Giông bão bủa vây công ty công nghệ Trung Quốc

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLVN) - Trong năm 2019, tin xấu liên tiếp đến với công ty công nghệ Trung Quốc, tiêu biểu là Huawei, khi bị hạn chế làm ăn với doanh nghiệp Mỹ.

“Gót chân Achilles”

Với nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, 2019 là một năm khó khăn. Sau khi giám đốc tài chính Mạnh Vãn Chu bị bắt vào cuối 2018, Huawei hồi tháng 5/2019 bị Mỹ đưa vào danh sách đen, bị cấm làm ăn với các công ty Mỹ.

Vài tháng sau, một số công ty trí tuệ nhân tạo (AI) lớn nhất Trung Quốc như SenseTime, Megvii và Hikvision cũng bị thêm vào danh sách đen. Washington lo ngại công nghệ giám sát của họ được chính quyền sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm nhân quyền.

TikTok, ứng dụng video nổi tiếng của công ty Trung Quốc ByteDance, gần đây bị Mỹ xem xét về các vấn đề an ninh, quyền riêng tư và kiểm duyệt.

Tất cả diễn biến này xảy ra trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Washington ngày càng nghi ngại về tham vọng dẫn đầu thế giới trong công nghệ chiến lược như AI và 5G của Trung Quốc.

“Người Mỹ lo lắng Trung Quốc đang theo dõi họ. Nhiều người ở Washington DC tin rằng Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của phương Tây”, một chuyên gia nhận định.

Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng Mỹ đang cố gắng kìm chân sự trỗi dậy kinh tế của họ. Việc này thúc đẩy Trung Quốc cố gắng tự phát triển các công nghệ cốt lõi như chất bán dẫn và phần mềm.

“Gót chân Achilles” của các công ty Trung Quốc đã bị phơi bày: Phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Khi mất quyền truy cập vào hệ điều hành Android của Google, doanh số điện thoại di động của Huawei nguy cơ tụt dốc. Liệu có ai muốn một chiếc điện thoại Android không dùng ứng dụng Google? Kho dự trữ chip và các linh kiện khác sẽ chỉ giúp các công ty Trung Quốc duy trì trong ngắn hạn.

Trong lĩnh vực AI, các công ty nhỏ và vừa Trung Quốc hầu như sử dụng phần mềm từ các nền tảng nguồn mở có nguồn gốc từ Mỹ như Tensorflow của Google và Pytorch của Facebook.

Sau nhiều năm phụ thuộc vào phần mềm nước ngoài như hệ điều hành Windows của Microsoft và nhập chip từ Mỹ cùng Đài Loan, Bắc Kinh giờ đây muốn tự cung tự cấp. Họ đã bắt đầu nỗ lực bằng cách lập quỹ 29 tỷ USD do nhà nước hậu thuẫn với mục đích tạo ra chuỗi cung ứng chất bán dẫn của riêng mình, cũng như có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu, khoa học và công nghệ.

Nguy cơ, hay cơ hội?

“Mỹ đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh cạnh tranh với Trung Quốc và họ làm đúng như vậy”, một chuyên gia nghiên cứu tại Trung tâm Toàn cầu hóa Trung Quốc, nói. Tuy nhiên, chính sách này có thể phản tác dụng vì nó khiến Trung Quốc tăng tốc nỗ lực giảm phụ thuộc vào Mỹ, khiến doanh nghiệp Mỹ mất đi khách hàng.

Đầu tháng 12/2019, Financial Times đưa tin Bắc Kinh ra lệnh cho các văn phòng chính phủ và cơ quan công quyền sử dụng phần cứng và phần mềm nước ngoài trong vòng ba năm phải chuyển sang các nhà cung cấp trong nước. Các nhà phân tích ước tính 20 - 30 triệu phần cứng sẽ bị loại bỏ và thay thế.

Trong khi đó, tập đoàn thương mại điện tử và công nghệ Alibaba Group Holding đã bắt đầu thiết kế chip AI có thể được tối ưu hóa để chạy các tác vụ liên quan đến AI. Lợi thế của họ là sở hữu kho dữ liệu khổng lồ được thu thập từ hàng triệu người dùng có thể được sử dụng để đào tạo các hệ thống AI.

T-Head, công ty con của Alibaba, hồi tháng 9/2019 công bố chip AI đầu tiên được xây dựng từ nguồn mở, thay vì bản quyền từ công ty như ARM tại Anh. Công ty con HiSilicon của Huawei vào tháng 8 hé lộ Ascend 910, được gọi là “bộ vi xử lý AI mạnh nhất thế giới”, phục vụ việc đào tạo mô hình AI.

Các công ty như Huawei phụ thuộc nhiều vào linh kiện phần cứng như chip. Việc tự thiết kế và có nguồn cung chip độc quyền sẽ giúp họ đứng vững nếu nguồn cung từ Mỹ có biến động. Wall Street Journal hồi đầu tháng này đưa tin điện thoại Mate 30 mới nhất của Huawei không chứa linh kiện có nguồn gốc từ Mỹ, mặc dù một số công ty Mỹ vẫn được cho phép tiếp tục kinh doanh với Huawei.

Xu hướng này không thể tránh được trong năm 2020, khi có nhiều công ty Trung Quốc hiện nằm trong danh sách đen thương mại. Tuy nhiên, đây là điều tích cực đối với ngành công nghiệp phần mềm Trung Quốc. Các sản phẩm từ phương Tây có thể bị thay thế bằng hàng nội.

Một số công ty phần cứng Mỹ như Intel và Dell đã mất đi đơn hàng từ Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại. Đối với nhiều công ty, Trung Quốc là thị trường rộng lớn, quan trọng mà họ không thể để mất. Dell hồi tháng 11/2019 cho biết hoạt động kinh doanh máy chủ tại Trung Quốc đã giảm và Intel đầu năm 2020 sửa đổi hướng dẫn lợi nhuận (dự báo được lãnh đạo công ty công bố về lãi lỗ trong tương lai gần) trong bối cảnh nhu cầu từ Trung Quốc đang giảm.

Tuy nhiên, trong ngắn hạn, Trung Quốc có khả năng gặp khó khăn khi cố gắng thay thế sản phẩm Mỹ và phải đảm bảo chất lượng tương đương. Họ cũng phải thực hiện các hứa hẹn trong thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Mỹ.

Washington cáo buộc Bắc Kinh ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ để được cấp phép hoạt động tại Trung Quốc. Trong thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung giai đoạn một, Trung Quốc không chỉ đồng ý tăng mua hàng hóa Mỹ mà còn cam kết bảo vệ tài sản trí tuệ tốt hơn và không ép công ty Mỹ chuyển giao công nghệ tại thị trường Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Robot hình người Trung Quốc mới nâng được 16kg mỗi tay. (Ảnh: Shanghai Kepler Robotics)

Robot hình người của Trung Quốc nâng được 16kg mỗi tay

(PLVN) - Shanghai Kepler Robotics của Trung Quốc đang gây chú ý với dòng robot hình người Forerunner tiên tiến. Mẫu robot mới nhất, Forerunner K2, với khả năng nâng vật nặng đáng kinh ngạc và trí tuệ nhân tạo vượt trội, hứa hẹn sẽ sớm có mặt tại các nhà máy, kho bãi và nhiều lĩnh vực khác.

Đọc thêm

VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024

Với chủ đề “Bứt phá Kiên cường”, Lễ trao giải VinFuture 2024 là một trong những sự kiện tâm điểm được đón chờ nhất của giới Khoa học Công nghệ toàn cầu.
(PLVN) - Ngày 18/11/2024 - Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học Công nghệ và Lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4 - 7/12/2024 tại Hà Nội, Việt Nam. Đây là chuỗi sự kiện tầm vóc quốc tế, hội tụ nhiều tên tuổi kiệt xuất thế giới trong các lĩnh vực trọng yếu như khoa học vật liệu, trí tuệ nhân tạo, ô nhiễm không khí và nghiên cứu môi trường… Đặc biệt, tâm điểm của chuỗi sự kiện là Lễ vinh danh các nhà khoa học có thành tựu xuất sắc, đang góp phần phụng sự cho cuộc sống của hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người trên trái đất.

Robot 'dụ dỗ bắt cóc' 12 robot khác khỏi phòng trưng bày

12 robot bị "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot khác (Ảnh cắt từ video)
(PLVN) - Đoạn video ghi lại cảnh 12 robot cỡ lớn bị "dụ dỗ" và "bắt cóc" khỏi phòng trưng bày bởi một robot nhỏ hơn đã gây xôn xao mạng xã hội Trung Quốc. Sự việc tưởng chừng như dàn dựng này hóa ra lại là một thử nghiệm AI gây kinh ngạc.

FPT Techday 2024 thu hút gần 10.000 người tham dự

FPT Techday 2024
(PLVN) - FPT Techday 2024 - Diễn đàn công nghệ quốc tế thường niên lớn nhất Việt Nam do Tập đoàn FPT tổ chức đã diễn ra trong hai ngày 13 và 14/11, tại Trung tâm triển lãm và sự kiện Thiskyhall, TP Thủ Đức, TP HCM.

VNPT giới thiệu hệ sinh thái số toàn diện tại Diễn đàn quốc gia Phát triển Kinh tế số & Xã hội số lần thứ II

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tham khu trình diễn các giải pháp số của VNPT tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II. (Ảnh: Chi Tưởng)
(PLVN) - Những “lát cắt” của các thành tựu bước đầu trên hành trình làm chủ công nghệ số và cung cấp hệ sinh thái số trong mọi lĩnh vực đời sống KTXH đã được Tập đoàn VNPT giới thiệu tại Diễn đàn Quốc gia Phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương tổ chức.

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024
(PLVN) - Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture”, hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.

Viettel triển khai thương mại mạng 5G Open RAN

Toàn cảnh sự kiện 5G ORAN Vietnam Connect 2024
(PLVN) - Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ Ngay từ đầu năm 2025, Viettel sẽ triển khai hơn 300 trạm 5G Open RAN tại một số tỉnh thành, tiến tới mở rộng quy mô lớn tại Việt Nam và thị trường quốc tế...

Câu chuyện người Việt học tiếng Anh cùng AI

Các khách mời trải nghiệm nền tảng học tiếng Anh FSEL. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Với thông điệp An English Center in Your Pocket (Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi bạn), FSEL - nền tảng học ngoại ngữ tương tác cùng AI (trí tuệ nhân tạo) là bước đột phá, hứa hẹn tạo ra nhiều thay đổi trong hiệu quả học tiếng Anh nói riêng và ngoại ngữ nói chung của hàng triệu học sinh, sinh viên Việt Nam.

Thấy gì qua các vụ kiện bản quyền liên quan đến AI trên thế giới?

 Với tác phẩm “Zarya of the Dawn” của Kristina Kashtanova, Mỹ chỉ bảo hộ tác quyền phần nội dung do con người tạo ra. (Ảnh: The Verge)
(PLVN) - Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của trí tuệ nhân tạo (AI), các vấn đề bản quyền đang trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Các vụ kiện liên quan đến bản quyền AI đã làm nổi bật những thách thức pháp lý mới, đòi hỏi nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, phải xem xét điều chỉnh khung pháp lý về sở hữu trí tuệ.

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Diễn đàn 2024 sẽ diễn ra từ ngày 13-14/11 tại Bình Dương.
(PLVN) - Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và UBND tỉnh Bình Dương tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II với chủ đề: “Sáng tạo ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực để phát triển kinh tế số và nâng cao năng suất lao động”.

Phát triển và sử dụng AI: Đặt con người, đạo đức và trách nhiệm lên hàng đầu

TS Trần Thị Tuấn Anh - Phó hiệu trưởng Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước
(PLVN) - Nhằm đóng góp cho quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, sáng 06/11, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước - Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức Tọa đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy”.

Đẩy mạnh hợp tác giữa Estonia và Việt Nam trong chuyển đổi số

Đoàn doanh nghiệp Estonia làm việc tại Bộ Thông tin truyền thông
(PLVN) - Chiều ngày 5/11 tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo thông tin về đoàn đại biểu cấp cao từ Estonia sang thăm và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong chuyển đổi số với Việt Nam. Sự kiện được tổ chức bởi Trade Estonia thuộc Enterprise Estonia, phối hợp với Đại sứ quán Estonia.