Giới trẻ cảm thông với “người tài lạc vận”

 Sau khi được đăng tải, bài báo “Bài học cay đắng của cử nhân hai bằng đỏ đi... bán trà đá” ( Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 28/6) kể về câu chuyện một nữ cử nhân sở hữu hai tấm bằng đỏ (bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi) nhưng đành cay đắng “giấu kín” chúng trong tủ để đi bán trà đá mưu sinh đã trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người.

Sau khi được đăng tải, bài báo “Bài học cay đắng của cử nhân hai bằng đỏ đi... bán trà đá” ( Báo Pháp luật Việt Nam số ra ngày 28/6) kể về câu chuyện một nữ cử nhân sở hữu hai tấm bằng đỏ (bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi) nhưng đành cay đắng “giấu kín” chúng trong tủ để đi bán trà đá mưu sinh đã trở thành chủ đề thu hút được sự quan tâm của rất nhiều người.

Đằng sau chuyện buồn của Phương T là nỗi âu lo “vàng - thau lẫn lộn” trong những tấm bằng, chứng chỉ được cấp ra
Đằng sau chuyện buồn của Phương T là nỗi âu lo “vàng - thau lẫn lộn” trong những tấm bằng, chứng chỉ được cấp ra

Giấu “của quý” vào tủ để đi bán trà đá

Đó là Phương T (23 tuổi, quê ở một tỉnh phía Bắc), chủ nhân của hai tấm bằng đỏ chuyên ngành Kế toán và chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Cô từng hồ hởi đi kiếm việc với niềm tin hai “lá bùa hộ mệnh” này sẽ giúp mình mau chóng tìm được một công việc xứng đáng và phù hợp.

Thế nhưng, hết ngân hàng này đến cơ quan khác, hồ sơ xin việc của cô đều bị loại một cách khó hiểu. May mắn lắm, cô Phương T mới được một ngân hàng nhận vào, song cũng chẳng bao lâu thì cô phải ngậm ngùi rời bỏ cơ quan này vì công việc cô được phân công hoàn toàn không phù hợp với bản thân.

Những kiến thức học được trên giảng đường đại học hầu như không mấy khi cô được dịp đụng đến, thay vào đó là những nhiệm vụ hoàn toàn xa lạ với sở trường và khả năng của bản thân. Cô quyết định tạm thời “giấu” hai niềm tự hào của mình vào góc tủ và mở một quán trà đá để mưu sinh, có thời gian suy nghĩ về quãng thời gian đi tìm việc của mình và cay đắng nhận ra: Bằng cấp chưa phải là “tay vịn” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà tiền và mối quan hệ mới chính là chỗ dựa để có thể mở các cánh cửa và sở hữu những chiếc ghế êm ái. “Vũ khí” lợi hại nhất mà các tân cử nhân đi xin việc là các kỹ năng “mềm” như khả năng giao tiếp, trình bày trước đám đông... thì lại hoàn toàn không được trang bị trong thời gian còn ngồi trên ghế giảng đường.

Cư dân mạng cảm thông

Câu chuyện của T đã nhận được ý kiến bình luận sôi nổi của độc giả, trong đó phần lớn là các bạn trẻ đã hoặc đang là sinh viên. Khen có, chê có, xót xa cho con đường lập nghiệp long đong của nữ cử nhân này cũng có. Song, tựu chung lại vẫn là sự thông cảm, sẻ chia với bi kịch của cô. Trên internet, hàng chục nghìn bạn trẻ đã đăng đàn để cùng nhau bàn luận, mổ xẻ về nguyên nhân thất bại của Phương T bằng thái độ nghiêm túc và sự cảm thông chân thành.

Trên diễn đàn vozforums..., một bạn trẻ có nick name “meo.babi” chia sẻ: “Ở Việt Nam thì làm ít có nghề nào giống lúc đi học hết, giống rất ít”. Một bạn trẻ khác lại gợi ý rằng, với hai tấm bằng đỏ trong tay, tại sao T không cố gắng xin được giữ làm giảng viên tại trường hoặc xin vào một viện nghiên cứu nào đó để làm vì chỉ có nơi đó, tấm bằng giỏi cùng những lí thuyết sách vở mà Phương T đã “nằm lòng” mới có điều kiện được sử dụng tới và sử dụng tối đa.

Thậm chí, một bạn trẻ có nick name “n00bk8b” còn dẫn chứng thêm một trường hợp nữa về một nữ cử nhân của một trường đại học tại Thái Nguyên sau khi tốt nghiệp cũng không xin được việc buộc phải mở quán bán trà đá tại quảng trường 20/8 Thái Nguyên... Trong những ý kiến phản hồi về trường hợp của T, không ít bạn trẻ không ngần ngại nói ra cái lí do cay nghiệt dẫn tới thất bại trên con đường xin việc không chỉ của T mà còn của rất nhiều tân cử nhân khác đó là vốn kiến thức mà sinh viên học được trên giảng đường đại học toàn là những lí thuyết sách vở, hoàn toàn không có “đất dụng võ” khi đi xin việc và làm việc.

Cần đổi mới mô hình đào tạo bậc đại học

Chúng tôi đem kể về trường hợp của T cùng những lời chia sẻ, bàn luận của các bạn trẻ trên diễn đàn điện tử với bà Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII. Bà An cho biết, vấn đề sinh viên ra trường thiếu kĩ năng “mềm” dẫn tới việc gặp khó khăn trong khi xin việc cũng là trăn trở lâu nay trong ngành giáo dục.

Theo bà An, việc hệ thống đào tạo đại học ở nước ta hiện nay quá nặng vấn đề lí thuyết mà thiếu trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế, đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, thực hành đã làm cản trở đi rất nhiều khả năng cạnh tranh cũng như thích ứng với môi trường làm việc ngoài nhà trường. Trên thực tế thì phần lớn sinh viên sau khi ra trường và bước vào làm việc tại các cơ quan, doanh nghiệp đều rất ít sử dụng đến những kiến thức được học.

Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc không ít sinh viên tốt nghiệp loại ưu nhưng vẫn khó xin được một việc làm tương xứng với tấm bằng của họ. “Vấn đề đổi mới mô hình đào tạo bậc đại học, nhất là thay đổi cách học máy móc, thiên về lí thuyết mà thay vào đó là những kiến thức thực tế, kĩ năng thực hành cho sinh viên là điều trăn trở lâu nay trong những người ngành giáo dục. Tuy nhiên, để làm được điều đó cần một lộ trình dài chứ không thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều được” - bà An chi sẻ.

Cũng liên quan đến câu chuyện, bà An còn đặt ra một khía cạnh khác cũng rất đáng được lưu tâm trong ngành giáo dục hiện nay là chất lượng của những tấm bằng được cấp ra có thật sự tương xứng với khả năng thực tế của chủ sở hữu nó hay không? Theo bà An, thời gian gần đây, rất nhiều trường hợp người có bằng loại ưu (giỏi) nhưng kiến thức lại không hề đi đôi với giá trị của nó; rồi những trường hợp cán bộ mua bằng, “chạy” bằng, làm bằng giả bị phanh phui trong thời gian qua cũng đã gióng lên tiếng chuông báo động về chất lượng “vàng - thau lẫn lộn” trong những tấm bằng, chứng chỉ được cấp ra.

Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng: “Trong cơ chế xã hội hóa giáo dục như hiện nay, việc cấp bằng ồ ạt, đại trà cũng cần hết sức lưu tâm đến quy trình cấp bằng và giá trị thực tế của những tấm bằng được cấp ra. Đó cũng là điều nhức nhối mà ngành giáo dục đang trăn trở, tìm phương pháp giải quyết trong thời gian này”.

Nhóm phóng viên

Đọc thêm

Kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu tại Bộ đội Biên phòng Bà Rịa - Vũng Tàu

Trung tướng Nguyễn Doãn Anh kết luận kiểm tra. (Ảnh: Tiến Dũng).
(PLVN) - Trong hai ngày 17 và 18/4, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam đã dẫn đầu đoàn công tác kiểm tra công tác sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng tham gia đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh BĐBP.

Sức sống mãnh liệt của đường Trường Sơn huyền thoại

Các chiến sĩ Trung đoàn 70, đơn vị đầu tiên của bộ đội Trường Sơn, thồ hàng trên tuyến Tây Trường Sơn vào tháng 9/1961. (Ảnh tư liệu).
(PLVN) - Triển lãm “Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại” giới thiệu khoảng 100 tài liệu, hình ảnh, mang nội dung cô đọng nhất về sự ra đời của “tuyến lửa” đường Trường Sơn, sức sống mãnh liệt của con đường qua bom đạn chiến tranh, trở thành một kỳ tích về sức mạnh chiến đấu, chiến thắng, một thành công xuất sắc trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, một huyền thoại trong lịch sử giữ nước của dân tộc.

Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính với các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín tiêu biểu. (Ảnh: TTXVN).
(PLVN) - Đẩy mạnh việc quốc tế hóa giá trị bản sắc văn hóa dân tộc ra thế giới và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới vào với Việt Nam. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi phát biểu tại buổi gặp mặt già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, nhân “Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam” năm 2024, diễn ra chiều 19/4.

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng

Bãi nhiệm tư cách đại biểu HĐND với cựu Bí thư, Chủ tịch Lâm Đồng
(PLVN) - Sáng 19/4, kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh Lâm Đồng khóa X đã thông qua các Nghị quyết bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Đức Quận, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; bãi nhiệm tư cách Đại biểu HĐND khóa X, bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh nhiệm kỳ 2021- 2026 đối với ông Trần Văn Hiệp.

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Các đại biểu dự buổi tổng duyệt.
(PLVN) - Sáng qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba
(PLVN) - Tối 17/4/2024, tại Khu Di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND Hà Nội đã tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3-2024.

Cải cách thể chế: Đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế - xã hội

Năm 2023 là năm thứ 12 liên tiếp Bộ Nội vụ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, các tỉnh. (Nguồn ảnh: Chinhphu.vn).
(PLVN) - Bộ Tư pháp dẫn đầu bảng chỉ số cải cách hành chính (CCHC) Khối các Bộ, cơ quan ngang Bộ - đây là thông tin được đưa ra tại Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính năm 2023 (PAR INDEX) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương do Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ tổ chức sáng 17/4.

Tổng duyệt diễu binh kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khối Quân kỳ do Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ huy.
(PLVN) - Hôm qua (17/4), tại Trung tâm Huấn luyện quân sự quốc gia 4 (Hà Nội), Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì tổng duyệt diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP).

Hội đồng nhân dân các TP trực thuộc trung ương: Phát huy tốt vai trò giám sát trong thực hiện thí điểm chính quyền đô thị

Quang cảnh một kỳ họp của HĐND TP Hà Nội. (Ảnh laodongthudo.vn)
(PLVN) - Thực hiện thí điểm chính quyền đô thị tại một số TP trực thuộc Trung ương là chủ trương đúng đắn, góp phần khắc phục hạn chế, bất cập trong quản lý, điều hành trước đây, khai thác lợi thế để đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới. Trong điều kiện thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị, HĐND, đại biểu HĐND các địa phương này đã phát huy tốt vai trò giám sát của cơ quan dân cử, bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương đạt hiệu quả, minh bạch và trung thực.

Bộ trưởng Bộ Công an viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82

Đại tướng Tô Lâm dâng hương tưởng niệm, tri ân các anh hùng liệt sĩ. (Ảnh: Dũng Tiến)
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), sáng 17/4, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã dẫn đầu Đoàn công tác đến viếng nghĩa trang liệt sĩ Đồi 82 và dâng hương tại Khu di tích lịch sử Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam.

Dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên: Rà soát để đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống pháp luật

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Ngày 17/4, cho ý kiến về dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát các luật có liên quan để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, trong đó có Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, các luật khác trong lĩnh vực tư pháp.