Giới trẻ đến với di tích lịch sử để tìm thấy chính mình

Nhiều bạn trẻ chọn Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP Hồ Chí Minh) làm điểm tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, sự hy sinh của cha ông.
Nhiều bạn trẻ chọn Bảo tàng Chứng tích chiến tranh (TP Hồ Chí Minh) làm điểm tham quan, tìm hiểu về lịch sử dân tộc, sự hy sinh của cha ông.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước, tìm thấy chính mình.

Những hành trình “chữa lành” bằng lòng yêu nước

Những ngày tháng 5 này, những chuyến xe, chuyến bay về Điện Biên Phủ tăng lên đột biến. Trong số những du khách đổ về Điện Biên Phủ để tham quan, có không ít bạn trẻ. Hành trình về Điện Biên Phủ, với họ như một hành trình “về nguồn”, một cuộc “hành hương”, tìm về chốn xưa, nơi cha, ông đã đổ xương máu, làm nên chiến thắng oanh liệt, góp phần cho ngày giải phóng, có được độc lập dân tộc hôm nay. Đặc biệt là khi năm nay, TP Điện Biên diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Hai bạn trẻ Trần Anh Quân (27 tuổi) và Phạm Thị Phương Thảo (25 tuổi), cùng sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh đã thực hiện chuyến đi đến Điện Biên Phủ hồi đầu tháng 5 vừa qua, đây cũng là chuyến ra Bắc đầu tiên của họ. Anh Quân chia sẻ, hai bạn đã thuê xe máy đi khắp thành phố, đến các di tích lịch sử nổi tiếng như Nghĩa trang Liệt sĩ Điện Biên Phủ, Hầm chỉ huy của Tướng De Castries, Đồi A1, Đồi D1, Đồi Him Lam, Đồi Độc Lập, Cầu Mường Thanh, Bảo tàng Điện Biên Phủ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ...

Theo Anh Quân, hình ảnh khiến đôi bạn trẻ xúc động nhất là cảnh các cô chú cựu chiến binh đến với Điện Biên Phủ, đứng lặng trước các di tích, thắp nhang cho các đồng đội của mình tại nghĩa trang. Hai bạn còn có mặt tại sân vận động TP Điện Biên để chứng kiến lễ diễu binh, diễu hành. “Chúng mình đã trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc, từ trầm lắng, xúc động cho đến choáng ngợp và niềm tự hào mãnh liệt trong tim. Đứng giữa quảng trường, ngợp trong cờ đỏ sao vàng, chúng mình thấy được sinh ra tại Việt Nam là một điều may mắn, thấy càng thêm yêu quê hương, đất nước mình”, anh Quân chia sẻ.

Thời điểm tháng 5, nhiều người trẻ nổi tiếng cũng có mặt tại Điện Biên Phủ, hòa vào dòng người mừng kỉ niệm chiến thắng. Nữ ca sĩ Hòa Minzy đưa ông nội tới Điện Biên để tham dự Lễ kỷ niệm. Ông nội của nữ ca sĩ là cựu chiến binh. Hòa Minzy rất xúc động khi được cùng ông trực tiếp theo dõi buổi lễ. Cô chia sẻ trên trang cá nhân của mình: “Ngàn đời nhớ ơn công lao của các anh hùng dân tộc. Thật vui khi được đưa ông lên đến Điện Biên trong ngày trọng đại của cả nước”.

Cũng có mặt tại Điện Biên Phủ vào thời điểm hàng triệu người hướng tới ngày kỷ niệm chiến thắng lớn trong lịch sử dân tộc, Hoa hậu H’Hen Niê đã viếng Đền thờ liệt sĩ tại Chiến trường Điện Biên Phủ, thăm đồi A1, Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ... Hoa hậu H’Hen Niê chia sẻ với truyền thông: “Tôi đã được đến với Điện Biên trong những ngày tháng hào hùng của dân tộc - kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được lắng nghe những câu chuyện về các anh hùng, chiến sĩ Điện Biên Phủ, tôi thật sự rất xúc động! Tôi biết ơn sự hy sinh của cha anh đi trước. Là thế hệ thừa hưởng thành quả hòa bình, tôi sẽ không ngừng cống hiến, góp phần xây dựng đất nước. Tôi yêu đất nước tôi!”.

Hoa hậu H’Hen Niê có mặt tại Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng hào hùng của dân tộc. (Ảnh: NVCC)

Hoa hậu H’Hen Niê có mặt tại Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng hào hùng của dân tộc. (Ảnh: NVCC)

Những hình ảnh Hoa hậu trong chiếc áo dài truyền thống hay trang phục vùng cao, có mặt tại những di tích lịch sử Điện Biên, hòa vào dòng người mừng kỉ niệm chiến thắng, cầm trên tay lá cờ đỏ sao vàng... đã khiến nhiều bạn trẻ xúc động, qua đó lan tỏa tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc đến đông đảo người trẻ khác.

Thời gian qua, thay vì đến những điểm “sống ảo” nổi tiếng, du lịch hưởng thụ ở các thắng cảnh đẹp, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước. Những buổi xem lễ thượng cờ, hạ cờ tại quảng trường Ba Đình đầy ắp thanh niên, các di tích như Đền Hùng, Nhà tù Hỏa Lò, Dinh Độc Lập, Địa đạo Củ Chi... bỗng trở thành điểm đến yêu thích, điểm “check in” đầy tự hào của giới trẻ yêu nước.

Đi để hiểu và yêu hơn đất nước mình

Quang Minh (28 tuổi), làm công việc văn phòng tại TP Hồ Chí Minh và có đam mê đi phượt. Bạn trẻ này là admin một nhóm phượt có số thành viên hàng trăm người. Mỗi tháng, Quang Minh sẽ trích lại một số tiền nhỏ dành dụm, rồi vài ba tháng sẽ thực hiện một chuyến “phượt” đến những vùng miền có cảnh đẹp nổi tiếng của đất nước. Quang Minh đã cùng nhóm phượt thực hiện nhiều chuyến đi đến Mũi Cà Mau, Ghềnh Đá Đĩa, Vịnh Vĩnh Hy, đảo Phú Quý, leo núi Bà Đen... Từ năm ngoái, nhóm phượt của Quang Minh đã “chuyển hướng”, họ rủ nhau thực hiện những hành trình phượt đến các di tích lịch sử của dân tộc với mục đích vừa tham quan, vừa tìm hiểu lịch sử đất nước.

Từ năm ngoái đến nay, nhóm đã thực hiện được nhiều chuyến đi từ gần đến xa, như địa đạo Củ Chi, Chiến khu Rừng Sác Cần Giờ, Cứ địa U Minh. Đợt 30/4 vừa qua, họ đã “phượt” qua đường mòn Trường Sơn. Minh Quân cho biết, thực tế, các di tích lịch sử đều có cảnh quan rất đẹp, nhưng quan trọng là thông qua những chuyến đi ấy, các thành viên của nhóm có được những bài học lịch sử hay, sống động, làm giàu thêm vốn kiến thức lịch sử, hiểu thêm về sự hy sinh của cha ông và trau dồi lòng yêu nước.

Những năm qua, Nhà tù Hỏa Lò, một di tích nghe có vẻ khá... xa lạ với người trẻ tuổi, bỗng được người trẻ rất yêu thích. Năm 2023, theo thống kê của Di tích Nhà tù Hỏa Lò, đơn vị đã đón tiếp hơn 600 nghìn lượt khách với doanh thu đạt hơn 14 tỷ đồng. Đó là một con số đáng ngạc nhiên đối với một di tích lịch sử. Tuy nhiên, nếu nhìn vào lượng tương tác trên trang Fanpage của di tích, nhìn vào những chia sẻ của hàng loạt bạn trẻ đối với các thông tin của di tích, có thể thấy được “sức hút” của di tích lớn thế nào. Những năm qua, di tích Nhà tù Hỏa Lò cũng đã có rất nhiều đổi mới, sáng tạo, xây dựng các chương trình du lịch trải nghiệm, sử dụng các nền tảng mạng xã hội để truyền thông, tổ chức các hoạt cảnh sinh động tái hiện tinh thần bất khuất của các chiến sĩ cách mạng trong ngục tù… cộng với sự thay đổi tư duy của một bộ phận giới trẻ để có được con số tham quan đáng mơ ước này.

Đặc biệt, những năm gần đây, giới trẻ cũng quan tâm nhiều hơn đến hoạt động tham quan các bảo tàng về lịch sử. Như Bảo tàng Chứng tích chiến tranh tại TP Hồ Chí Minh đã trở thành một điểm đến, tham quan yêu thích của người trẻ, là lựa chọn hàng đầu của người trẻ tuổi trong kế hoạch tham quan tại TP Hồ Chí Minh, với 500.000 lượt khách tham quan mỗi năm. Địa đạo Củ Chi những năm gần đây cũng trở thành điểm đến yêu thích của giới trẻ Thành phố và nhiều địa phương lân cận. Năm 2023, Địa đạo đón trên 1 triệu lượt khách tham quan, trong đó hơn 60% lượng khách là nội địa, có không ít trong số đó là những người trẻ tuổi.

Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực, thế giới thì liên tục đổi thay, mạng xã hội chiếm lĩnh, thế hệ trẻ, một thế hệ nhạy cảm, dễ đổ vỡ, dễ mất mát đôi khi không tránh khỏi đánh mất bản thân, hoang mang về nguồn cội... Có lẽ, bởi những tâm thế ấy, người trẻ ngày nay lại càng nảy sinh nhu cầu tìm đến những không gian, nơi mà họ có thể dừng lại, suy ngẫm và tìm kiếm điều gì đó vĩnh cửu, bất biến, điều gì đó thiêng liêng, bồi đắp tâm hồn, neo giữ họ với cuộc đời, với nguồn cội. Họ chọn tìm đến với di tích lịch sử là vì thế.

Tham quan các di tích lịch sử không chỉ là một hoạt động du lịch đơn thuần, với những người trẻ tuổi, đây là một cuộc hành trình tìm kiếm bản nguyên, một hành trình về quê hương, về lịch sử và về bản thân. Khi đứng trước những tượng đài, những di tích mang xương máu cha ông, người trẻ không chỉ nhìn thấy quá khứ, thấy lịch sử của một dân tộc, mà còn là thấu hiểu hơn câu chuyện của tiền nhân, cảm nhận được sự hiện diện của những linh hồn anh dũng, những câu chuyện, những giá trị để lại cho thế hệ hôm nay và còn tiếp nối đến mai sau. Những chuyến đi như thế cũng là đi, để “chữa lành”, để tìm thấy chính mình.

Đọc thêm

Ghi nhận 1 ca tử vong, TP HCM cảnh báo dịch sốt xuất huyết

Ảnh minh họa
(PLVN) - Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết tại TP HCM giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên từ tuần 37 đến nay số ca mắc có xu hướng tăng liên tục hàng tuần và đã có 1 trường hợp tử vong. Ngành y tế TP HCM cảnh báo nguy cơ ca bệnh sốt xuất huyết vẫn sẽ tiếp tục tăng.

'Vẽ' cờ Tổ quốc từ những tấm giấy đỏ đặc biệt

Lá cờ Tổ quốc hình thành từ quá trình tích cực tham gia hoạt động hiến máu nhân đạo gần 20 năm qua của Thiếu tá Phạm Văn Hiếu. (Ảnh: Văn Hiếu)
(PLVN) - Không cần dùng đến bút vẽ hay màu vẽ, nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào hiến máu tình nguyện đã tạo nên bức tranh lá cờ Tổ quốc đỏ tươi, lấp lánh từ chính những tấm giấy chứng nhận hiến máu của mình. Những lá cờ được tạo thành từ những tấm giấy đỏ đặc biệt không chỉ mang ý nghĩa thiêng liêng mà còn lan tỏa thông điệp sâu sắc về tinh thần đoàn kết và trách nhiệm với cộng đồng.

Thực hiện bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số

Buổi truyền thông về bình đẳng giới góp phần thực hiện hiệu quả Dự án 8 tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, Hà Giang. (Ảnh: Hội LHPN tỉnh Hà Giang)
(PLVN) - Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo, thúc đẩy bình đẳng giới, bảo vệ quyền và tăng cường vai trò đóng góp của phụ nữ trong mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác bình đẳng giới, nổi bật trong số đó là việc thúc đẩy bình đẳng giới trong đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

'Yêu mới ghen' hay bạo lực giới - góc nhìn từ cơ quan giám định pháp y

Hình minh họa
(PLVN) - Nhiều người vẫn quan niệm “yêu mới ghen” để từ đó dẫn đến các hành động sai lầm trong ứng xử, thậm chí là vi phạm pháp luật vì “cuồng yêu, cuồng ghen”. Nhân Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024, nhiều câu chuyện “tận mục sở thị” ở Trung tâm Pháp y Hà Nội đã để lại những vấn đề đáng để suy ngẫm…

Vì sao cứ phải 'trai xanh, gái hồng'?

 Ảnh minh họa. (Nguồn: Afamily)
(PLVN) - Xã hội chúng ta vẫn đã và đang mặc định rằng, màu hồng (hay những màu sắc rực rỡ) là dành cho con gái, còn màu xanh (hay những gam màu lạnh) là dành cho con trai. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, việc xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi không chỉ giúp trẻ phát triển cân bằng mà còn đóng góp vào việc thay đổi nhận thức xã hội về vai trò giới tính, từ đó thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống. Hiện nay, nhiều quốc gia và doanh nghiệp đang nỗ lực xóa bỏ định kiến giới trong màu sắc quần áo, đồ chơi trẻ em.

Trở thành một phụ nữ đúng nghĩa

Ảnh minh họa. (Nguồn: TCNDN)
(PLVN) - Trong xã hội Việt Nam hiện nay dường như đã có sự chia phe của hai kiểu mẫu phụ nữ: kiểu mẫu “người mẹ” và kiểu mẫu “người tình”. Hai phe này thậm chí còn luôn chê trách, dè bỉu lối sống của nhau. Cách phân chia như vậy hình thành từ rất lâu đời, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở trên thế giới. Việc phân chia này là không tự nhiên và đến từ sự phân công lao động trong xã hội phụ hệ.

Pháp luật - Nền tảng thúc đẩy văn hóa bình đẳng giới

Các chính sách và chương trình như Đề án 1898 đã giúp nâng cao vai trò và vị thế của phụ nữ dân tộc thiểu số trong các lĩnh vực xã hội. (Ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) - Bình đẳng giới là một trong những mục tiêu quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tại Việt Nam, pháp luật đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng văn hóa ứng xử về bình đẳng giới, hướng tới thu hẹp và xóa bỏ khoảng cách giới trong xã hội.

Văn hóa ứng xử trong bối cảnh chuyển đổi số: Làm gì để khoảng cách giới không bị nới rộng?

Phụ nữ đang đối mặt với nguy cơ cao hơn về bạo lực giới trong môi trường số. (Ảnh trong bài: AI)
(PLVN) - Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ đang mở ra những cơ hội to lớn để thúc đẩy bình đẳng giới, đồng thời cũng mang lại những thách thức nhất định, trong đó có nguy cơ mở rộng khoảng cách giới nếu không có những giải pháp phù hợp. Trong bối cảnh này, văn hóa ứng xử giữ vai trò quan trọng, không chỉ giúp thu hẹp khoảng cách giới mà còn tạo nên một môi trường số an toàn, công bằng và văn minh hơn.

Bất bình đẳng giới 'ẩn' trong tiềm thức

Gia đình Tiktok Pam yêu ơi được tuyên dương tại Chương trình Gia đình trẻ hạnh phúc 2024. (Ảnh: Đ.H)
(PLVN) - Ở Việt Nam, phụ nữ có hai ngày để được tôn vinh, chưa kể các ngày Lễ Tình yêu, Noel…, tới mức nhiều người có cảm giác xa lạ với định kiến giới. Thế nhưng, bất bình đẳng giới dường như vẫn ẩn sâu trong tiềm thức, văn hóa của người Việt, rằng “đàn ông nông nổi giếng khơi, đàn bà sâu sắc như cơi đựng trầu”…

Văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn chưa được coi trọng

Áp lực cuộc sống khiến một số phụ nữ bị trầm cảm. (Ảnh: Hồng Ngọc)
(PLVN) - Cuộc sống hiện đại với những khía cạnh của văn hóa ứng xử bình đẳng giới vẫn không được coi trọng từ công việc, mối quan hệ trong gia đình, xã hội, thậm chí ngay trong chính bản thân mỗi người. Những cú sốc, sự thất bại hoặc môi trường tâm lý không thuận lợi khiến nhiều phụ nữ chịu tác động của những sang chấn tâm lý gây trầm cảm.

Khi bình đẳng giới là một tiêu chí văn hóa

Tọa đàm và giới thiệu sách Bình đẳng giới tại nơi làm việc. (Nguồn: NXBPN)
(PLVN) - Trong cuộc sống đời thường, văn hóa thường được dùng với nghĩa một đánh giá tổng hòa về trình độ học thức, lối sống, hành xử của một cá nhân như trong các cụm từ thường gặp: “người có văn hóa”; “hành xử có văn hóa”… Từ đó có thể nhận định, đề cao sự bình đẳng giới trong ứng xử cũng là một phần của văn hóa ứng xử hướng tới sự chuyên nghiệp, văn minh và có tính nhân văn cao giữa cá nhân với cá nhân cũng như trong cộng đồng, xã hội.

Ngành giáo dục việt nam: Mang tinh thần của một dân tộc, càng áp lực càng nỗ lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện, động viên các thầy cô giáo. (Ảnh: MOET)
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng thì giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu. Sự nghiệp giáo dục nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, để giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á vào năm 2030 và đạt trình độ tiên tiến của thế giới vào năm 2045.