Giới trẻ chung tay vì Tết 'xanh'

Các bạn trẻ với dự án Green Life. (Ảnh: Báo TNMT)
Các bạn trẻ với dự án Green Life. (Ảnh: Báo TNMT)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Vài năm trở lại đây, sống xanh trở thành xu hướng được nhiều người trẻ lựa chọn để phát triển tương lai bền vững cho chính mình và xã hội. Tết “xanh” cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Tiêu dùng “xanh” trong mùa Tết

Dịp năm mới vừa qua, xu hướng tiêu dùng bền vững cho một mùa Tết “xanh” được nhiều bạn trẻ lựa chọn, từ những điều đơn giản như hạn chế mua sắm lãng phí, hạn chế sử dụng bao nilon, ưu tiên sử dụng những sản phẩm tái chế, những sản phẩm được làm từ chất liệu thân thiện với môi trường,…

H.Minh (26 tuổi, Hà Nội) cho biết, Tết năm nay hầu như anh không mua sắm gì cho bản thân nhằm thực hiện xu hướng Tết “xanh”. “Mọi năm cứ gần đến Tết là tôi sắm sửa nhiều quần áo, tuy nhiên dịp Tết vừa qua tôi ưu tiên mặc lại đồ cũ. Dù những món đồ cũ đã mặc nhiều lần nhưng chỉ cần thay đổi cách phối đi một chút là đã ra được một bộ đồ mới. Với cách này tôi vừa tiết kiệm được kha khá tiền mà quan trọng nhất là bảo vệ môi trường, hướng tới Tết xanh”.

Hoà chung cùng nhịp sống Tết “xanh”, H.Chung (28 tuổi, Ninh Bình) đã hạn chế sử dụng túi nilon vào dịp Tết vừa qua. “Tết nhà ai cũng sắm sửa đủ thứ, đi kèm với đó là vô vàn những chiếc túi nilon dùng một lần, tuy tiện dụng nhưng gây ô nhiễm lớn. Hình ảnh những chiếc túi nilon xuất hiện khắp chợ dân sinh, siêu thị khiến mình rất lo ngại. Vì thế, lúc đi mua sắm Tết, mình đã sắm cho cả nhà mỗi người một chiếc túi vải thay vì túi nilon, đi chợ thì mang sẵn hộp từ nhà để đựng thực phẩm sống hay từ chối lấy túi nilon đựng,… để giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường”.

Tết là dịp mua sắm lớn bậc nhất trong năm khi nhu cầu tiêu dùng gia tăng với mọi gia đình. Xu hướng tiêu dùng xanh trong mùa Tết không chỉ giúp thị trường giảm thiểu một lượng lớn rác thải, mà còn giúp người tiêu dùng định hình thói quen bảo vệ môi trường sống.

Tái chế sản phẩm hậu Tết

Những hoạt động của Tết “xanh” không quá khác biệt với lối sống bền vững thông thường của giới trẻ, ngoài một số sản phẩm gắn với dịp Tết cổ truyền như bao lì xì. Mỗi năm rất nhiều bao lì xì được sử dụng, sau đó đều bị bỏ đi một cách lãng phí.

Hướng tới tiêu dùng xanh, nhóm bạn trẻ của dự án Green Life sáng tạo ra những chiếc bao lì xì độc đáo thông qua tái chế từ những tờ lịch cũ. Dịp Tết vừa qua, Green Life tái chế lịch thành bao lì xì; các chai lọ nhựa, thủy tinh tái chế thành những món đồ trang trí trong nhà hoặc có thể sáng tạo ra những túi xách, tạp dề từ quần áo cũ... Các hoạt động nhằm mong muốn người dân có những ý tưởng tạo ra sản phẩm từ rác và những thứ bỏ đi để nó có một đời sống mới.

Bao lì xì được tái chế từ những quyển lịch cũ. (Ảnh: nguoiduatin.vn)

Bao lì xì được tái chế từ những quyển lịch cũ. (Ảnh: nguoiduatin.vn)

Thời điểm hiện tại dù đã qua những ngày Tết nhưng dư âm Tết vẫn còn khi những bao lì xì, hộp bánh kẹo, thực phẩm vẫn còn. Để sống xanh từ ngày Tết đến ngày thường, nhiều bạn trẻ không vứt tất cả những thứ không dùng vào thùng rác, gây gánh nặng cho môi trường sống mà lựa chọn tái chế chúng thành những món đồ hữu dụng, biến tấu đồ ăn thừa thành những món ăn khoái khẩu cho cả gia đình…

Khái niệm sống “xanh” đã thực sự đi vào cuộc sống và lan toả mạnh mẽ trong giới trẻ. Không cần đến những hoạt động “đao to búa lớn”, việc thay đổi những thói quen nhỏ nhất trong cuộc sống cũng có thể giúp chúng ta bảo vệ môi trường. Không chỉ Tết “xanh” mà lối sống “xanh” cần được lan tỏa tới mọi người, được thực hiện mỗi ngày vì lợi ích chung của cộng đồng.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn

Đắk Nông 'quay quắt' trong nắng hạn
(PLVN) - Tình trạng nắng nóng kéo dài, hạn hán tại Đắk Nông ngày càng khốc liệt khiến hàng chục hồ, đập chứa nước trên địa bàn cạn kiệt nguồn nước. Trước tình trạng trên, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Nông đề nghị Trung ương hỗ trợ hơn 1.900 tỷ đồng để nâng cấp, sửa chữa và đầu tư các công trình thủy lợi mới.

Hình thành khu đô thị phát thải thấp - cần tìm giải pháp đột phá

Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) có nhiều thuận lợi để triển khai thí điểm vùng phát thải thấp. (Ảnh: Phạm Hùng)
(PLVN) - Trong nỗ lực cải thiện chất lượng không khí và thúc đẩy phát triển bền vững, các đô thị như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hình thành các khu vực phát thải thấp. Những vùng này được thiết kế nhằm hạn chế sự lưu thông của các phương tiện phát thải cao và tạo điều kiện cho giao thông xanh phát triển. Dù vậy, để các chính sách đi vào thực tiễn hiệu quả, cần có những giải pháp tổng thể và đột phá hơn.

Thầy thuốc đông y trên hành trình bảo vệ động vật hoang dã

Đại biểu tham dự hội thảo “Y học cổ truyền và bảo tồn động vật hoang dã - Hướng đi từ Dược liệu thay thế”. (Nguồn: Choice)
(PLVN) - Từ lâu, các thành phần từ động vật hoang dã đã được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền (YHCT) để điều trị bệnh. Tuy nhiên, việc này đã và đang góp phần đẩy nhiều loài động vật hoang dã đến bờ vực tuyệt chủng, đặc biệt là khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng gia tăng. Do đó, việc tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp thay thế bền vững trong YHCT trở nên vô cùng cấp thiết. Và hơn ai hết, vai trò của các nhà khoa học, bác sĩ đông y, các công ty dược phẩm, lương y và người hành nghề YHCT rất quan trọng.

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025

Chung tay dọn rác bãi biển nhân Ngày Trái đất 2025
(PLVN) - Ngày 19/4, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên Gaia tổ chức chương trình "Làm sạch Trái Đất", hưởng ứng Ngày Trái Đất (22/4) 2025, nhằm thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường. Chương trình khởi xướng tại biển Phước Hải (TP Vũng Tàu)...