Giới trẻ đón Tết “thời COVID-19” ra sao?

Năm mới đã cận kề, song do bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, phần đông các bạn trẻ lựa chọn cách đón "Tết an toàn - tiết kiệm - chúc Tết online, nghỉ nghơi là chính".
Năm mới đã cận kề, song do bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, phần đông các bạn trẻ lựa chọn cách đón "Tết an toàn - tiết kiệm - chúc Tết online, nghỉ nghơi là chính".
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - “Ăn ít, chơi ít, chúc Tết online, nghỉ nghơi là chính” – là phương châm của giới trẻ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, sau một năm gặp nhiều khó khăn vì dịch COVID-19.

Tết đến xuân về là dịp để mọi người nghỉ ngơi, chiêu đãi bản thân những món đồ mới đã yêu thích từ lâu sau một năm nỗ lực miệt mài. Bên cạnh đó, việc tặng quà Tết cho cha mẹ, người thương, bạn bè hay đồng nghiệp... cũng được xem là hành động nhiều ý nghĩa dịp năm mới, bày tỏ tình cảm chân thành và sự quan tâm đến những người thân yêu xung quanh. Tuy nhiên, trong thời dịch, xu hướng tiêu dùng và đón Tết của giới trẻ hiện nay đã thay đổi ra sao?

Là một người trẻ thích mua sắm nhưng K.N.Q (29 tuổi, Đống Đa, TP.Hà Nội) lại tỏ ra không mặn mà với việc mua sắm quần áo mới cho Tết. “Năm nay, công việc của công ty khó khăn, thu nhập bị giảm, hiện chưa biết thưởng Tết bao nhiêu nên tôi khá đắn đo cho việc mua sắm Tết. Nếu mọi năm, thời điểm này tôi đã mua được kha khá đồ cho gia đình và sắm quần áo, mỹ phẩm cho các nhân, nhưng năm nay tôi quyết định sẽ cắt giảm bớt và sẽ chỉ mua những thứ thật sự cần thiết” – Q cho hay.

Tương tự, bạn Thu Hương ( 27 tuổi, Liên Bảo,Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) cho biết: “Thời điểm hiện tại, có rất nhiều cửa hàng giảm giá sâu dịp cuối năm nhưng năm nay tôi sẽ thắt chặt chi tiêu, không mua sắm gì mới cho mình”.

Hương mới lập gia đình, hiện đang ở nhà chăm con nhỏ, mọi khoản chi tiêu trong nhà đều dựa vào chồng nên Hương quyết định sẽ không mua sắm bất kỳ thứ gì.

“Dịch bệnh, cả nhà chông vào lương chồng, hơn nữa lại có con nhỏ nên việc mua sắm với tôi cần phải cân đo đong đếm từng thứ một. Tết tới, còn nội ngoại hai bên, nên tôi đặt ưu tiên cho việc mua sắm lễ Tết cho gia đình hơn. Các món quà lễ Tết cũng sẽ tối giản, tôi thường mua tại siêu thị và lựa chọn hàng Việt” – Hương nói.

Khác với K.N.Q và Thu Hương, Vân là giáo viên dạy cấp 1 (30 tuổi, Hòa Loan, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) cho biết, Vân đã lên danh sách mua sắm Tết nhưng do cả gia đình vừa mới đi cách ly về do không may mắc COVID-19 nên hầu như mọi món đồ Vân đều lựa chọn mua sắm online.

Chia sẻ thêm về việc mua sắm Tết, Vân cho biết, cô lựa chọn các cửa hàng uy tín, các mặt hàng có nguồn gốc rõ ràng và chủ yếu là các mặt hàng nội địa, các món đồ lễ Tết chủ yếu là các món đặc sản trong nước như: điều rang muối Bình Phước, hạt macca Đắc Lắc, khô trâu gác bếp Tây Bắc, lạp xưởng,…

“Vì không có thời gian nên tôi mua sắm chủ yếu qua mạng, nhưng mua gì tôi cũng tìm hiểu kỹ, xem cửa hàng đó có uy tín không, sản phẩm nguồn gốc như thế nào,hạn sử dụng ra sao?,... Quan điểm của tôi là bản thân và gia đình đón Tết không cần quá cầu kỳ nhưng cũng cần những gì ngon và tốt nhất để mọi ngườibổ sung dinh dưỡngsau chuỗi ngày vật lộn với Covid-19.” – Vân chia sẻ.

Còn chị Phương Nhàn (36 tuổi, là người làm nghề tự do, Việt Trì, Phú Thọ) cho rằng, trải qua một năm vất vả vì dịch, cuối năm có rất nhiều các nhãn hàng giảm giá sâu nên chị đã tranh thủ sắm đồ cho cả gia đình. Theo chị Nhàn, thời điểm này mua đồ vừa được đồ tốt giá lại hời. Tuy nhiên, chị cũng lên danh sách và tính toán chi phí kỹ lưỡng cho từng món đồ cần mua để tránh lạc vào “ma trận” giảm giá trong mùa Tết.

“Hiện nay, các sàn thương mại điện tử phát triển mạnh, nhưng tôi vẫn thích trực tiếp mua tại cửa hàng hơn vì có thể xem hàng trực tiếp và thử trực tiếp. Tôi mua sắm từ đầu tháng 12 theo các đợt giảm giá chứ không để tới sát Tết mới mua một lần nên chọn được rất nhiều món đồ ưng ý cho cả gia đình” – chị Nhàn nói.

Cách đây ít ngày, chị Nhàn cũng tranh thủ đi làm đẹp để mong có một diện mạo mới chuẩn bị cho một năm đầy hứng khởi và tốt đẹp hơn.

Chia sẻ về xu hướng đón Tết Nguyên đán năm nay, hầu hết các bạn trẻ đều cho biết, sẽ sum vầy bên gia đình với phương châm “Ăn ít, chơi ít, chúc Tết online, nghỉ nghơi là chính”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có may mắn được về nhà ăn Tết đoàn viên. Năm mới đã cận kề, song do bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều địa phương trên cả nước khuyến nghị người dân hạn chế về quê, đặt mục tiêu “ăn Tết an toàn” lên trên hết. Có không ít các bạn trẻ xa nhà chỉ có thể chúc Tết cha mẹ qua màn hình của smartphone.

Nguyễn Đức Ngọ (32 tuổi, quê Vĩnh Phúc hiện đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM) cho biết, năm nay do tình hình dịch bệnh nên anh lựa chọn ở lại TP.HCM đón Tết. “Thời đại khác nhau, tình cảm cũng được bày tỏ theo một cách khác. Với cái nhìn lạc quan trong thời đại công nghệ, dù xa quê tôi vẫn có thể cảm nhận được hơi ấm tình nhà và gửi gắm được yêu thương về với quê nhà và bố mẹ. Chờ dịch qua đi, tôi có thể trở về thăm gia đình, không chỉ có mỗi dịp Tết”, anh Ngọ nói.

Tin cùng chuyên mục

Nông dân thôn An Hòa tất bật chăm sóc cây mai trắng. (Ảnh trong bài: PV)

Chuyện ở nơi trồng 'nhất chi mai' lớn nhất Hà thành

(PLVN) - Những năm gần đây, trên miền đất đồi gò thuộc xã Tản Lĩnh (huyện Ba Vì, Hà Nội), cây mai trắng hay còn được gọi với cái tên “nhất chi mai” đã bén rễ, nảy mầm, tô thắm vùng đất dưới chân núi Tản. Điều thú vị ít ai biết, chính thứ được liệt trong tứ quý gồm “tùng, cúc, trúc, mai” lại thích nghi tuyệt vời và là cây xóa nghèo trên vùng đất này.

Đọc thêm

Đưa thị trường vàng vào khuôn khổ

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 160/TB-VPCP nêu kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

Tính hai mặt của quảng cáo: Tác động đến người tiêu dùng

Nhiều quảng cáo trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn dụ thanh, thiếu niên thay đổi thói quen, suy nghĩ, lối sống, cách ăn mặc, cách hành xử theo hướng tiêu cực. (Nguồn: Viettel EduPortal).
(PLVN) - Có thể nói, quảng cáo trực tuyến ra đời đã đem lại cho người dùng một “chân trời mới” với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, mặt trái của quảng cáo trực tuyến cũng là những hệ quả không hay, đem lại tác hại cho người dùng các lứa tuổi.

Giá vàng “lao dốc” sau “lệnh” của Thủ tướng

Ảnh minh họa.
(PLVN) -  Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tuyên bố tăng cung vàng miếng của Ngân hàng Nhà nước, giá vàng nhẫn đã lao dốc gần 2 triệu đồng/lượng còn vàng miếng SJC cũng “bốc hơi” trên 2 triệu đồng/lượng.

Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam

Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ (Ảnh minh họa).
(PLVN) -  Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, Thái Lan đứng đầu trong khối ASEAN về tiêu thụ cá tra Việt Nam. Nửa đầu tháng 3/2024, Việt Nam XK gần 3 triệu USD cá tra sang Thái Lan, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến ngày 15/3/2024, lũy kế XK cá tra sang thị trường này tăng 1% và đạt gần 13 triệu USD.

Sẽ thí điểm cách tính tiền điện mới?

Chi phí về cung ứng điện cho các khu công nghiệp thường cao hơn. (Ảnh: EVN).
(PLVN) -  Theo cách tính tiền mới được gọi là giá điện 2 thành phần thì ngoài phần phải chi trả cho giá điện sử dụng hàng tháng, khách hàng phải trả thêm giá công suất - tương tự như tiền thuê bao mà các mạng viễn thông vẫn đang áp dụng. Giá điện 2 thành phần được tính ra sao?

Giá xăng sẽ tăng tiếp vào chiều nay?

Giá xăng dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay (Ảnh minh họa).
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng.Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng lần thứ tư liên tiếp vào chiều nay, đưa mức giá lên trên 25.000 đồng/lít.

Giá dầu giảm phiên đầu tuần

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Mở đầu phiên giao dịch sáng nay, 8/4, giá dầu thô thế giới quay đầu giảm, sau khi tăng mạnh vào tuần qua. Hiện giá dầu Brent giảm còn 90,23 USD/thùng, dầu WTI giảm về mức 86 USD/thùng.

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng

Thương mại điện tử Cà Mau thăng hạng
(PLVN) - Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam ghi nhận và đánh giá, thương mại điện tử tỉnh Cà Mau đã và đang có những bước phát triển. Năm 2023, thương mại điện tử (TMĐT) Cà Mau xếp hạng 40/63 tỉnh, thành, tăng 7 bậc so với năm trước đó...

Giá xăng trong nước có thể tăng lần thứ 3 liên tiếp vào chiều nay

Giá xăng có thể tăng vào chiều nay. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Sáng nay, giá dầu thô thế giới tiếp tục tăng cao. Giá xăng trong nước cũng được dự báo tăng vào chiều nay, nếu cơ quan điều hành không chi Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) thì giá xăng trong nước có thể tăng từ 190-300 đồng/lít. Còn giá dầu diesel có khả năng tăng 310 đồng/lít.