấy.

Ông không kể chuyện đời mình. Người làng bảo ông tên Năm Nhẫn là vì tính trầm lặng, ai hỏi gì cũng chỉ “ừ”, “à”, rồi thôi. Lũ trẻ con sợ ông, nhưng không hiểu vì sao. Chúng chỉ biết mỗi lần đi ngang qua căn chòi nhỏ của ông bên rìa rừng, chúng nghe như có tiếng đục đẽo vọng ra từ lòng đất.

Ông sống một mình, không thân thích. Căn chòi cũ kỹ, mái rơm vá chằng vá đụp. Ban ngày, ông đi loanh quanh làng, tay cầm gậy trúc, dáng gù gù như muốn né tránh ánh nhìn người đời. Ban đêm, từ rừng vọng ra ánh đèn dầu lập lòe, tiếng gõ, tiếng đục, tiếng rì rầm khó hiểu như tụng kinh. Có lần người dân thấy ông ngồi im bên suối, tay thọc vào nước lạnh, miệng lẩm nhẩm: “Mắt này không phải mắt Phật… môi kia là của người oán…”.

Dần dà, người ta quen với sự có mặt của ông. Quen như quen tiếng cú kêu lúc nửa đêm, quen gió hú qua khe cửa, quen một thứ tồn tại kỳ dị song song với đời sống bình thường.

Nửa năm sau, làng bắt đầu xôn xao. Có tin đồn ông Năm là nghệ nhân tạc tượng. Không phải loại tượng gỗ rẻ tiền bán ở chợ phiên, mà là tượng đá, tượng cổ, tượng “có thần”. Những người lạ mặt từ Hà Nội, Hải Phòng, thậm chí tận Sài Gòn tìm về làng Đông, mang theo các pho tượng cũ sứt mẻ, lặng lẽ trao cho ông. Không ai biết họ là ai, chỉ biết họ rời đi nhẹ tênh - như vừa trút được gánh nặng.

Một thời gian sau, có những pho tượng mới xuất hiện trong các biệt phủ giàu sang. Tượng Mẫu. Mẫu Thượng Thiên, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải. Pho nào cũng giống như vừa bước ra từ giấc mộng linh thiêng - áo lụa phấp phới, thần sắc cuốn hút, ánh mắt như xoáy vào tâm can. Có người khấn xong thấy nước mắt trào ra, có người về nhà mộng thấy Mẫu dắt tay đi qua rừng đào trắng.

Không ai truy nguyên tượng từ đâu đến. Nhưng trong giới chơi đồ cổ, một cái tên bắt đầu rộ lên như một mật ngữ: “Năm Nhẫn - tạc tượng có thần”.

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nam Chi)

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nam Chi)

Một ngày đầu hạ, có người mang đến cho ông một pho tượng đá phủ rêu xanh, nặng đến bốn người khiêng mới nổi. Đó là một tượng Phật cổ, dáng ngồi kiết già, khuôn mặt bị thời gian làm nứt nẻ. Người mang tượng đến không nói tên, chỉ để lại phong bì dày và câu thì thầm: - Tôi có tượng này… đổi lấy một pho Mẫu. Thiếu tôi trả thêm tiền, không thành vấn đề. Chỉ cần có hồn, có vía, nhìn vào là thấy được phù hộ.

Ông Năm đứng nhìn pho tượng thật lâu. Không gật, không lắc. Ông chỉ chạm tay lên trán tượng, khẽ vuốt một đường qua mắt, qua miệng, rồi nói nhỏ:

- Một tháng sau quay lại.

Trong một tháng ấy, ánh đèn dầu trong chòi ông không hề tắt. Ban đêm, ánh sáng hắt lên mái lá, rọi thành hình những chiếc bóng không rõ hình người. Tiếng đục gõ vang vọng khắp triền đồi. Có người bảo nghe như tiếng trẻ con khóc. Người khác lại nghe tiếng niệm kinh… ngược.

Một tháng sau, người kia quay lại. Ông Năm trao cho hắn một pho tượng Mẫu Liễu Hạnh. Tượng bằng đá, nước đục lạ thường, thân thể oai nghiêm mà không mất dịu dàng. Gương mặt như đang che giấu điều gì. Mắt không mở to, nhưng nhìn vào lại thấy mình nhỏ lại - trần trụi.

Người kia mang tượng về đặt giữa gian thờ tầng năm biệt phủ.

Ba ngày sau, vợ hắn nhảy lầu tự tử. Một tuần sau, hai đứa con phát cuồng. Đêm thứ mười, hắn cởi trần chạy giữa phố, gào thét: “Tha cho tôi! Tha cho tôi! Tôi đã dâng trả rồi!”.

Khi công an ập đến, không còn tượng Mẫu nào trong phòng. Chỉ còn một pho tượng Phật cổ, ngồi kiết già, nhưng… méo mó. Mắt là mắt người, miệng là từ tượng Thánh, tai dài như của Phật Di Lặc, mà tay lại cầm quạt của Chầu Đệ Tứ.

Họ tá hỏa nhận ra: chính pho tượng Phật mà hắn từng mang cho ông Năm đổi đã quay trở lại, nhưng nay đã bị “xẻ thịt”, ghép nối từ những mảnh tượng cổ khác. Như thể có ai đó đã cắt rời từng phần linh thiêng, vá vào nhau một thứ mới - trộn lẫn thần Phật, Mẫu, Thánh, Tà.

Công an tìm đến căn chòi của ông Năm. Bên trong, họ phát hiện hàng chục bộ phận tượng rời: đầu, tay, chân, mắt, miệng - đủ mọi kích cỡ, niên đại, văn hóa. Một phần trong đó khớp với những tượng bị mất cắp từ chùa Quan Âm, đền Linh Sơn, phủ Thiên Đức,…

Khi bị tra hỏi, ông Năm chỉ nói: - Người ta không còn cần Phật nữa… Phật từ bi quá, không đáp ứng được lòng tham. Họ cần Mẫu - mạnh mẽ, oai linh, linh ứng tức thời. Nhưng lòng tin họ rỗng. Họ chỉ muốn cầu mà không muốn giữ đạo. Tôi chỉ… làm điều họ muốn.

Rồi ông lẩm bẩm như tự nói với mình:

- Tượng chỉ là xác. Người thờ mới là hồn. Tôi có đổi đầu tượng, tay tượng… cũng chỉ là như con người đổi mặt. Có khác gì đâu?

Không ai đáp lại.

Ông bị tuyên án tù vì tội trộm cắp và buôn bán cổ vật bất hợp pháp. Không kháng án. Không chối tội. Sau khi ra tù, người làng bảo ông về lại căn chòi cũ, nhưng rồi chẳng ai thấy ông nữa. Chỉ thỉnh thoảng, ở một làng nào đó, người ta lại kháo nhau về một pho tượng Mẫu kỳ lạ - mới mà cũ, ánh mắt như đã nhìn thấu cả kiếp người… Căn chòi bên rừng im lìm, cửa khóa bằng sợi dây thừng mốc meo. Trẻ con trèo vào, la hét bỏ chạy. Chúng nói bên trong là những pho tượng dở dang: đầu Phật, thân Mẫu, có cái lại nửa Shiva nửa Quan Âm, miệng hé như muốn nói, mắt lồi như sắp khóc.

Người làng đồn nhau: ông Năm bị Mẫu bắt đi rồi. Có kẻ lại bảo: ông chỉ là kẻ thợ, người thật sự thao túng là một đường dây ngầm, chuyên “tân tạo cổ tượng”, mỗi tháng xuất đi hàng chục tượng “Mẫu lai Phật”. Người thờ thì xin tài, kẻ bán thì cầu lộc, chỉ linh hồn là bị đánh đổi.

Mãi đến ba năm sau, vào tháng Giêng, làng Đông mở hội đền Mẫu. Lúc đoàn rước kiệu trống rong cờ mở, một chiếc xe khách cũ kỹ bất ngờ dừng trước cổng đình. Từ xe bước xuống một người lưng gù, đầu đội mũ nan, hai tay ôm chặt một vật bọc vải đỏ.

Người ấy bước đi chậm rãi giữa dòng người, không ai nhận ra là ai. Nhưng khi ông đi qua, gió ngừng thổi, chó ngừng sủa, tiếng trống cũng lạc nhịp. Ông đặt pho tượng giữa sân đình, từ tốn mở lớp vải đỏ.

Dưới ánh mặt trời là một pho tượng đá ngồi kiết già. Mắt nhắm hờ, môi cười độ lượng. Lạ thay, khuôn mặt không phải của Phật, cũng chẳng là Mẫu. Mà là sự hòa quyện của cả hai. Sự tĩnh lặng của Phật và oai nghiêm của Mẫu cùng tụ hội nơi gương mặt đó.

Một cụ cao niên run run tiến lên, nước mắt lưng tròng:

- Đây… là tượng Phật cổ của chùa Đông ta… đã bị mất trộm mười năm trước!

Người đàn ông lưng gù cúi đầu, giọng khản đặc như khói:

- Tôi mang tượng về trả. Bao năm qua, tôi cứ tưởng mình tạo tác. Hóa ra tôi chỉ đang bóc tách thần linh… từng lớp… từng lớp… cho đến khi chỉ còn lại oán khí. Tượng nào cũng giữ lại phần bóng tối tôi không nhìn thấy. Đến khi chạm vào tượng Phật thật, tôi mới hiểu… chính tay mình đã cắt lìa linh hồn khỏi xác.

Một người hỏi:

- Vậy đây là tượng Phật… hay tượng Mẫu?

Ông Năm ngước lên, ánh mắt như đã qua nhiều kiếp:

- Là tượng Bi. Là nơi Phật và Mẫu cùng ngự. Là lời tha thứ cuối cùng.

Nói rồi, ông lẫn vào dòng người, không ai thấy ông nữa.

Vài tháng sau, pho tượng ấy được rước vào đền Mẫu làng Đông. Người đến khấn đều cảm thấy tâm mình nhẹ hẳn, như vừa bỏ được một gánh nặng cũ kỹ mà không biết mình mang theo từ bao giờ.

Có người đinh ninh nhìn thấy Mẫu và Phật ngồi bên nhau, chải tóc, cười hiền. Rồi cả hai cùng nhỏ một giọt lệ xuống đất. Nơi giọt lệ rơi, mọc lên một đóa sen - nở muộn nhưng thơm lạ thường.

Tin cùng chuyên mục

Mầm xanh của ký ức

Mầm xanh của ký ức

(PLVN) - Xuồng vừa chạm bến thì tiếng đạn bất ngờ nổ rền như sấm xé tan màn đêm. Địch phục kích! Lửa lóe sáng giữa bóng tối, tiếng súng rát tai dội vang cả khúc sông. Nhóm người vội tản ra, người lao lên bờ, người len qua cầu khỉ, người lặn mình vào lùm cây tối sẫm.

Đọc thêm

Mùa rưng rức đỏ

Mùa rưng rức đỏ
(PLVN) - Khi ông về đến thành phố đã là giữa đêm. Gió tháng ba hấp lên da thịt ông cái nóng còn sót lại của ngày. Người ta cứ nói thành phố này chỉ hai mùa mưa nắng. Nhưng, ông tin đâu đó, lẫn trong gió, trong mây, trong cỏ cây và cả lòng phố này, vẫn còn có một mùa nào đó thúc giục con người ta tìm đến nơi đây.

Cha, con và nghề báo

Cha, con và nghề báo
(PLVN) - Cuộc đời mỗi người sẽ có những bài học không đến từ sách vở, cũng chẳng được giảng, dạy trong trường lớp, mà dạy, có khi là noi gương qua những câu chuyện, cử chỉ, hành động và tình yêu bao la của một người cha dành cho con mình.

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...

'Đất nước tôi, thon thả giọt đàn bầu'...
(PLVN) - Đất cho tôi được đứng và ngắm nhìn bầu trời, nước cho tôi thỏa cơn khát trong những ngày khô hạn… Và, đất nước cũng có thể là nơi tâm hồn hòa quyện với cội nguồn, văn hóa và khát vọng tự do như ai đó từng nói.

Truyền thần

Tranh minh họa. (Nguồn: Họa sĩ Nguyễn Thành Long)
(PLVN) - Nhà cụ Trần Đức trên phố Hàng Bút bao đời nay vẫn mưu sinh bằng nghề vẽ tranh truyền thần.

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng

'Những năm tháng không thể nào quên' trong thơ Lê Thị Ái Tùng
(PLVN) - 30/4/2025 là ngày kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân dịp trọng đại này, nhà thơ Lê Thị Ái Tùng đã sáng tác chùm thơ hào hùng, xúc động, sâu lắng. Qua chùm thơ, chúng ta càng thấy biết ơn đối với những người đã ngã xuống cho Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

“Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên”

Người Việt Nam đều rất yêu hòa bình và luôn sẵn sàng hy sinh để bảo vệ nền hòa bình ấy. (Nguồn: QĐND)
(PLVN) - Câu nói này không phải đến bây giờ, khi đất nước kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất, tôi mới được nghe. Tôi đã lớn lên cùng câu dặn dò khắc cốt ghi tâm này: “Hòa bình không bao giờ là điều hiển nhiên, con nhé!”.

Chuyện đã qua

Chuyện đã qua
(PLVN) - Cuộc sống của xóm Gò thật sự bắt đầu vào lúc trời xẩm tối. Cơm nước xong xuôi, họ dắt díu nhau đến vuông sân nhà chị Nữ, như điểm hẹn thường ngày, rôm rả chuyện trò. Xóm Gò là lãnh địa xa khu dân cư với những cuộc đời như ngã rẽ dòng sông.

Sông lụa

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu ven con sông quê êm đềm. Say trăng nên sông lênh loáng. Sông đa tình. Sông thả tóc phơi trăng. Mềm mại. Lả lơi.

Nhắm mắt chờ mùa hè

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Gần đây, thời tiết miền Bắc rất thất thường, hôm nóng, hôm lạnh như một cô gái mới lớn đỏng đảnh hay hờn dỗi. Có những hôm sáng đến, tôi còn phong phanh chiếc áo cộc, nhấm nháp cốc trà vải mát lạnh, vậy mà chiều tối đã co rúm trong đống áo khoác lùng bùng, ôm chặt ly ca cao nóng bốc khói.

Rể quý

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Chíu chíu. Giật. Bũm. Trượt rồi...! Tôi gào bỏng họng. Không được cá, thế mà vẫn vui. Ha ha. Từ sớm những gã mê câu đã í ới hẹn nhau. Khu đồng đất thênh thang. Quán cà phê mọc lên đủ ôm chứa những gã đàn ông nhàn rỗi, thích lối sống thảnh thơi.

Nhà dì ba

Nhà dì ba
(PLVN) - Chung mồ côi ba mẹ từ khi còn nhỏ sau một chuyến họ bươn chải nơi biển khơi. Từ bấy nó sống chung với dì ba, là chị của mẹ cùng với các anh chị em con của dì lúc mới lên mười. Dì thương nó như cách nó còn nhớ trong tiềm thức về tình thương của mẹ, dì cũng chưa bao giờ làm nó cảm nhận ranh giới trong tình cảm qua cách dì đối xử với nó và với các con của dì.

Nghệ thuật tái chế - Hơi thở mới từ những điều cũ

Triển lãm “Chạm một nét hoa” lan tỏa ý nghĩa sử dụng vật liệu tái chế trong hội họa. (Ảnh: VOV1)
(PLVN) - Khi lối sống xanh lên ngôi cũng là lúc nghệ thuật tái chế ngày càng hiện diện rõ nét trong đời sống văn hóa. Từ những tác phẩm đơn lẻ, nghệ thuật tái chế đã dần trở thành một xu hướng có sức lan tỏa mạnh mẽ, không chỉ tôn vinh vẻ đẹp sáng tạo mà còn “thổi hồn” vào những vật liệu cũ bị lãng quên, mang đến cho chúng một hơi thở mới đầy ý nghĩa.

Điều kỳ diệu

Ảnh minh họa. (Nguồn: internet)
(PLVN) - Cô gái tóc dài với mùi nước hoa ấn tượng, chọn chỗ ngồi gần cửa sổ, bên trái là chiếc đồng hồ Odo 36.10. Tôi thường đặt bình hoa nhỏ cách điệu, cắm một bông hồng nhung duyên dáng ở đó. Lúc tôi mang cà phê đến, cô gái nở một nụ cười và khen cà phê ngon. Ánh mắt cô đằm thắm hơn khi tôi khen cô thật đẹp. Cô ngắm thế giới của tôi kỹ hơn.

Cho những mùa xuân ở lại

Ảnh minh họa. (Nguồn: H.Ái)
(PLVN) - Ngày nhỏ, tôi tin những nụ, những chồi xanh kia chính là những đứa trẻ ngủ quên, một sáng giật mình thức giấc vì phải đi học giống hệt như mình. Nhưng, thay vì đến trường, lớp học của những non tơ ấy diễn ra ngay trong mảnh vườn, trong khu đồi vắng và bão gió, nắng mưa chính là những bài học đầu đời…

Tôn vinh 80 năm Truyền thống Công an Nhân dân qua Trại sáng tác Văn học nghệ thuật 2025

Quang cảnh lễ khai mạc.
(PLVN) -  Ngày 27/3, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh tổ chức khai mạc Trại sáng tác Văn học nghệ thuật chủ đề “80 năm Truyền thống Công an Nhân dân và quê hương Quảng Trị anh hùng” năm 2025, hướng tới chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày truyền thống lực lượng Công an Nhân dân (CAND) 19/8 (1945-2025).

Ánh mắt vùng sơn cước

Ánh mắt vùng sơn cước
(PLVN) - Hoa mơ, hoa mận nở rộ mà trời vẫn có gì đó mênh mang. Bản Thia, bản Ngài như trở nên vắng hơn, lọt thỏm giữa núi rừng. Những bước chân của học trò cũng trở nên chậm chạp. Tôi liên tục nhận được cuộc gọi của bác sĩ Thìn và các đồng nghiệp khác hỏi về cô Diệu.

Sự khác biệt không xóa nhòa

Ảnh minh họa. (Nguồn: FB)
(PLVN) - Cái cách cô nhắm nghiền đôi mắt lại để lắng nghe những lời áp đặt của gã khiến mọi người xung quanh những tưởng cô phải là người làm nên những lỗi lầm gì quá đáng lắm mới khiến người đàn ông đối diện giận dữ đến mức vậy.

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

Khi khí chất đẹp đẽ nhất của hoa được cảm nhận

(PLVN) - Nhất Hoa Nhất Khí, nơi nghệ thuật cắm hoa không chỉ là sự sắp đặt những cành hoa mà còn là câu chuyện về sự sống, về triết lý nhân sinh, sự hài hòa của thiên nhiên, con người. Khi có sự thấu cảm, tác phẩm sẽ khiến người xem thấy được khí chất đẹp đẽ nhất của hoa.